chỉ có ý nghĩa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ lao động mà còn có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của toàn xã hội, trong đó có những chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ lao động.
Ngoài ra, việc thừa nhận tính sáng tạo trong quá trình giải quyết các tranh chấp lao động của đội ngũ thẩm phán khi pháp luật lao động chưa có quy định cụ thể về vấn đề cần giải quyết là một giải pháp cần tính đến, theo đó giải quyết dứt điểm những tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, sự sang tạo cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định đó là: nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc bảo vệ NLĐ và nguyên tắc bảo vệ lợi ích hợp pháp của NSDLĐ.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật lao động ở nước ta đã và đang từng bước được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh từ thực tiễn quan hệ lao động mang yếu tố thỏa thuận trong nền kinh tế thị trường. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật lao động trong thời gian qua cũng đã được chú trọng. Pháp luật lao động ngày càng phát huy vai trò điều chỉnh của mình trong trong đời sống lao động xã hội, góp phần không nhỏ vào việc hình thành và bình ổn thị trường lao động, thúc đẩy nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, giải phóng sức lao động và lực lượng sản xuất.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng vi phạm pháp luật lao động, trong đó phải kể tới tình trạng vi phạm pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ hoặc NSDLĐ đã và đang làm phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia quan hệ lao động. Việc đơn phương chấm dứt trái pháp luật này có thể do vi phạm căn cứ chấm dứt, thủ tục chấm dứt hoặc những thủ tục khác theo quy định của pháp luật. Nhưng dù là chủ thể nào vi phạm hay vì bất cứ một lý do gì thì việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của chính NLĐ, NSDLĐ, từ đó xâm phạm tời lợi ích của Nhà nước và toàn xã hội.
Giải quyết tình trạng đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không phải là một vấn đề đơn giản, vì thế đòi hỏi sự nỗ lực từ các chủ thể trong quan hệ lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trên cơ sở nghiên cứu về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và hậu quả pháp lý, khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về đơn phuơng chấm dứt HĐLĐ. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải phù hợp với yên cầu của nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 1
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Người Sử Dụng Lao Động Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật
- Trường Hợp Nsdlđ Chấm Dứt Hđlđ Có Căn Cứ Và Thủ Tục Hợp Pháp Nhưng Vi Phạm Điều 39 Bllđ .
- Hoàn Thiện Pháp Luật Về Đơn Phương Chấm Dứt Hđlđ
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 6
Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Công Bảy, “Vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ, lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 03/2007.
2. Nguyễn Hữu Chí, “Chấm dứt hợp đồng lao động”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 9/2002.
3. Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao, Nguyễn Việt Cường (chủ biên), 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình – tóm tắt và bình luận, Nxb. Lao động- xã hội, Hà Nội, 2004.
4. Đào Thị Hằng, “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”, Tạp chí Luật học số 4/2001.
5. Trần Thị Thúy Lâm, Pháp luật về kỉ luật lao động ở Việt Nam – thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007
6. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
7. Từ điển Bách khoa (2002), tập 2, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
8. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Luật đất đai, Luật lao động, Tư pháp quốc tế), Nxb.CAND, Hà Nội, 1999.
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2005.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007).
11. Nghị định của Chính phủ số 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
12. Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
13. Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và đướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
14. Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề.
15. Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
16. Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP về hợp đồng lao động.
17.Tòa án nhân dân tối cao, Tham luận về công tác xét xử các vụ án lao động năm 2005.
18. Tòa án nhân dân tối cao, Tham luận về công tác xét xử các vụ án lao động năm 2006,
19. Tòa án nhân dân tối cao, Tham luận về công tác xét xử các vụ án lao động năm 2007.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT 3
1.1. Khái niệm về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 3
2.1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 10
CHƯƠNG 3: 39
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRÁI PHÁPLUẬT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRÁI PHÁP LUẬT 39
3.1. Hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 39
3.2. Một số biện pháp nhằm hạn chế đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 45
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51