DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC SƠ ĐỒ, CÁC BIỂU ĐỒ, CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thang điểm đánh giá sự mất vững CSC 14
Bảng 1.2: Cách tính điểm theo phân loại Vaccaro 25
Bảng 1.3: Tóm tắt phân loại Frankel 32
Bảng 3.4: Kết quả thực nghiệm độ vững chắc của phẫu thuật Bohlman cải tiến và các phương pháp KHX khác trên xác rã đông: 77
Bảng 3.5: Đặc điểm về tuổi 78
Bảng 3.6: Tương quan giữa cơ chế chấn thương và loại gãy 81
Có thể bạn quan tâm!
- Điều trị chấn thương cột sống thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến - 1
- A: Hình Cột Sống Cổ Thấp Hình 1.1- B: Đốt Sống Cổ Thấp Hình 1.1-B: 1-Thân Đốt, 2- Lỗ Ngang, 3- Cuống Cung, 4- Mỏm Ngang, 5- Bản Sống,
- Các Kiểu Di Lệch Cột Sống Trong Không Gian 3 Chiều. Nguồn: White & Panjabi (1990), J.fed. Med. Bio. Eng [118].
- Cơ Chế Cúi-Ngửa Hình 1.17: Tổn Thương Cơ Chế Cúi-Căng, Ngửa-Căng Nguồn: Argenson (1993), Emc Consulte[121].
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Bảng 3.7: Tương quan giữa vị trí tổn thương và loại gãy 81
Bảng 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương thần kinh 85
Bảng 3.9: Các dạng tổn thương thần kinh 86
Bảng 3.10: Khảo sát mối tương quan giữa tổn thương thần kinh và loại gãy 88
Bảng 3.11: Tóm tắt tình trạng thần kinh trong lô nghiên cứu 89
Bảng 3.12: Phục hồi thần kinh tủy sống theo nhóm 90
Bảng 3.13: Phục hồi thần kinh chi trên sau mổ 92
Bảng 3.14: Phục hồi thần kinh chi trên sau mổ 3 – 6 tháng 92
Bảng 3.15: Phục hồi thần kinh chi trên ở lần khám cuối cùng 93
Bảng 3.16: Phục hồi thần kinh chi dưới sau mổ 93
Bảng 3.17: Phục hồi thần kinh chi dưới sau mổ 3 – 6 tháng 94
Bảng 3.18: Phục hồi thần kinh chi dưới lần khám cuối cùng 94
Bảng 3.19: Phục hồi rễ thần kinh 95
Bảng 3.20: Diễn biến mức độ di lệch trung bình 96
Bảng 3.21: Số đo trung bình diễn biến góc gù 96
Bảng 3.22: Các tổn thương kèm theo phát hiện trong lúc mổ 99
Bảng 3.23: Các biến chứng trong mẫu nghiên cứu 100
Bảng 4.24: Kết quả sự di lệch CSC qua thử nghiệm của White: 102
Bảng 4.25: So sánh kết quả giữa các phẫu thuật KHX mỏm gai 104
Bảng 4.26: So sánh độ vững của Bohlman cải tiến và các KHX kinh điển. 113
Bảng 4.27: Diễn biến mức độ di lệch trung bình 115
Bảng 4.28: Độ di lệch trước và sau mổ 116
Bảng 4.29: Số đo trung bình diễn biến góc gù 117
Bảng 4.30: Diễn biến góc gù của phẫu thuật lối trước và nẹp vít MK lối sau 118
Bảng 4.31: Phục hồi thần kinhtheo nhóm 120
Bảng 4.32: Diễn biến phục hồi rễ thần kinh 127
Bảng 4.33: Mức độ phục hồi thần kinh theo độ Frankel 128
Bảng 4.34: Thời gian mổ (tính từ lúc rạch da đến khâu da xong) 133
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Điều trị chấn thương CSC thấp cơ chế cúi- xoay 47
Sơ đồ 1.2: Chỉ định điều trị trật và gãy trật CSC thấp. 50
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Độ dài tay đòn 7
Biểu đồ 3.2: Kết quả thử nghiệm lực căng của chỉ hợp kim 316L, loại 0,4mm 68
Biểu đồ 3.3: Kết quả thử nghiệm lực căng của chỉ hợp kim 316L, loại 0,5mm 69
Biểu đồ 3.4.: Kết quả thử nghiệm lực căng của chỉ hợp kim 316L, loại 0,6mm 70
Biểu đồ 3.5: Kết quả thử nghiệm lực căng của chỉ hợp kim 316L, loại 0,7mm 71
Biểu đồ 3.6: Phân bố về giới tính 78
Biểu đồ 3.7: Phân bố nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu 78
Biểu đồ 3.8: Nguyên nhân tai nạn 79
Biểu đồ 3.9: Cơ chế chấn thương 80
Biểu đồ 3.10: Phân bố về các loại gãy do cơ chế cúi – căng – xoay 80
Biểu đồ 3.11: Độ di lệch trước mổ 82
Biểu đồ 3.12: Góc gù trước mổ 83
Biểu đồ 3.13: Chỉ số TORG-PAVLOV trung bình trước mổ 84
Biểu đồ 3.14: Các dạng tổn thương thần kinh 85
Biểu đồ 3.15: Diễn biến độ di lệch trung bình theo thời gian 95
Biểu đồ 3.16: Diễn biến góc gù trung bình theo thời gian 96
Biểu đồ 3.17: Diễn biến độ liền xương của các BN trong mẫu nghiên cứu 97
Biểu đồ 3.18: Thời gian mổ 98
Biểu đồ 4.19: Diễn biến độ di lệch theo thời gian 115
Biểu đồ 4.20: Diễn biến góc gù theo thời gian 117
Biểu đồ 4.21: Diễn biến phục hồi thần kinh chi trên ở lần khám cuối cùng. 125
Biểu đồ 4.22: Diễn biến phục hồi thần kinh chi dưới ở lần khám cuối cùng. 126
Biểu đồ 4.23: Điểm đau trung bình của BN theo thời gian 132
Biểu đồ 4.24: So sánh thời gian mổ trung bình của 4 phương pháp mổ 134
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1- A: Hình cột sống cổ thấp 4
Hình 1.1- B: Đốt sống cổ thấp 4
Hình 1.2: Mặt khớp nằm trong mặt phẳng trán. 6
Hình 1.3: Đĩa đệm và các dây chằng CSC 7
Hình 1.4: Tay đòn của các dây chằng từ 7
Hình 1.5: Tủy và màng tủy 9
Hình 1.6: Mạch máu nuôi rễ và tủy sống cổ 10
Hình 1.7: Các kiểu di lệch cột sống trong không gian 3 chiều. 11
Hình 1.8: Trục xoay – IAR 12
Hình 1.9: Sức mạnh của tay đòn. 13
Hình 1.10: Ba cột của Louis: 1 cột trước và 2 cột sau. 15
Hình 1.11A: Cột giữa của Denis 15
Hình 1.11B: Ba cột của Denis 15
Hình 1.12: Thuyết 4 cột và cách tính điểm của Moore 16
Hình 1.13: Tiêu chuẩn mất vững 17
Hình 1.14: Gập góc > 110 17
Hình 1.15: Mô tả sự chịu lực của cột sống. 18
Hình 1.16: Cơ chế cúi-ngửa 19
Hình 1.17: Tổn thương cơ chế cúi-căng, ngửa-căng 19
Hình 1.18: Cơ chế xoay 20
Hình 1.19: Tổn thương xoay (trật 1 mỏm khớp) 20
Hình 1.20: Tóm tắt phân loại chấn thương CSC thấp theo Argenson 21
Hình 1.21: Tổn thương Lún – phân loại Vaccaro 22
Hình 1.22: Tổn thương Căng – phân loại Vaccaro 23
Hình 1.23: Trật và gãy trật – phân loại Vaccaro 23
Hình 1.24: Bong gân nặng C5-C6 28
Hình 1.25: Bán trật 2 mỏm khớp C4-C5 29
Hình 1.26: Trật 2 mỏm khớp 30
Hình 1.27:Trật 1 mỏm khớp C4-C5 bên trái 31
Hình 1.28: X quang chéo 3/4P và 3/4T. 33
Hình 1.29: X quang cắt lớp điện toán CSC thấp. 33
Hình 1.30: Cộng hưởng từ hạt nhân CSC. 34
Hình 1.31: Nẹp vít hai vỏ xương 35
Hình 1.32: Kẹp móc Halifax ép bản sống 36
Hình 1.33: Phương pháp Roy Camille 37
Hình 1.34: Phương pháp Roger (buộc 1 sợi chỉ) 38
Hình 1.35: Phẫu thuật Bohlman (kỹ thuật 3 sợi chỉ) 39
Hình 1.36: Phương pháp Whitehill 39
Hình 1.37: Phương pháp Stauffer 40
Hình1.38: Kết hợp xương mỏm gai, cố định xương ghép kiểu Benzel 40
Hình 1.39. Phương pháp Omar 41
Hình 1.40: Cách nắn khớp hở “kiểu bẩy vỏ xe” 42
Hình 2.41: Nằm trên giường xoay 57
Hình 2.42: Tư thế nằm phẫu thuật 57
Hình 2.43: Đường rạch da 58
Hình 2.44: Bộc lộ ổ gãy, lộ 2 mặt khớp 58
Hình 2.45A-B: Kỹ thuật xỏ chỉ của phẫu thuật Bohlman cải tiến 59
Hình 2.46A-B: Cách cố định xương ghép 60
Hình 2.47: Đóng vết mổ 60
Hình 3.48: Chỉ hợp kim 316L 67
Hình 3.49: Cử động CSC của xác rã đông mềm mại 73
Hình 3.50: Thiết kế thí nghiệm, tác động lực gập lên CSC tăng dần 74
Hình 3.51A: Cắt các dây chằng phía sau 74
Hình3.51B: KHX mỏm khớp, khoảng liên mỏm gai 74
Hình 3.51C: Lực gập 18kg 75
Hình 3.51D: Khoảng cách liên mỏm gai: 11mm (sau khi treo tạ 18kg) 75
Hình 3.52A: KHX Bohlman cải tiến, đã cắt các D/C phía sau. 75
Hình 3.52B: Khoảng cách liên mỏm gai =7mm (trước khi treo tạ) 75
Hình 3.52C: Treo tạ 18kg 76
Hình 3.52D: Khoảng cách liên mỏm gai = 12mm (sau khi treo tạ) 76
Hình 3.53A: Nẹp –vít lối trước C4-C5 76
Hình 3.53B: Cắt các D/C phía sau, khoảng liên mỏm gai = 8,5mm 76
Hình 3.53C: Sau khi treo tạ 18kg, khoảng cách liên mỏm gai =17,5mm. 77
Hình 3.54A: Di lệch (trước-sau) trước mổ 82
Hình 3.54B: Sau mổ hết di lệch 82
Hình 3.55: Gập góc trước mổ 83
Hình 3.56: Sau mổ hết gập góc 83
Hình 3.57: Cách đo chỉ số Torg-Pavlov 84
Hình 4.58: Phương pháp kết hợp xương Bohlman 108
Hình 4.59: Phương pháp kết hợp xương Bohlman cải tiến 110
Hình 4.60: Thử nghiệm sự vững chắc của phẫu thuật Bohlman cải tiến 113
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương cột sống cổ (CSC) thấp là một tổn thương rất nặng, gây tử vong hay tàn phế với tỉ lệ cao do tổn thương tủy cổ. Tổn thương này gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội, nhất là ở xã hội đang phát triển như nước ta, vì có đến 71% số bệnh nhân (BN) bị chấn thương CSC thấp thuộc độ tuổi lao động [13].
Theo tác giả Daffner ở Bắc Mỹ, gãy trật cột sống cổ chiếm 80% trong các trường hợp chấn thương CSC [54]. Hàng năm, cứ khoảng 100.000 dân có 5 người bị chấn thương CSC mới [44], [104]. Tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh, theo nghiên cứu của tác giả Võ Văn Thành, chấn thương CSC thấp chiếm 89,05% trên tổng số chấn thương CSC đã đến điều trị tại khoa Cột sống A [20].
Thế kỷ qua, ngành phẫu thuật cột sống có nhiều tiến bộ nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, kỹ thuật và hiểu biết về cơ thể học, sinh cơ học cột sống. Càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã được công bố. Các tác giả chứng minh rằng: đối với gãy cột sống cổ, điều trị phẫu thuật hiệu quả hơn điều trị bảo tồn [17]. Tuy nhiên, hiện nay việc phẫu thuật theo phương pháp nào là tốt nhất để điều trị chấn thương CSC thấp cũng còn nhiều ý kiến khác nhau [53]. Dù vậy, nhiều tác giả đồng ý rằng tổn thương chủ yếu ở đâu thì sửa chữa ở đó.
Biết được các tổn thương giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả hơn.Việc nghiên cứu cơ chế chấn thương để hiểu rõ các tổn thương là khâu quan trọng trong quá trình điều trị. Ở Việt Nam chưa có tài liệu nghiên cứu nào về đặc điểm tổn thương cột sống cổ thấp do cơ chế cúi–căng và cơ chế xoay (gọi tắt là cúi–căng–xoay).
Việc điều trị bằng phẫu thuật không những để giải ép thần kinh tạo điều kiện phục hồi tối đa mà còn để nắn trật trả lại sự thẳng trục cho CSC, để kết hợp xương
tạo sự vững chắc tức thì, cho ngồi dậy sớm tránh được các biến chứng nằm lâu và để ghép xương kích thích sự liền xương tốt.
Đối với chấn thương cột sống cổ, điều trị phẫu thuật dù lối trước hay lối sau thì mục tiêu cũng là: giải ép, nắn xương, ghép xương và kết hợp xương. Lối vào trước có những ưu điểm là lấy được đĩa đệm thoát vị, ít nhiễm trùng [121]. Nhưng cũng có khuyết điểm như: không lấy được khối máu tụ và dây chằng vàng phía sau [61], nắn xương khó khăn và nguy hiểm, chống lực căng phía sau yếu khi có tổn thương các dây chằng phía sau [111]. Lối vào sau có nhiều ưu điểm như: đường mổ đơn giản vì không có cơ quan nào quan trọng cả, lấy được khối máu tụ và dây chằng vàng chèn ép phía sau [61], nắn xương an toàn, chống lực căng phía sau tốt [24]. Tuy nhiên, cũng có những khuyết điểm là không lấy được đĩa đệm phía trước (nếu có thoát vị), xâm phạm khối cơ sau cổ [122].
Phẫu thuật lối sau thường dùng nẹp – vít khối mỏm khớp, còn gọi là phẫu thuật Roy Camille (1961). Phẫu thuật này giải quyết sự mất vững ở cột sau rất tốt, nhưng vít bắt vào mỏm khớp có nguy cơ gây tổn thương mạch máu và rễ thần kinh phía trước [26].
Năm 1979, Bohlman giới thiệu kỹ thuật KHX với 3 sợi chỉ. Trong đó: 1 sợi chỉ néo ép mỏm gai và 2 sợi chỉ khác cố định chắc 2 mảnh xương ghép hai bên mỏm gai. Kỹ thuật này cũng đáp ứng được nhu cầu tái tạo sự vững chắc cột sau và có ưu điểm là ít nguy cơ tổn thương mạch máu và thần kinh hơn.
Ở Việt Nam, vào thập niên 70, Hoàng Tiến Bảo và cộng sự đã sử dụng lối vào phía trước để điều trị trật và gãy trật cột sống cổ C3-C7. Tiếp theo, Võ Văn Thành và Vũ Tam Tỉnh đã phẫu thuật lối trước cho các bệnh nhân bị trật và gãy trật CSC thấp bằng lối vào trước. Lần lượt các tác giả như Hà Kim Trung, Vũ Hùng Liên, Trương Thiết Dũng… sử dụng lối vào trước hoặc sau (làm nẹp – vít khối mỏm khớp) để điều trị chấn thương CSC thấp. Chưa có tác giả nào ứng dụng phẫu thuật Bohlman để điều trị chấn thương CSC thấp.
Vào thập niên 90, chúng tôi ứng dụng phẫu thuật Bohlman để điều trị các trường hợp gãy trật CSC thấp, tuy có đạt được kết quả khích lệ nhưng phương pháp