Tăng Cường Công Tác Hướng Dẫn Áp Dụng Pháp Luật

phép thuốc tân dược gây nghiện và hướng thần vì họ cho rằng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là thuốc để chữa bệnh, do nhu cầu chữa bệnh mà nhà sản xuất đã điều chế các loại thuốc khác nhau, trong đó có chứa một hàm lượng nhất định chất gây nghiện, chất hướng thần. Nếu người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì bị xử lý theo quy chế quản lý dược hoặc xử lý hành chính; nếu tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn tới mức phải xử phạt hình sự thì xử lý về những tội phạm, nhưng không phải tội phạm về ma túy mà về một số tội khác như: tội kinh doanh trái phép, tội buôn lậu, tội trốn thuế...

Cần phải có điều luật quy định rõ về khái niệm tội phạm về ma túy:

Điều 192a: Tội phạm về ma túy là những hành vi xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước đối với các chất gây nghiện, chất hướng thần và tiền chất trong việc trồng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và các hành vi khác.

Thứ hai, đối với “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” (Điều 194). Theo quy định của BLHS thì đây là điều luật ghép với 4 tội danh khác nhau (tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, mua bán trái phép và chiếm đoạt trái phép chất ma túy). Việc quy định này nhằm giải quyết về mặt hình thức là giảm các điều luật có khung hình phạt cao nhất là tử hình trước xu thế chung của thế giới… Mặc dù vậy, khi áp dụng pháp luật để giải quyết những trường hợp cụ thể trong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn: khi một đối tượng chỉ thực hiện một hoặc hai hành vi quy định trong điều luật thì khởi tố vụ án về định tội danh đầy đủ hay chỉ khởi tố về tội danh theo hành vi mà đối tượng đã thực hiện. Mặt khác, về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, thì hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy không nguy hiểm bằng hành vi mua bán trái

phép chất ma túy. Trong khi đó Điều 194 lại quy định mức hình phạt với các hành vi đó giống nhau và đều có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Việc quy định tội phạm và hình phạt như Điều 194 là chưa khoa học, hợp lý. Theo quan điểm của chúng tôi, đề nghị BLHS nên tách Điều 194 thành 4 Điều luật riêng biệt là: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất ma túy và Tội chiếm đoạt chất ma túy, trong đó chỉ duy trì mức hình phạt tử hình với Tội mua bán trái phép chất ma túy.

Thứ ba, đối với “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán tiền chất dùn g vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” (Điều 195). Tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội đã và đang nảy sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội do quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế làm cơ sở cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bộ luật hình sự hiện hành không coi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép số lượng lớn tiền chất dùng để sản xuất ma túy tổng hợp nếu không chứng minh được mục đích "để sản xuất trái phép chất ma túy" thì vẫn không bị coi là tội phạm ma túy… Vì vậy, không nên qui định là tội phạm đối với một số hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện phát triển mới của đất nước, th ay vào đó là các biện pháp xử lý khác như xử lý hành chính, dân sự….Ví dụ: không nên coi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần vào mục đích kinh doanh là tội phạm ma túy.

Theo quy định của điều luật này thì người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán tiền chất dù trọng lượng lớn bao nhiêu, nhưng không chứng minh được họ dùng vào mục đích sản xuất trái phép chất ma túy thì cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự họ được. Thực tế đã có rất

nhiều đối tượng lợi dụng kẽ hở này để vận chuyển, mua bán trái phép tiền chất, nhất là vận chuyển, mua bán tiền chất qua biên giới, nhưng không bị xử lý hình sự. Điển hình như: Vụ mua bán trái phép 16 tấn xá xị (nguyên liệu chứa nhiều moocphin), bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ tháng 12 năm 2005, nhưng Cơ quan điều tra phải đình chỉ vụ án vì không chứng minh được mục đích của tội phạm là để sản xuất trái phép chất ma túy. Năm 2007, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an bắt giữ đối tượng Phùng Bảo Ninh mua 19 ngàn hộp Ephedrin- một tiền chất rất nguy hiểm, trị giá hàng trăm triệu đồng để gửi qua đường bưu điện sang Australia tiêu thụ. Đến năm 2010, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm đối với Phùng Bảo Ninh, nhưng do không có đủ chứng cứ chứng minh được mục đích của đối tượng là để sản xuất trái phép chất ma túy nên Tòa đã tuyên bị cáo phạm tội buôn lậu. Đây là một kẽ hở rất lớn của BLHS hiện hành, mặc dù mới được sửa đổi, bổ sung một số điều trong Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy".

Thứ tư, đối với “Tội vi phạm về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác” (Điều 201). Theo qui định trong cấu thành cơ bản của Điều này thì chỉ người nào có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác mà vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất đó thì mới bị xử lý theo Điều 201 BLHS. Đặc biệt, những người có trách nhiệm, nghĩa là người có chức vụ quyền hạn trong lĩnh vực này, am hiểu chuyên môn, vì vụ lợi mà bỏ mặc hậu quả xảy ra lại bị xử lý nhẹ. Việc quy định như cấu thành cơ bản của Điều 201 chưa thật phù hợp với nguyên tắc: nghiêm trị đối với bọn chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội…quy định tại khoản 2 Điều 3 BLHS. Cần phải điều chỉnh lại khung hình phạt, mức hình phạt đối với tội

phạm, vừa đảm bảo tính răn đe đối với người phạm tội, vừa tạo điều kiện cho họ khắc phục hậu quả gây ra. Vì thế, cần giảm hình phạt tù và cần áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ; chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với kẻ chủ mưu, cầm đầu trong đường dây sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn; đồng thời, quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hạn chế để phạm tội, đặc biệt là đối với những người có chức vụ, quyền hạn cao trong bộ máy nhà nước phạm tội (Điều 201 của BLHS năm 1999 quy định hành vi của những người có trách nhiệm - nghĩa là những người có chức vụ quyền hạn trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy lại bị xử lý nhẹ hơn rất nhiều so với những người không có chức vụ, quyền hạn, thậm chí theo khoản 1 điều này có thể chỉ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng là chưa hợp lý, cần được sửa đổi bổ sung. Thêm vào đó, đối với những đối tượng khác (không có trách nhiệm) mà vi phạm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, sử dụng thuốc gây nghiện (là thuốc chữa bệnh, không phải là ma túy nhưng chứa hàm lượng mocphin cao có tác dụng gây nghiện như ma túy) cần phải được luật hoá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

3.2. Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật

Trên cơ sở những sửa đổi, bổ sung của BLHS và kế thừa các văn bản hướng dẫn hiện nay cần phải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 17/ 2007/TTLN- BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Chương XVIII - Các tội phạm về ma túy trong Bộ luật hình sự năm 1999 để

Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 11

bảo đảm tính đồng bộ, toàn diện và cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp thực hiện thống nhất.

Thứ nhất, cần phải bỏ quy định về tội sử dụng trái phép chất ma tuý tại Điểm a, Mục 6.2; Điểm b, Mục 7.3 và Mục 8 của Phần II của Thông tư này. Vì theo BLHS được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bỏ Điều 199 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma tuý. Cho nên, khi sửa đổi, bổ sung Thông tư 17 cũng, cần phải bỏ phần hướng dẫn đối với tội này.

Thứ hai, tại Mục 1.1, Phần I của Thông tư 17, theo quy định này thì chỉ có thuốc phiện mới cần xác định hàm lượng, còn các chất ma tuý khác thì không quy định. Do vậy, không cần quy định tất cả các chất ma tuý phải xác định hàm lượng mà chỉ quy định giám định hàm lượng trong một số trường hợp cần thiết.

Thứ ba, tại Mục 6, Phần II của Thông tư 17, khi xây dựng quy định nhằm hướng đến tội tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý đối với các đối tượng nghiện, sử dụng hêrôin, thuốc phiện. Do đó, chưa phù hợp và đáp ứng được đối với các tội phạm tổ chức sử dụng ma tuý tổng hợp, thuốc lắc trong tình hình hiện nay.

Cùng với việc hoàn thiện pháp luật xử lý tội phạm về ma túy, cần tổ chức hội nghị tập huấn liên ngành chuyên sâu về giải quyết án ma tuý để thống nhất về nhận thức và trao đổi thông tin, kinh nghiệm giả i quyết án ma tuý.

Viện kiểm sát và Tòa án cùng cơ quan chuyên trách cần phải tổ chức các đợt tập huấn nhằm hướng dẫn cán bộ có thẩm quyền giải quyết vụ án về ma túy hiểu đúng những quy định trong Chương XVIII của BLHS và Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 và các văn bản pháp luật khác về ma túy.

Hàng năm, các cơ quan này cần tổng hợp đúc rút kinh nghiệm trong công tác thực hành giải quyết án ma túy. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án về các tội phạm về ma tuý quy định trong Chương XVIII của BLHS.

3.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán

Theo tinh thần của cải cách tư pháp, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải tập trung cao độ cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán bảo đảm cho lực lượng này có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác và đạo đức nghề nghiệp.

Đối với Điều tra viên: cần phải tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm trong hệ thống Cơ quan điều tra và thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, tăng thời hạn bổ nhiệm hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn đối với Điều tra viên. Đào tạo các Điều tra viên theo hướng cập nhật kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, dũng cảm đấu tranh vì công lý. Để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, cần đào tạo những Điều tra viên có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về các lĩnh vực tư pháp hìn h sự quốc tế nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam.

Đối với Kiểm sát viên: mỗi Kiểm sát viên cần được đào tạo kiến thức pháp lý sâu rộng, đặc biệt là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự nói chung và lĩnh vực án ma túy nói riêng. Trong giai đoạn kiểm sát điều tra

và giai đoạn truy tố, ngành luật áp dụng chủ yếu là pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Cần phải có kiến thức chuyên sâu về luật hình sự và kiến thức thực tiễn về ma túy cũng như tình hình ma túy hiện nay để có thể định tội danh dễ dàng và kiểm sát án ma túy được chặt chẽ, có hiệu quả, không để lọt tội phạm, không làm oan sai. Hiện nay, trong ngành kiểm sát đã mở các lớp nguồn nhân lực dành cho các cán bộ mới vào ngành. Đây là bước đạo tào mới nhằm phục vụ cho hội nhập quốc tế, nhưng cũng cần phải đào tạo các Kiểm sát viên có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế để giải quyết những vụ án ma túy có yếu tố nước ngoài.

Đối với Thẩm phán: cùng với việc đổi mới tổ chức hệ thống Tòa án, đội ngũ Thấm phán cần phải được đào tạo là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật và kinh nghiệm trong ngành. Thấm phán là người "cầm cân nảy mực”, phán quyết của họ quyết định đến cuộc sống của bị cáo. Vì thế, họ phải là những người am hiểu nhất về luật pháp và đưa ra những phán quyết đúng người, đúng tội. Đào tạo Thẩm phán có kiến thức về pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và cả kiến thức pháp luật quốc tế.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thấm phán, cần không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho họ.

Do tính đặc thù của tính chất công việc, ngành Công an, Kiểm sát và Tòa án phải thường xuyên đối mặt với những tiêu cực xã hội, hàng ngày phải tiếp xúc với đủ loại tội phạm, đặc biệt tội phạm về ma túy rất nguy hiểm. Đây là môi trường rất dễ làm cho con người ta bị chùn bước và sa ngã nếu không có lập trường chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt. Những năm gần đây, phần lớn Điều tra viên, Kiếm sát viên và Thẩm phán đều có lập trường chính trị vững vàng, kiên định và có phẩm chất đạo đức

tốt, có lương tâm trong sáng, nhưng còn một số cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán thoái hóa, biến chất, bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường dẫn đến vi phạm pháp luật phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như: Vụ án Cao Thị Lan gồm 55 bị can phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy xảy ra tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào năm 2006. Đây là vụ án có 7 đối tượng phạm tội, nguyên là cán bộ công an hai phường Thanh Nhàn và Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, bao gồm: Dương Trọng Huân (nguyên phó trưởng công an phường Thanh Nhàn), Vũ Hoàng Nam (nguyên phó trưởng công an phường Quỳnh Lôi), Trương Công Thạch và Nguyễn Hữu Toàn (công an phường), Nguyễn Anh Tuấn và Vũ Tiến Dũng (cảnh sát hình sự phường), Nguyễn Hữu Tươi (cảnh sát khu vực). Bọn chúng đều được giao nhiệm vụ chống tội phạm ma túy trên địa bàn, nhưng đã không làm tròn chức trách của mình mà còn quan hệ với các đối tượng mua bán ma túy như Cao Thị Lan, Vũ Tuyết Mai… để nhận tiền bảo kê, bao che cho bọn chúng hoạt động một cách tự do. Chính những hành vi của bọn chúng, đã làm cho bọn tội phạm ngày càng tăng, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng để lọt tội phạm, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung, đối với hoạt động đấu tranh chống tội phạm ma túy nói riêng. Vì thế, bên cạnh việc xử lý nghiêm minh, kịp thời các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán có hành vi vi phạm pháp luật trong điều tra, truy tố và xét xử các vụ án ma túy thì công tác giáo dục, nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ trên là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. Nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nhất là đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thấm phán có định hướng đúng đắn trong quá trình định tội danh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024