Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

--------------------


NGUYỄN DUY VINH QUANG


ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT

LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

--------------------


NGUYỄN DUY VINH QUANG


ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT

LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC MINH


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn không có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố.


Đà Nẵng, tháng 8 năm 2017

Tác giả


Nguyễn Duy Vinh Quang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 7

1.1. Những vấn đề lý luận về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 7

1.2. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 17

1.3. Lược sử phát triển của pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 20

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 31

2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngcủa người lao động 31

2.2. Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật lao động Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 45

2.3. Thực tiễn về tình hình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và việc giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động 50

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 59

3.1. Vấn đề cấp thiết phải hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 59

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 61

3.3. Một số biện pháp nhằm hạn chế đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người lao động 68

KẾT LUẬN 72


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BLLĐ : Bộ Luật lao động HĐLĐ : Hợp đồng lao động

ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế

NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động QHLĐ : Quan hệ lao động


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định tại Khoản 1, 2, Điều 35 như sau: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”. Bộ Luật lao động 2012 cũng quy định người lao động có quyền “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử” [25, Điểm a, Khoản 1, Điều 5].

Như vậy, người lao động tham gia vào quan hệ lao động có quyền làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào, làm bất cứ công việc gì mà pháp luật không cấm cũng như có quyền lựa chọn nơi làm việc phù hợp với điều kiện sinh sống. Người lao động có quyền chủ động nắm bắt công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe của mình. Khi tham gia vào quan hệ lao động, NLĐ không chỉ được tự cho lựa chọn việc làm mà còn được NSDLĐ cam kết đảm bảo về công việc đã ký kết, về điều kiện làm việc, được tôn trọng danh dự, nhân phẩm… Theo quy định của pháp luật lao động thì quyền được đảm bảo việc làm của NLĐ được thể hiện rõ trong các quy định về trách nhiệm của NSDLĐ.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của NLĐ ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi NLĐ là trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại quốc tế nên họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của quá trình này, họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Trong trường hợp điều kiện lao động không đảm bảo hoặc khi có cơ hội tốt hơn, NLĐ có thể chấm dứt QHLĐ này


để tham gia vào một QHLĐ khác trên cơ sở pháp luật. Đây cũng là quyền của NLĐ được pháp luật lao động ghi nhận tại Điều 37 BLLĐ 2012.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ bên cạnh mặt tích cực, có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, làm thiệt hại đến NSDLĐ, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội cũng như cho chính bản thân NLĐ, đặc biệt là đối với những trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012; trong đó lần sửa đổi năm 2012 là lần sửa đổi cơ bản, toàn diện. Nhìn chung, pháp luật lao động đã góp phần ổn định các QHLĐ trong xã hội, tạo ra một thị trường lao động lành mạnh và ổn định, đã ghi nhận và bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ trong QHLĐ. Tuy nhiên, sau nhiều năm áp dụng, thực thi trên thực tế, trước áp lực của hội nhập thương mại và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm gần gây, pháp luật lao động đã bộc lộ một số vấn đề chưa hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, gây vướng mắc trong quá trình áp dụng. Trong đó, vấn đề về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ cũng còn có nhiều tranh cãi, yêu cầu cần phải được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.

Nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ nói riêng, thông qua thực tiễn để tìm ra những hạn chế của những quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện hơn nữa pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ. Đó chính là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023