quan có thẩm quyền cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề thực tiễn do chưa hiểu rõ, sâu về các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, gây ra nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình áp dụng.
Luận văn đã cố gắng tìm hiểu về bản chất, mục đích, đặc điểm của căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trên cơ sở tìm hiểu mục đích của hôn nhân cũng như quyền sở hữu chung của vợ chồng. Luận văn cũng tìm hiểu về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng ở các nước trên thế giới và quá trình hình thành phát triển các quy định này của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó tìm hiểu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định này để đưa một số đề xuất, khuyến nghị với hai nhóm chính như sau:
Thứ nhất, cần có những sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng như: sửa đổi căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng theo hướng quy định cụ thể các tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng còn những tài sản chung thì sử dụng phương pháp loại trừ để xác định, sửa đổi các quy định về tuổi kết hôn, bổ sung các tiêu chí cụ thể để đánh giá thế nào là lừa dối trong kết hôn, việc có công nhận hay không công nhận quan hệ vợ chồng của hai bên trong trường hợp một bên bị tuyên bố là đã chết nhưng nay lại trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quy định về quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản có được do gắn liền với quyền nhân thân....
Thứ hai, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thực thi, áp dụng các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Trong đó đặc biệt chú trọng là tiếp tục nâng cao, đẩy mạnh chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho các cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng, thực thi các quy định pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng; xây dựng
các cơ sở vật chất, kỹ thuật giúp cho quá trình áp dụng pháp luật như xây dựng cơ sở dữ liệu về tình trạng nhân thân của người dân...
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn cũng không thể không có những điểm còn hạn chế nhất định như: do điều kiện hạn chế, việc nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trên cơ sở của luật thực định, cần có những nghiên cứu sâu, quy mô hơn trên toàn quốc về việc áp dụng các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng v.v....
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Căn Cứ Xác Lập Quyền Sở Hữu Chung Của Vợ Chồng:
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 12
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
* Văn kiện của Đảng.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
* Hiến pháp.
3. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 11 năm 1946)
4. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (được Quốc hội thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959)
5. HIến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980)
6. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992)
* Văn bản quy phạm pháp luật
7. Bộ Luật Dân sự Bắc Kỳ, 1931,
8. Bộ Luật Dân sự của Cộng hoà Pháp (1998), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9. Bộ Luật Dân sự Nhật Bản
10.Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
11. Bộ Luật Dân sự Sài Gòn (1972)
12. Bộ Luật dân sự Trung kỳ (1936)