Chủ Trương Xây Dựng Chiến Lược (Hoàn Thiện Hệ Thống Marketing)


đang bị hạn chế nhân lực, vật lực và tài lực, nên phải tập trung ưu thế, đột phá trọng điểm, thúc đẩy toàn cục. Mặc dù có tiềm năng du lịch lớn nhưng cũng không ít điểm yếu nên không thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường mà phải chọn “trong hai cái lợi lấy cái lợi lớn, hai cái hại lấy cái hại nhỏ " phát huy thế mạnh cảnh quan thiên nhiên để lấn át cái yếu của đối phương và khe hở của thị trường. Trong tình huống thời cơ và điều kiện thuận lợi như hiện nay, du lịch Thành phố Dalat một mặt phải thần tốc, quyết thắng. Mặt khác phải biết lùi bước, tự tin vào tương lai với chiến lược lâu dài để bảo đảm phát triển bền vững, trước mắt phải hy sinh vài lợi ích nhỏ trong một số lĩnh vực còn hạn chế.

Chiến lược Marketing du lịch Dalat như trên đã phân tích, có nhiều mục tiêu, giữa các mục tiêu không phải đều đã thống nhất. Do đó, trước hết cần sắp xếp thứ tự và quy định giới hạn ngưỡng của mục tiêu, từ đó dự đoán các khả năng và các yêu cầu bắt buộc, trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược định vị thị trường mục tiêu, sản phẩm, lợi thế cạnh tranh, điểm yếu, tiếp thị ...

3.2.1. Chủ trương xây dựng chiến lược (Hoàn thiện hệ thống Marketing)

Nhiệm vụ của Marketing du lịch là biến địa phương của mình thành điểm đến thân thiện với du khách. Để điều này hữu hiệu, Dalat cần sớm xây dựng cơ quan Marketing chuyên trách độc lập tách khỏi trung tâm du lịch thương mại và xúc tiến như hiện nay .

Ơ Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng trong thời gian qua, mặc dù đã giải quyết được những tồn tại của lề lối làm ăn bao cấp một thời và phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế hội nhập, đòi hỏi khả năng nghiệp vụ phải được nâng lên để đạt được chuẩn mực của quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, muốn có đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, cần quản trị họ theo cách chuyên nghiệp.

Ba chiến lược Marketingcơ bản ngành du lịch Dalat cần theo đuổi, đó là:

3.2.1.1. Chiến lược tăng số lượng khách hàng: Mục tiêu chính của chiến lược Marketing du lịch Dalat là cố gắng thu hút du khách mới và cung cấp dịch vụ khác biệt cho số du khách cũ để họ hài lòng hơn, qua đó từng bước nâng số lượng du khách.

3.2.1.2. Chiến lược tăng số lượng du khách trung bình: Ngành du lịch Dalat phải dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp du lịch và tìm kiếm du khách để có thể tăng số lượng du lịch trung bình hàng năm của mình.


3.2.1.3. Chiến lược tăng số lần du lịch thường xuyên của khách quen: Trong khi ngân sách hạn chế du lịch Dalat muốn có một kế hoạch Marketing tốt, phải chọn được kênh truyền thông thích hợp và kiên định với chiến dịch quảng cáo thường xuyên. Bởi vì, không phải tất cả những nguyên tắc được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế đều làm nên một chương trình Marketing hiệu quả.

Với mục tiêu đã đặt ra, thì mục tiêu của chiến lược marketing du lịch sẽ bao gồm:

Xây dựng hình ảnh Dalat với thương hiệu “Thành phố hoa”. Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên, Thành phố Dalat sở hữu trong mình vẻ đẹp lãng mạn với những hồ, suối, thác, đồi trập trùng. Nhất là núi Langbiang được bao phủ bởi rừng thông và rực rỡ trên nền xanh của bầu trời chính là ngàn hoa. Dalat có quyền tự hào về những gì mình có và về thương hiệu “Thành phố hoa” có một không hai trong cả nước, thậm chí cả khu vực.

Phát triển Thành phố Dalat để được quảng bá như là một “điểm đến hấp dẫn của cả nước và tiến tới là của khu vực trong tương lai”. Thành phố Dalat được gắn nhiều mỹ từ với những lợi thế sẵn có về phát triển các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn riêng.

Tăng số lượng du khách cả nội địa và quốc tế. Số lượng khách du lịch đến với Dalat hiện nay đông nhưng thời gian ở lại điểm du lịch không dài cùng với những hoạt động du lịch đang diễn ra được coi là chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Ngành du lịch của Dalat đã và đang được quan tâm đúng mức, cơ sơ hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch của Thành phố và các danh lam thắng cảnh được chú trọng đầu tư nên đã tạo ra những lực mới cho ngành du lịch - dịch vụ. Việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách phải được khẳng định bằng sức hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ và hiệu ứng của việc này chính là công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

Phát triển “Websie du lịch” sẽ là nguồn thông tin chính cho du khách nước ngoài. Nhưng sự phát triển các địa điểm trên mạng cũng có nghĩa rằng Websie du lịch Dalat phải ngày càng sinh động hơn, để sưu tập được thông tin về những du khách như: Họ tới từ nơi nào? tại sao họ đến? đặc trưng nhân khẩu học? họ được thỏa mãn ra sao? bao nhiêu người trong số họ đến nhiều lần? họ chi tiêu thế nào? nhằm xác định nhóm du khách đáng thu hút. Bên cạnh đó cần kiểm tra những điểm hấp dẫn của địa phương, dự đoán được các loại hình du khách đang quan tâm để nhận dạng nguồn du khách mới.

3.2.2. Phương hướng lựa chọn chiến lược (Hoàn thiện n/c thị trường mark)


Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị trường ngày càng được phát triển tinh vi hơn, vấn đề là tranh thủ mọi cơ hội thu thập thông tin khách hàng, thị trường để hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh và dự báo những thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng nhằm ứng phó với những sự thay đổi.

Có thể nhận thấy việc phát triển thị trường của ngành du lịch Dalat trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều yếu kém: Thứ nhất, mới chỉ tập trung vào việc thu hút khách đến mà chưa quan tâm đến khả năng tiếp nhận và thoả mãn yêu cầu của khách. Vào những dịp lễ tết, sự kiện văn hoá, lễ hội hay những dịp nghỉ dài ngày, thường xảy ra tình trạng quá tải. Điều này gây ra những ấn tượng xấu và hậu quả làm giảm lượng khách trong tương lai. Hai là, khi khai thác nhu cầu của thị trường thường nhấn mạnh đến số lượng khách đến hơn là thời gian lưu trú hay mức độ chi tiêu của khách, ít nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách, vì vậy doanh thu và lợi nhuận trên một lượt khách thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Ba là, công tác xúc tiến vào các thị trường trọng điểm còn nhiều hạn chế do đầu tư không đúng mức. Bốn là, chưa thực sự coi trọng việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong - ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức khai thác thị trường.

3.2.2.1. Thị trường Du lịch: Trong thị trường du lịch, hầu hết các cộng đồng và địa phương đang chủ động tìm cách tăng thị phần theo cách phân đoạn du khách. Đối với thị trường du lịch Dalat hiện nay, do dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... còn hạn chế, hay đánh giá không đúng tầm mức quan trọng của nghiên cứu thị trường, dẫn đến hiệu quả còn yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường hạn hẹp nhất là khả năng khảo sát, khai thác và xử lý thông tin thị trường nước ngoài. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, hạn chế trong việc sử dụng công cụ toán học trong thống kê.

Thực tế cho thấy, Dalat là nơi nhận khách du lịch, còn công tác đưa nhân dân Dalat đi du lịch thì chưa được bao nhiêu. Do đó, chức năng chính là kinh doanh khách sạn và dịch vụ chứ chưa phải là kinh doanh du lịch, nên du lịch Dalat cần phải đi vào chiều sâu, chuyên môn hoá cao về mặt tổ chức. Thị trường mục tiêu mà du lịch Dalat cần tạo dựng là các khu nghỉ mát xa xỉ dành riêng cho nhóm khách du lịch cao cấp, bằng cách tiếp thị nhắm vào những lĩnh vực như chinh phục đỉnh núi Langbiang, khám phá thiên nhiên từ cáp treo, máng trượt đèo, về với rừng động vật quí hiếm quốc gia, đi xe


đạp đôi, cưỡi ngựa, du lịch chữa bệnh, công viên hoa và vui chơi giải trí, siêu thị ban đêm …hoặc nơi ở chất lượng cao, kiến trúc đô thị độc đáo, đường cao tốc mới, những tour du lịch trọn gói hứa hẹn và một loạt những sản phẩm văn hóa đa dạng. Nhằm mục đích kéo thời gian lưu trú bình quân lâu hơn.

(Phụ lục 14: Các hình ảnh danh lam thắng cảnh đặc sắc Lâm Đồng)

Bảng 3.8 : Những điểm đến hàng đầu tại Châu Á - Thái Bình Dương



Quốc gia

Trung Quốc

Hồng Kông

Thái Lan

Sing apore

Malay sia

Indo nesia

Hàn Quốc

Úc

Nhật Bản

Ma cao

Lượt đến

Số đêm lưu lại

25.073

57.9

9.575

65.2

7.843

16.1

5.631

17.3

5.551

2.8

4.606

3,4

4.250

8,4

4.167

5,5

4.106

4,9

4.044

8,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Định hướng chiến lược marketing du lịch Dalat - Lâm Đồng đến năm 2020 - 9

3.2.2.2. Thị trường khai thác ngành kinh doanh tiếp đón khách: Chúng ta đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể loại hình đi công tác kinh doanh (Mice) theo hai nhóm chính: Một là, hàng triệu cuộc họp kinh doanh đang ngày càng diễn ra nhiều hơn trong phạm vi các Thành phố. Hai là, thị trường triển lãm thương mại, hội nghị, hội họp, hội thảo và triển lãm hàng tiêu dùng đang phát triển mạnh. Trong mỗi trường hợp, các yếu tố tạo nguồn thu nhập then chốt là quy mô của các nhóm, thời gian lưu trú và yêu cầu dịch vụ. Vì vậy, Dalat cũng cần chủ động hấp dẫn cho dịch vụ trọn gói đẳng cấp bao hàm một sự kết hợp độc đáo giữa những tiện nghi vật chất dành cho hội họp và một số dịch vụ giá trị gia tăng lý thú để mở rộng khai thác ngành đón tiếp khách. Vì Dalat thích hợp cho mô hình mở rộng không gian nghiên cứu, hội thảo, triển lãm.

Hiện nay, các tổ chức nước ngoài muốn chọn nơi để tổ chức một hội nghị quốc tế hay một triển lãm tầm cỡ thì cũng khó có thể chọn được một nơi nào đáp ứng được yêu cầu của họ. Điều quan trọng nữa là, ở Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng vẫn chưa hình thành được một tổ chức chuyên nghiệp về Mice để điều phối hoạt động của loại hình du lịch này. Hiện tại đã có những hoạt động về Mice, nhưng đó chỉ là những hoạt động đơn lẻ của một số khách sạn, công ty nên không phát huy được hiệu quả kinh tế. Ngành khai thác kinh doanh hội thảo, hội nghị và triển lãm thương mại, ngược lại với các điểm hấp dẫn du khách, nó liên quan các cơ sở phục vụ là yếu tố quyết định cho việc đáp ứng nhu cầu về năng lực để quản lý điều hành nhiều sự kiện cùng một lúc và cung cấp không gian hạng nhất với giá cả hợp lý. Đây là những giải pháp quan trọng rất cấp


thiết nhằm thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong những năm tới. Điều này có thể là giấc mơ của Dalat cho chiến lược thu hút khách hàng trong mùa mưa.

Tóm lại, thị trường ngành du lịch và ngành tiếp đón khách đã nổi lên như những cơ hội phát triển du lịch Dalat. Hai ngành này được kỳ vọng tăng trưởng với tốc độ nhanh nếu du lịch Dalat ngày càng chú trọng đến sự đóng góp của các công ty du lịch và lữ hành, áp dụng cách tiếp thị liên ngành năng động để quản lý được tập trung hơn.

3.2.2.3. Các chiến lược Marketing du lịch Dalat (Ma trận SWOT): SWOT có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Chiến lược hiệu quả là khả năng nhận định tổng hợp trên cơ sở tận dụng các cơ hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa những nguy cơ bên ngoài và hạn chế, vượt qua được những yếu kém nội bộ. Cụ thể:


Bảng 3.9:

MA TRẬN SWOT

CÁC CƠ HỘI (O)

O1: Tiềm năng khá, điểm đến an toàn O2: Chính phủ có sự quan tâm đầu tư O3: Xu hướng trở về với thiên nhiên O4: Qui hoạch đô thị, cảnh quan tốt O5: Khuyến khích lễ hội truyền thống O6: Nhu cầu khách quốc tế gia tăng

O7: Khoa học phát triển, thông tin Internet bùng nổ, mở trường đào tạo

CÁC ĐE DỌA (T)

T1: Xu hướng cạnh tranh gay gắt T2: Môi trường,tài nguyên cạn kiệt T3: Thiếu chuyên gia Marketing T4: Giá cả cao, ngân sách có hạn T5: Bản sắc văn hóa bị đe dọa, tệ nạn xã hội gia tăng, thiên tai...

T6: Qui mô, công nghệ, chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao

CÁC ĐIỂM MẠNH (S)

S1: Có tiềm năng du lịch tự nhiên

S2: Nhận thức vai trò quảng bá,tiếp thị S3: Dự án đầu tư phát triển dồi dào S4: Ý thức nâng cao môi trường

S5: Khai thác lễ hội xúc tiến du lịch S6: Tính chuyên nghiệp của đội ngũ S7: Mối quan hệ hợp tác, phân phối

KẾT HỢP (S-O)

Khai thác thế mạnh, tận dụng cơ hội

- S1 S4 S5 O2O5: Đa dạng hoá sản phẩm, các loại hình dịch vụ

-S3 S7 O3 O7: Khai thác hiệu quả tài nguyên, sản phẩm khác biệt

- S2 S6 O1 O4 O6: Tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, mở rộng thị trường

KẾT HỢP ((S-T)

Phát huy thế mạnh,

đẩy lùi nguy cơ

- S5 S7 T1T5: Tăng cường tuyên truyền quảng bá, tiếp thị

- S2 S4 S6 T2 T3: Hoàn thiện hệ thống Marketing - Mix

- S1 S3T4T6: Khai thác hiệu quả vốn đầu tư trong nước, tư nhân

CÁC ĐIỂM YẾU (W)

W1: Bộ phận chuyên trách Marketing W2: Đa dạng hoá loại hình, sản phẩm W3: Đầu tư kịp thời, có trọng điểm W4: Phối hợp các cơ quan chức năng W5: Thích ứng với thời vụ du lịch W6: Khả năng cạnh tranh khu vực W7: Khả năng thu hút nguồn nhân lực

KẾT HỢP (W-O)

Hạn chế điểm yếu, chớp lấy cơ hội

- W1W4W7O5O7: Tăng cường xã hội hoá du lịch, văn hoá đô thị

- W2W5O1O3 O4 : Mở rộng dịch vụ tiếp đón khách trái mùa

- W3W6O2 O6 : Nâng cao chất lượng, thu hút đầu tư nước ngoài

KẾT HỢP (W-T)

Khắc phục yếu kém, hạn chế đe doạ

- W2W5W6 T1: Phát triển dịch vụ sản phẩm mới, khác biệt

- W1W7T2T6: Bảo vệ môi trường, khuyến khích nghệ nhân

- W3W4T3T4T5: Phối hợp cơ quan chức năng xúc tiến du lịch

Dalat đã và đang là một Thành phố du lịch. Trong tương lai, để xây dựng trở thành một trung tâm du lịch có sức cạnh tranh trong nước và khu vực, cần có những chương trình quy hoạch, đầu tư tôn tạo tương xứng. Qua phân tích tóm tắt bằng ma trận SWOT


ở trên chúng ta nhận thấy rằng để Dalat trở thành một điểm đến ấn tượng thì chiến lược Marketing Thành phố cần giải quyết những trục trặc về mạng lưới thông tin dịch vụ, vấn đề ô nhiễm môi trường, giao thông công cộng, an toàn cho du khách, địa điểm vui chơi giải trí, các loại hình du lịch và ngôn ngữ giao tiếp... khi kết hợp các yếu tố chủ quan nội bộ và các tác động ảnh hưởng từ bên ngoài như trên, chúng ta đã nhìn nhận bức tranh tổng thể của du lịch Dalat - Lâm Đồng và từ đó lựa chọn khả năng xẩy ra các chiến lược cho bước hoạch định những chiến lược Marketing cốt lõi tiếp theo của Dalat.

3.2.3. Định hướng các chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat

Nhanh nhạy, thích ứng sẽ là những từ ngữ thường trực của Marketing trong tương lai. Thông tin đầy đủ sẽ cho phép dự đoán được nhu cầu khách hàng, sự tiến triển của thị trường thế giới để có thể cạnh tranh tốt hơn. Marketing được xem như là một công cụ để thiết kế và quảng bá “thương hiệu địa phương” cho các khách hàng mục tiêu như các nhà đầu tư, khách du lịch và nhân tài về địa phương mình. Xây dựng thương hiệu luôn là một quá trình, nó được bắt nguồn từ sâu trong nhận thức của từng du khách với tất cả những giá trị mà họ đã và chưa cảm nhận được. Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh du lịch, có rất nhiều nhân tố tác động nhưng chỉ có một số các nhân tố then chốt quyết định, ảnh hưởng tới thành công bao gồm: Chiến lược truyền thông - chiêu thị, sản phẩm, phân phối, giá cả, con người, qui trình và chứng cứ hữu hình...

3.2.3.1. Chiến lược xúc tiến, quảng bá: Hoạt động xúc tiến quảng bá được chú trọng hơn cả trong các hoạt động marketing du lịch, xúc tiến hỗn hợp là hệ thống tổ chức để tạo ra mối liên kết mang tính liên tục nhằm làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi có tính thống nhất trong định hướng thị trường và chiến lược marketing, sự phối hợp của các ngành, các cấp và các thành phần kinh tế. Để đạt được mục tiêu này cần truyền tải các thông điệp hoặc các thông tin một cách có hiệu quả về hình ảnh du lịch Dalat tới các thị trường mục tiêu. Theo kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy Marketing chiêu thị của du lịch Dalat (Ka = 3.42) là có cơ hội phát triển.

Du lịch có tính mùa vụ, phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, địa lý, lịch sử, phong tục tập quán…Đi du lịch đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn ngày thường nên khách du lịch phải dự tính trước cho các chuyến đi. Vì vậy, xúc tiến quảng bá du lịch Dalat phải đi trước, có


sự tính toán dài hạn và trung hạn. Tránh để tình trạng như sự kiện Festival hoa 2005 diễn ra trong một tình trạng gấp gáp, không có phương án phòng bị thay thế để trống rất nhiều quỹ thời gian vào những lúc các chương trình không diễn ra được vì trời mưa.

Một thực tế ở Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng là ngân sách dành cho xúc tiến quảng bá du lịch quá eo hẹp, phải thủ tục hành chính rườm rà nên nhiều khi bị lỡ mất cơ hội. Kế hoạch xúc tiến quảng bá đòi hỏi phải chủ động, linh hoạt, nhưng do kinh phí bị động và cố định nên đã hạn chế phần nào hiệu quả. Trong khi chờ có một cơ chế thông thoáng hơn thì việc huy động các doanh nghiệp du lịch cùng kết hợp xúc tiến quảng bá sẽ là cách tháo gỡ khó khăn hiện nay, chi phí sẽ được chia sẻ, đồng thời mỗi doanh nghiệp tham gia đều có được lợi ích của mình. Để làm được điều này, vai trò của Hiệp hội du lịch là chất xúc tác liên kết các đơn vị nhằm hướng về một mục tiêu chung, một tiếng nói chung cho hình ảnh và sản phẩm du lịch Thành phố Dalat.

Đối với Dalat hiện nay, khách nội địa vẫn là chủ yếu (chiếm khoảng hơn 92%) nên chọn hình thức tổ chức các sự kiện, các lễ hội để tuyên truyền quảng bá du lịch là hợp lý. Với sự kiện Festival hoa Dalat được tổ chức 2 năm một lần là một cơ hội tốt để cả nước biết đến Dalat và làm tăng số lượng du khách đến với Dalat. Ngoài ra, các phương tiện khác như báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, internet, thông tin từ các công ty du lịch, các khách sạn, hay các cuộc triển lãm, qua truyền miệng…cũng góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Dalat đến với khách hàng tiềm năng. Đối với du khách quốc tế, theo nghiên cứu, phương tiện hiệu quả nhất là tạp chí - báo, tiếp theo là các kênh truyền hình nổi tiếng, internet, các tập gấp, sách nhỏ…

Thị trường du lịch hoàn toàn phục thuộc vào sự thể hiện và sự miêu tả trong hình thức in hoặc nghe nhìn. Sự trợ giúp của quảng bá sẽ cho du khách thấy sự hấp dẫn của điểm đến, cần cung cấp thông tin nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ như giá cả, chất lượng, sự khác biệt và phù hợp với nhu cầu du khách. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng du khách muốn biết nhiều thông tin về điểm du lịch hấp dẫn, tiếp theo là phương tiện đi lại và bản đồ rõ ràng, cơ sở kỹ thuật thuận tiện, an toàn, thủ tục… Những thông tin này tốt nhất là được phát miễn phí. Ngoài mục đích quảng bá, thông tin còn góp phần làm giảm đi tình trạng “cò” khách hay tăng giá quá mức.


Du lịch Dalat đã tròn 100 tuổi, là dịp hiếm có cần được khai thác cho quảng bá. Nếu mời hoặc hỗ trợ các tác giả sách du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí, nhân vật nổi tiếng, chuyên gia du lịch…từ khắp nơi trong nước và trên thế giới đến viếng thăm Dalat dịp này. Hiệu ứng sẽ rất thiết thực, đó chính là các bài viết, các hợp đồng hợp tác và sự tuyên truyền quảng cáo nói về du lịch Dalat. Những nỗ lực xa hơn nữa là khuyến khích sự liên kết rộng rãi với các trung tâm du lịch lớn, các hoạt động hợp tác này sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian và những nỗ lực trong phân phối và việc tiếp nhận thông tin.

Để thương hiệu Dalat được khách hàng ưa chuộng, phải xúc tiến truyền thông, quảng cáo và khuyến mãi với thị trường nhằm có được đúng sản phẩm ở nơi thích hợp vào thời điểm thuận lợi với mức giá phải chăng. Cũng có thể bằng cách nói chuyện trực tiếp với khách hàng (điện thoại, thư tín hay truyền thông không có sự tham gia trực tiếp như: Báo, tạp chí, tờ rơi, đài, ti-vi, pa-nô...) trong không khí và khung cảnh sự kiện như: họp báo, triển lãm, khai trương, đón khách tham quan... nhằm tác động đến thái độ và hành vi ứng xử của khách hàng, giúp khách hàng biết tính năng ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản phẩm.

3.2.3.2. Chiến lược sản phẩm: Trong môi trường Marketing, sản phẩm được hiểu là một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề cho khách hàng; đồng thời thông qua đó đạt mục tiêu của mình. Nói đến sản phẩm du lịch là nói đến dịch vụ du lịch, là sản phẩm của lao động sống nhằm phục vụ khách du lịch. Theo kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy Marketing sản phẩm của du lịch Dalat (Ka = 3.36) là có tiềm năng phát triển.

Chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch: Thời gian qua, du lịch Lâm Đồng phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có. Tuy nhiên, đến nay nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt dần, sự đầu tư tôn tạo, nâng cấp phát triển chậm. Đây là một lý do chính làm cho sản phẩm du lịch của Lâm Đồng còn kém hấp dẫn, hạn chế đáng kể sự thu hút khách du lịch quốc tế. Vì vậy, trước hết cần khai thác bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên qua các lễ hội, làng nghề thủ công, đặc biệt văn hoá cồng chiêng (loại hình du lịch hấp dẫn) vừa được công nhận di sản văn hoá để phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Tiếp đến là du lịch sinh thái như du lịch mạo hiểm, tuần trăng mật, trang trại đồng quê gắn với “con đường xanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023