cũng như trong quá trình giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến các vụ án ma túy.
3.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trong các cơ quan tiến hành tố tụng
Việc đổi mới này nhằm hoàn thiện hệ thống Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có chất lượng. Theo Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị đã khẳng định:
“VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.
Xác định rõ nhiệm vụ của Cơ quan điều tra trong mối quan hệ với Cơ quan điều tra khác; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoat động điều tra theo tố tụng.
Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm” [17].
Đối với Cơ quan điều tra: để khắc phục những yếu kém còn tồn tại về tổ chức bộ máy, thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương trên của Đảng, Cơ quan điều tra cần thực hiện những công việc sau:
Thứ nhất, thực hiện việc thu gọn đầu mối Cơ quan điều tra theo đúng tinh thần Nghị quyết 08- NQ ngày 2/1/2002 và Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị. Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra và Cơ
quan an ninh điều tra được sát nhập là một, trong đó có các Cục nghiệp vụ nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động điều tra, tạo sức mạnh phối hợp giữa hai lực lượng Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra trong đấu tranh chống tội phạm.
Thứ hai, tinh giản bộ máy văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, chỉ làm chức năng tham mưu, tổng hợp, không tiến hành một số hoạt động điều tra như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Liệu Thống Kê Về Tình Hình Phạm Tội Về Ma Túy Trên Địa Bàn Cả Nước.
- Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Của Việc Định Tội Danh Đối Với Các Tội Phạm Về Ma Túy
- Tăng Cường Công Tác Hướng Dẫn Áp Dụng Pháp Luật
- Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Thứ ba, phân bổ các Điều tra viên vào các phòng trinh sát để thực hiện việc gắn bó hoạt động đấu tranh với hoạt động trinh sát, nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống tội phạm.
Đối với VKSND: Viện kiểm sát cần sớm kiện toàn và ổn định tổ chức các đơn vị làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, trong đó có Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án ma túy. Hiện nay, vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy đã có sự phân chia thành các phòng (phòng tham mưu, tổng hợp; phòng án miền bắc; phòng án miền trung; phòng án miền nam). Tuy có sự phân chia các phòng rõ ràng, thuận tiện cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ nhưng hiện nay biên chế cán bộ còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu làm án hiện nay. Bên cạnh đó, cần sớm kiện toàn các Phòng nghiệp vụ làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra ở Viện kiểm sát các địa phương.
Đối với Tòa án: để đáp ứng yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp, cần tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Toà án nhân dân. Nghiên cứu sửa đổi luật theo hướng bảo đảm nguyên tắc độc lập trong xét xử cuả Toà án, tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án địa phương, tiến tới thực hiện tổ chức Toà án theo hai cấp xét xử; nghiên cứu thành lập Toà án khu vực, áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử. Theo hướng nêu trên, cần tiếp tục nghiên cứu tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành
chính. Mô hình tổ chức hệ thống Toà án nhân dân có thể bao gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện (tuỳ thuộc vào yêu cầu xét xử ở từng đơn vị); Toà án phúc thẩm tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm và sơ thẩm một số vụ án có tính chất nghiêm trọng; Toà án thượng thẩm tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có chức năng tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và xét xử tái thẩm, giám đốc thẩm. Đối với các Toà án chuyên trách như Toà hành chính, Toà lao động, Toà dân sự, Toà hình sự, Toà vị thành niên… phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng khu vực, từng cấp toà án.
3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án; có chế độ ưu đãi đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán làm công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy
Theo Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị nhận định: "Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là cấp huyện, nhiều trụ sở còn chật chội, phương tiện đi làm việc vừa thiếu lại vừa lạc hậu..". Như vậy, trước yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và thực hiện nhiều chế độ, chính sách đối với cán bộ các cơ quan tư pháp, đặc biệt là những người làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy theo hướng như sau:
Một là, đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc cho các đơn vị trong ngành công an, kiểm sát và tòa án, 100% các đơn vị trong ngành tư pháp có trụ sở và trang thiết bị làm việc khang trang, đầy đủ; có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, chức năng của mình.
Hai là, ưu tiên đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về ma túy, đặc biệt ưu
tiên cho lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy các phương tiện thông tin hiện đại, máy định vị các cuộc điện thoại di động của các đối tượng mua bán ma túy, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng phát hiện được vị trí đang hoạt động của đối tượng để có kế hoạch và biện pháp vây bắt kịp thời, đảm bảo cho công tác định tội danh được hiệu quả.
Ba là, công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy hết sức khó khăn, vất vả, quyết liệt và dễ bị đối tượng mua chuộc, trong khi đó Điêù tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán không có khoản thu nhập nào khác ngoài lương. Vì thế, cần có chế độ lương, phụ cấp đãi ngộ thỏa đáng đối với họ. Điều này, giúp cho họ yên tâm công tác mà không bị phân tâm, chi phối bởi những cám dỗ của đồng tiền.
3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống ma túy
Trong hợp tác quốc tế, Việt Nam đã tham gia 3 công ước của Liên hợp quốc về kiểm sát ma tuý, tham gia hiệp định song phương với các nước: Hungary, Lào, Thái Lan, Liên bang Nga và có các bản ghi nhớ, thư thoả thuận với các nước: Myanma, Campuchia, Trung quốc, Hoa kỳ... Tuy nhiên, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về ma tuý quốc tế trong thời kỳ hội nhập hiện nay chúng ta cần tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực tham gia ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác quốc tế, đề cao vị trí, vai trò của Cơ quan tư pháp trong hợp tác quốc tế, làm cơ sở để phối hợp đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy. Mặt khác, cần có chủ trương, chính sách phù hợp để tăng cường lực lượng chuyên trách và các điều kiện cần thiết nhằm đáp ứng với yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy trong tình hình mới.
Hoạt động sản xuất, buôn bán ma túy từ khu vực tam giác vàng trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, số lượng ma túy ngày càng tăng tạo áp lực đến công tác đấu tranh, ngăn chặn ma túy ở nước ta, nhất là các tuyến
biên giới Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vì vậy, cần tăng cường ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước mà Việt Nam chưa hợp tác nhằm có khung pháp lý để giải quyết triệt để tội phạm ma túy. Bên cạnh đó, chúng ta cần phối hợp thực hiện các điều ước quốc tế về đấu tranh phòng, chống ma túy mà Việt Nam đã ký kết.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Định tội danh đối với các tội phạm về ma tuý” cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận chung sau đây:
1. Tình hình hoạt động của tội phạm về ma túy tại Việt Nam ngày càng gia tăng, có địa bàn rộng, tổ chức chặt chẽ, đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội phải chung tay nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và phòng ngừa đối với loại tội phạm này và những hệ lụy do nó đem lại. Đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền giải quyết án ma túy cần có phương pháp định tội danh chính xác, không để lọt tội phạm và nghiêm trị những kẻ gieo “cái chết trắng” cho xã hội.
2. Thực tiễn giải quyết vụ án ma tuý cho thấy công tác định tội danh đối với tội phạm về ma túy còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, vướng mắc nhất định, tác động ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Do đó, tác giả nghiên cứu về “Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy” là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Trong luận văn, tác giả đã bước đầu tiếp cận, khái quát, đưa ra có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh trong quá trình giải quyết các vụ án ma túy. Khảo sát đánh giá tình hình diễn biến tội phạm ma túy từ năm 2006 đến năm 2010 trong quá trình giải quyết án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề cập đến những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong việc định tội danh đối với các tội phạm về ma túy. Đây chính là những căn cứ quan trọng để xây dựng nội dung, giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng việc định tội danh đối với các tội phạm về ma túy.
4. Trên cơ sở nghiên cứu khía cạnh pháp lí hình sự và thực tiễn giải quyết vụ án ma tuý, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng việc định tội danh đối với các tội phạm về ma tuý như sau: 1, Hoàn thiện một số quy định của pháp luật hình sự liên quan đến các tội phạm về ma tuý; 2, Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật; 3, Đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán; 4, Kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trong cơ quan tiến hành tố tụng; 5, Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án; chế độ ưu đãi đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán làm công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý; 6, Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống ma tuý. Các giải pháp trên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án ma tuý cũng như trong quá trình đấu tranh và phòng, chống tội phạm ma tuý có hiệu quả hơn.
5. Để nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn “Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy”, tác giả đã cố gắng sưu tầm tài liệu, tìm tòi nghiên cứu, vận dụng lý luận và thực tiễn. Những giải pháp được đề cập trong bản luận văn tương đối cụ thể, tuy chưa toàn diện nhưng là những vấn đề cơ bản có thể hoàn thiện hơn nữa các quy định về tội phạm ma túy giúp cho các cơ quan giải quyết án ma túy giải quyết án nhanh hơn, hiệu quả và không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm.
Vì điều kiện và khả năng có hạn nên chắc chắn đề tài còn những khiếm khuyết, mong sự đóng góp ý kiến của các thầy và các đồng nghiệp để tôi có điều kiện hoàn thiện đề tài tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) (1998), Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày /1/1998 và Thông tư liên tịch số 02/TTLT ngày 5/8/1998 hướng dẫn áp dụng Chương VII A quy định các Tội phạm về ma tuý, Hà Nội.
2. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp (2007), Thông tư số 17/ 2007/TTLN ngày 24/12/2007 quy định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
3. Dương Thanh Biểu (1999), Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy, Chuyên đề khoa học.
4. Chính phủ (2001), Nghị định số 67/2001/NĐ-CP quy định về việc ban hành Danh mục các chất ma tuý và tiền chất, Hà Nội.
5. Chính phủ (2003), Nghị định số 133/2003/NĐ-CP quy định bổ sung vào Danh mục các chất ma tuý và tiền chất, ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2003, Hà Nội.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 quy định sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc Danh mục chất ma tuý và tiền chất ban hanh kèm Nghị định số 67/2001/NĐ- CP ngày 1/10/2001, Hà Nội.
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 45/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 quy định về việc hướng dẫn nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lí, sử dụng mẫu