Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 11

KẾT LUẬN


Trên thực tế, Nhà nước đã tích cực thực hiện chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục và y tế từ khoảng 10 năm trở lại đây. Điều đó cho thấy có sự chuyển biến trong nhận thức của Nhà nước về yêu cầu chia sẻ một số lĩnh vực từng được coi là trách nhiệm „độc quyền‟ của Nhà nước cho các chủ thể ngoài nhà nước, chủ yếu gồm doanh nghiệp tư nhân và cơ sở ngoài công lập. Tuy nhiên, có thể thấy chúng ta chưa có một phương pháp luận toàn diện cho chính sách xã hội hóa. Hệ quả là, ở rất nhiều nơi, xã hội hóa đã biến thành thị trường hóa cao độ; dẫn đến tình trạng cạnh tranh hỗn loạn, thiếu một hệ thống quản lý và quy chuẩn có hiệu quả, chất lượng dịch vụ kém và suy giảm lòng tin của xã hội đối với cả vai trò của Nhà nước cũng như thị trường.

Ở một khía cạnh khác, sự chuyển biến về nhận thức còn được ghi nhận trong cải cách hành chính khu vực công. Nhà nước khuyến khích Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, Tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi thành Doanh nghiệp KH&CN, cởi mở thị trường cung ứng các dịch vụ công cho sự tham gia của khu vực tư nhân, cơ sở ngoài công lập dưới hình thức đấu thầu cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó, cho thấy Nhà nước đã tán đồng với xu hướng áp dụng mô hình kinh doanh, nguyên tắc thị trường cho việc thực hiện các chức năng xã hội của mình. Mặc dù vậy, còn nhiều lĩnh vực chưa được xã hội hóa, hoặc không thể xã hội hóa theo cách cũ (bởi không hấp dẫn khu vực tư nhân về lợi nhuận). Đó là giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế, bị lề hóa trong xã hội; ngoài ra còn rất nhiều vấn đề nan giải khác như hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tái hòa nhập người mãn hạn tù, người nhiễm HIV/AIDs, bảo vệ môi trường sinh thái... Việc triển khai các chính sách chuyển đối một số đơn vị sự nghiệp, tổ chức KH&CN hoạt động theo hình

thức doanh nghiệp, mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ công ích hầu như chưa có tiến bộ đáng kể trong thực tiễn.

Rõ ràng, chỉ dựa vào hai khu vực nhà nước và tư nhân là không đủ để lấp đầy các nhu cầu và giải quyết những vấn đề của xã hội. Đó là chưa kể đến tình trạng khó khăn kinh tế, yêu cầu tái cơ cấu, giảm nợ công, tài khóa thắt chặt hiện nay của Nhà nước, trong khi xu hướng vốn tài trợ cho Việt Nam ngày càng giảm dần. Trong bối cảnh này, chúng ta thấy vai trò của các tổ chức xã hội, phát triển cộng đồng nói chung và đặc biệt sự nổi lên của mô hình DNXH rất phù hợp để có thể bù đắp cho khoảng trống đó.

DNXH là một mô hình hỗn hợp, sử dụng hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu xã hội. Họ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Trên thực tế, các DNXH là những tác nhân thúc đẩy đổi mới, sáng kiến cho xã hội. Họ đi vào những thị trường ngách chưa ai đi, thậm chí sáng tạo nên sản phẩm mới, tạo lập một thị trường mới, hoặc đáp ứng nhu cầu của những nhóm đối tượng thường bị bỏ quên trong xã hội, hay giải quyết những vấn đề xã hội- môi trường nảy sinh trong quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các DNhXH là những doanh nhân có mối quan tâm xã hội cao; đặc biệt họ phải vượt lên rất nhiều khó khăn, trở ngại để có thể duy trì được mô hình DNXH dung hòa giữa các mục tiêu xã hội bền vững và thử thách khắc nghiệt của thị trường.

Có thể nói, đây chính là một phần còn thiếu trong một bức tranh đã có chỗ đứng của các khu vực nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, và các tổ chức NGO. Đồng thời là một đối tác, công cụ hỗ trợ đắc lực cho Nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Mỗi khu vực nói trên có ưu thế riêng và vai trò đặc thù của mình, tuy nhiên, DNXH có thể được xem như một giải pháp hay công cụ để bổ trợ cho những điểm yếu của các khu vực còn lại như

việc phát huy các sáng kiến xã hội, huy động nguồn lực tiềm tàng cả về trí tuệ và vật chất trong dân, tính hiệu quả, bền vững của giải pháp xã hội,...

Đã đến lúc, Nhà nước cần có một sự công nhận chính thức dành cho mô hình DNXH và vai trò của các DNhXH. Các cơ chế, chính sách cần được xây dựng để tạo lập khung khổ pháp lý ổn định cho hoạt động của các DNXH, tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng kiến xã hội được dễ dàng triển khai hơn trong thực tế, khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển mạnh của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 11

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Chính phủ (1996), Nghị định 56/CP ngày 2/10/2996 về doanh nghiệp công ích, Hà Nội.

2. Chính phủ (1998), Nghị định số 71/1998/NĐ-CP về quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.

3. Chính phủ (2003), Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 về quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.

4. Chính phủ (2007), Nghị định 148/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, Hà Nội.

5. Chính phủ (2009), Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về quản lý nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (4).

8. Bùi Ngọc Cường (2008), Giáo trình Luật thương mại, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Bùi Ngọc Cường (2008), Giáo trình Luật thương mại, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Vũ Phương Đông (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Cần một mô hình để phát triển”, Tạp chí Luật học, (9).


11. Lưu Minh Đức (2008), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: thế nào là đủ?”, Thời báo Kinh tế Sài gòn, Vol 45.

12. Lê Thanh Hà (2006), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong vấn đề tiền lương”, Báo lao động xã hội, (290).

13. Bùi Huyền (2015), Bàn thêm về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, tại website: http://moj.gov.vn.

14. Nguyễn Thường Lạng (2011), Tiềm năng phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt nam, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15. Vũ Thị Hòa Như (2015), “Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp xã hội”, Tạp chí luật học, (3).

16. Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã, Hà Nội.

17. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

18. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

19. Quốc hội (2014), Luật Phá sản, Hà Nội.

20. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, Hà Nội.

21. Bảo Sơn (2014), Hướng đi nào cho doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam?, http://petrotimes.vn.

22. Nguyễn Đình Tài (2010), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp, Nxb Kinh tế, Hà Nội.

23. Trần Tiến (2014), Cần khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã hội, http://www.baohaiquan.vn.

24. Phan Thị Thanh Thủy (2015), “Bàn thêm về doanh nghiệp xã hội theo luật doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (6).


25. Thanh Thủy (2015), Luật hóa để doanh nghiệp xã hội phát triển, http://baodientu.chinhphu.vn.

26. Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng, Hội đồng Anh Việt Nam, TT Spark (2011), Báo cáo kết quả khảo sát doanh nghiệp xã hội Việt Nam, Hà Nội.

27. Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng - InvestConsults – MSD (2010),

Cẩm nang pháp lý cho Doanh nhân và Doanh nghiệp xã hội, Hà Nội.

28. Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) (2011), Khái niệm Doanh nghiệp xã hội, tại website http://csip.vn/vi/content/doanh-nghiep-xa-hoi.

29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thương mại, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thương mại, Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

31. Tuệ Văn (2014), Đề xuất miễn thuế để phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội, http://baochinhphu.vn.

32. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh tại Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (2012), Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, chính sách, thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu.


II. Tài liệu tiếng Anh


33. Jonh Elkington, Pamela Hartigan (2008), The power of unreasonable people (Harvard business), Cambrigde Publishing, UK.

34. Jane wei-Skillern, Jamese.Austin Herman Leonard, howard Stevenson (2004) Entrepreneourship in the social sector, British Cousil in UK.


35. McKinsey (2007), Assessing the impact of societal issues: A McKinseyGlobal Survey, www.mckinseyquarterly.com.

36. Philip Kotler and Nancy Lee (2014), Corporate Social Responsibility: Doing the Most Good for Your Company and Your Cause, Wiley Publisher, UK, 2014.

37. Ramon Mullerat, D.B (2011), Corporate Social Responsibility: The Corporate Governance of the 21st Century, Kluwer Law International, USA.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí