Khảo Sát Điều Lệ Của Các Ctny Trên Ttck Việt Nam

Inđônêxia, Hàn Quốc, Malaixia cho thấy, mặc dù có quy định về phương thức bầu dồn phiếu nhưng rất ít các công ty áp dụng hình thức này. Tại các nước này, thành viên HĐQT thường được bầu theo hình thức biểu quyết đa số cổ đông có mặt tại ĐHĐCĐ. Riêng Hàn Quốc có đưa ra một quy định về ứng viên cho vị trí thành viên HĐQT là phải nhận được ít nhất 25% tổng số phiếu bầu của toàn bộ các cổ đông 41. Ở Việt Nam, con số tương tự này phải là 65% nếu như hiểu theo cách thứ nhất.

Ở Mỹ, phương thức bầu dồn phiếu được áp dụng dễ dàng ở các công ty không phát hành chứng khoán, còn ở các công ty phát hành chứng khoán thì không khả thi vì số cổ đông quá lớn. Trong việc bầu chọn BGĐ “trừ khi có những quy định khác trong điều khoản thành lập công ty, còn thì các giám đốc được bầu bằng đa số phiếu, có nghĩa là các ứng cử viên có số phiếu bầu lớn nhất sẽ được chọn, cho dù họ có đạt được sự tán đồng từ đa số cổ phiếu có quyền tham gia bỏ phiếu hay không28. Quy định này tương tự với quy trình bầu chọn thành viên HĐQT tại Việt Nam nếu hiểu theo cách thứ hai.

Trên thực tế, các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam đã giải thích theo cách thứ nhất. Theo ông Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM thì “tỷ lệ 65% vẫn áp dụng cho bầu dồn phiếu”. Nếu vậy, quy định này đã không bảo vệ được cổ đông thiểu số theo thông lệ quốc tế 47.

Từ trường hợp của Công ty Vibex nêu trên, nhóm cổ đông nắm giữ 10,92% vốn điều lệ dồn toàn bộ số phiếu của mình để bầu bà Nguyễn Thanh Bình vào HĐQT. Nhưng nếu sau 5 tháng làm việc, HĐQT (đa số gồm các thành viên do nhóm cổ đông lớn chiếm 65,3% cổ phần phổ thông) tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ để bãi miễn Bà Bình thì sao? Theo Điều 115.2 – LDN 2005: thành viên HĐQT có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCD. Như vậy, quy tắc bầu dồn phiếu tại Điều 104.3.c - LDN 2005 đã bị vô hiệu hóa bởi quy định về bãi miễn thành viên HĐQT. Rõ ràng nhóm cổ

đông 10,92% là cổ đông nhỏ nên phải dồn tất cả phiếu của mình mới cử được một người vào làm thành viên HĐQT. Nhưng thành viên này “ngồi chưa ấm chỗ” đã bị nhóm cổ đông lớn chiếm trên 65,3% bãi miễn. Đây chính là cách thức để nhóm cổ đông lớn hơn 65% dần dần độc chiếm quyền quản lý điều hành.

- Tỷ lệ biểu quyết: Con số ít nhất 65% và 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận và tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định đối với các vấn đề được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ hay lấy ý kiến bằng văn bản đang làm đau đầu và gây khó khăn cho các NĐT nước ngoài, làm quan ngại một số NĐT lớn trong nước 17, Điều 102 và Điều 104. Bởi ở một số lĩnh vực, NĐT nước ngoài chỉ được góp vốn đến tỷ lệ cao nhất đến 51%. Để giải tỏa mối quan ngại này, Đoạn 502 Báo cáo của ban công tác Việt Nam gia nhập WTO có tuyên bố: “… Đại diện Việt Nam khẳng định kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bảo đảm rằng, mặc dù đã có những yêu cầu tại LDN, các NĐT thiết lập hiện diện thương mại dưới hình thức liên doanh theo các cam kết trong Biểu Cam Kết dịch vụ của Việt Nam sẽ có quyền xác định trong Điều lệ doanh nghiệp, tất cả những loại quyết định cần phải đệ trình xin phê duyệt của ĐHĐCĐ; các quy định về số đại biểu cần thiết, nếu có, trong quy trình bỏ phiếu; và tỷ lệ đa số phiếu chính xác cần có để đưa ra tất cả các quyết định, gồm tỷ lệ đơn giản là 51%42. Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 phê chuẩn nghị định thư gia nhập WTO cho phép áp dụng trực tiếp nội dung của cam kết WTO (“Nghị quyết 71”) quy định rằng: “trong trường hợp quy định của Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập WTO, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm19, điểm 2, đoạn 2. Quy định này phù hợp với tinh thần của Điều 3.3 LDN 2005 nhưng Nghị quyết 71 lại không nêu rõ chỉ áp dụng cho

doanh nghiệp có vốn nước ngoài hay cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Thắc mắc đặt ra và được Tổ công tác thi hành LDN, LĐT trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích rằng: “Cam kết này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong các ngành mà Việt Nam áp dụng hạn chế sở hữu đối với NĐT nước ngoài trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ

1. Mặc dù về mặt pháp lý, giải thích của Tổ công tác thi hành LDN và LĐT không có giá trị vì đây không phải là cơ quan có thẩm quyền giải thích luật nhưng đứng ở góc độ nghiệp vụ, các Sở Kế hoạch và Đầu tư vẫn thực hiện theo hướng dẫn này 38.

Kết luận chương 2:

Chương 2 tập trung vào phân tích cấu trúc, kỹ thuật pháp lý và các nội dung của Điều lệ mẫu theo Quyết định 15. Đây là phần quan trọng nhất của để tài, tác giả đã nêu ra những điểm tích cực và những điểm bất cập của ĐLM trong mối quan hệ với các văn bản pháp luật trước Quyết định 15 và các văn bản hiện hành. Từ sự phân tích và đánh giá ở chương 2 là cơ sở để tác giả có những khảo sát thực tiễn, sự tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn tại chương 3 cũng như đưa ra những kiến nghị, đề xuất xác đáng tại chương 4.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Chương 3‌

KHẢO SÁT ĐIỀU LỆ CỦA CÁC CÔNG TY

Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ SO SÁNH VỀ PHÁP LUẬT ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


3.1. Khảo sát Điều lệ của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Trong khả năng và thời gian có hạn, tác giả chỉ chọn 39 trong số hơn 700 CTNY trên cả 2 Sở GDCK Việt Nam. Tuy nhiên, đây là những doanh nghiệp tương đối điển hình: đó thuộc những doanh nghiệp nằm trong danh sách 66 công ty có vốn hóa lớn nhất TCCK Việt Nam năm 2009, nằm trong top 20 doanh nghiệp tiêu biểu niêm yết trên sàn Chứng khoán Việt Nam54, hoặc là một trong số những doanh nghiệp đầu tiên niêm yết 55.

Lựa chọn các doanh nghiệp trên, tác giả hy vọng có được cái nhìn vừa chuyên sâu về các nhóm ngành doanh nghiệp vừa đa chiều từ những CTNY có vốn hóa lớn nhất, CTNY sớm nhất, hoặc những công ty tiêu biểu nhất TTCC Việt Nam đề đảm bảo sự đánh giá khách quan về ĐLM. Danh mục cụ thể các Công ty khảo sát được thể hiện trong Phụ lục 4 của luận văn này.

3.1.1. Đánh giá chung về Điều lệ của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Qua nghiên cứu Điều lệ của các CTNY ở Việt Nam cho thấy, về cơ bản Điều lệ của các công ty tuân theo 03 cách làm:

- Tuân thủ hoàn toàn cách làm của ĐLM: từ cơ cấu đến nội dung;

- Kết hợp ĐLM và quy định chuyên ngành;

- Trên cơ sở cơ cấu của ĐLM, bám sát tinh thần LDN 2005 và các văn bản hướng dẫn LDN 2005, LCK và các văn bản hướng LCK.

Một cách khái quát, có thể đưa ra những đánh giá chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về tính hiệu quả của mỗi cách làm nêu trên:

- Khi Điều lệ của các Công ty (SSI, KBC, TDH, CII,VCR,SRC…) tuân theo các quy định của ĐLM, Điều lệ của các Công ty này thường có số lượng các điều bằng hoặc thấp hơn ĐLM. Trong trường hợp nhiều hơn thì số lượng điều nhiều hơn là không đáng kể. Điều lệ của các Công ty này có những điểm tích cực của ĐLM như đã đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, các Điều lệ này cũng vướng phải tất cả những sai sót và bất cập của ĐLM. Tỷ lệ các Công ty tuân theo quy định cuả ĐLM chiếm trên 85% số lượng các Điều lệ được khảo sát và nếu tính trên tổng số hơn 700 CTNY, con số hẳn còn lớn hơn nhiều;

- Khi Điều lệ của các công ty tuân theo cách làm thứ hai (IVS, HCM...), theo đó kết hợp cả ĐLM với quy định chuyên ngành thì Điều lệ của các Công ty này thường có điều nhiều, nhiều nội dung hơn hẳn so với ĐLM. Cách làm này chủ yếu được thực hiện ở các Công ty có ngành nghề kinh doanh đặc thù như Chứng khoán, Ngân hàng. Cũng giống như cách làm thứ nhất, Điều lệ của các công ty tuân theo cách thứ hai hầu hết có cơ cấu giữa các mục, điều không hợp lý, nhiều nội dung mâu thuẫn và bất hợp lý của ĐLM vẫn được giữ nguyên;

- Khi Điều lệ CTNY tuân theo cách làm thứ ba (SHS, HBC, PSI, EIB, STB, VCB…): làm theo hướng dẫn của Quyết định 15, bám sát các quy định của LDN 2005 và các văn bản hướng dẫn LDN (là các Nghi định, Thông tư) là các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn Quyết định 15 và/hoặc kết hợp với các quy định của Luật chuyên ngành (LCK, Luật Ngân hàng…) nếu là doanh nghiệp đặc thù. Các Điều lệ này có một số đặc điểm:

+ Vẫn theo hướng dẫn của Quyết định 15 nhưng có sự xem xét, bổ sung nên cơ cấu giữa các mục, phần, điều khá hợp lý; có sự phù hợp tương đối giữa tên gọi, nội dung và các vấn đề trong Điều lệ;

+ Do bám sát LDN 2005 nên những Điều lệ này tránh được nhiều quy định của ĐLM đi sai hoặc ngược lại tinh thần của LDN 2005;

+ Vì kết hợp các quy định của ĐLM nên các Điều lệ trên đã đưa vào những điểm tích cực của ĐLM mà LDN 2005 và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể nhưng đồng thời cũng mắc phải những vấn đề được xem là sai sót của ĐLM như đã nêu.

Ngoài ra, Điều lệ của các Công ty Chứng khoán, Ngân hàng thường có số lượng điều vượt trội lên so với các nội dung cơ bản trong ĐLM.

Đối với Điều lệ của các Công ty làm theo cách thứ ba này chưa hẳn đã hoàn hảo vì rất nhiều vấn đề của Luật chuyên ngành đã và đang được thực hiện vẫn còn những bất cập, vẫn đang được mổ xẻ, phân tích. Song chừng nào mà các quy định pháp luật đó chưa được sửa đổi thì nó vẫn có giá trị trên thực tế. Điều quan trọng ở đây là Quyết định 15 - một văn bản dưới luật thì không được phép và không nên là một văn bản trái luật hoặc đi ngược lại tinh thần của LDN 2005. Sự chi tiết và sáng tạo của nó, nếu có và cần, là làm sao cụ thể hóa hơn ý tưởng và tinh thần của Luật mà không hạn chế, bó hẹp các quyền của đối tượng bị quản lý nhưng cũng không làm méo mó vai trò quản lý của Nhà nước. Trong 3 cách làm trên, cách thứ ba có thể xem là có ưu thế hơn cả.

Thứ hai, việc yêu cầu các công ty sáng tạo pháp luật là điều không thể và không phải công ty nào cũng có những chuyên gia pháp lý giỏi để thực hiện sự chấp hành pháp luật một cách sáng tạo đúng đắn và hợp lý nhất. Cho nên cách tốt nhất là hãy để các chủ thể tuân theo pháp luật bằng cách xây dựng, ban hành các quy định pháp luật hợp lý, đúng đắn. Ngay cả khi pháp luật ban hành đúng thì quá trình thực thi vẫn có thể sai huống hồ nếu pháp luật ban hành còn nhiều sai sót thì việc các chủ thể tuân theo sự sai sót của cơ quan quản lý là điều rất dễ hiểu. Trong 39 Điều lệ được khảo sát, rất ít các Điều lệ có “văn phong riêng”. Hầu hết là bê nguyên xi các quy định của ĐLM đến từng dấu chấm, dấu phẩy bất kể sai hay đúng, thiếu hay thừa so với LDN 2005 mà không hề có sự đối chiếu giữa điều trước với điều sau để có những

chỉnh sửa cần thiết. Các công ty viết về tổ chức và hoạt động của mình mà như đang viết cho một tổ chức nào đó chứ không phải mình, một số những lỗi phổ biến:

- Quy định không đúng/không rõ bằng ĐLM hoặc thậm chí còn rối hơn

ĐLM;


- Ôm đồm nhiều nội dung trong một điều và nhầm lẫn các khái niệm;

- Số lượng các Điều lệ thể hiện chủ kiến và quan điểm riêng của công

ty ở một mức độ nhất định chỉ chiếm 21% trong tổng số khảo sát: gồm: SHS, HCM, PSI, HBC, STB, VCB, EIB, VIC;

- Làm phức tạp hóa những nội dung vốn đã rất dễ hiểu của Điều 79 - LDN 2005 khi quy định: “Các cổ đông nắm giữ nhỏ hơn 6% số cổ phần biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để đề cử các ứng viên HĐQT. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ đến dưới 10% số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng được đề cử một ứng viên” ( Điều 24.3- PVI…).

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được chuyển đối thành Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ tháng 01 năm 2009 nhưng Điều lệ của rất nhiều Công ty được sửa đổi sau thời điểm tháng 01/2009 vẫn tồn tại cụm từ “Trung tâm Giao dịch Chứng khoán” 24. Qua đó cho thấy Điều lệ công ty đã và không được coi trọng đúng mức.

Có thể thấy rõ hơn về tình hình Điều lệ của các CTNY ở Việt Nam qua Bảng khảo sát được thể hiện trong Phụ lục 5 của luận văn này.

Thứ ba, tính hợp lý của một số nội dung cơ bản trong Điều lệ của các CTNY:

- Về cơ quan quyền lực cao nhất của công ty: 100% các Điều lệ được khảo sát đều có sự nhầm lẫn giữa cuộc họp của ĐHĐCĐ với cơ quan

ĐHĐCĐ. Điều này bắt nguồn từ sự sai lầm của ĐLM 15 như đã đề cập trong Chương II.

- Về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích cổ đông, quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT: Hầu hết các Điều lệ đều có cách làm của ĐLM là siết chặt quyền của cổ đông, trao thêm nhiều quyền cho HĐQT trái với LDN 2005. Việc cụ thể hóa các quyền của HĐQT hay xây dựng cơ chế bảo vệ cho HĐQT trong quá trình thực hiện công việc như tại Điều lệ của một số Công ty là cần thiết song không được làm phương hại đến quyền, lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, các quy định làm ảnh hưởng và hạn chế đến quyền của cổ đông thể hiện trên nhiều khía cạnh và ở tất cả các CTNY được chọn khảo sát, chẳng hạn: Quy định cổ đông chỉ có quyền quyết định mức cổ tức không cao hơn mức do HĐQT đề xuất (90% các Điều lệ); chỉ cổ đông sáng lập mới được đề cử thành viên HĐQT hay quy định cho các cổ đông nắm giữ tối thiểu 5% số cổ phần biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng mới có quyền gộp số quyền biểu quyết với cổ đông khác để đề cử các ứng viên HĐQT; chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ có quyền tạm hoãn cuộc họp ĐHĐCĐ ngay cả khi có đủ số đại biểu cần thiết mà không cần lấy ý kiến của Đại hội; HĐQT phải triệu tập cuộc họp của ĐHĐCĐ khi có yêu cầu của kiểm toán viên…

- Về điều kiện tiến hành cuộc họp của ĐHĐCĐ và việc thông qua các Quyết định của ĐHĐCĐ: Phần lớn các Công ty tuân theo quy định của ĐLM và cũng là của Luật DN. Tuy nhiên, việc quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn (STB, VCB…) không có nghĩa là sai vì Nghị quyết 71 cho phép điều đó.

- Về thành viên HĐQT độc lập: Trừ tổ chức niêm yết là các Ngân hàng bắt buộc phải có thành viên HĐQT độc lập theo quy định nên Điều lệ của các Công ty này có quy định tương đối chi tiết về thành viên HĐQT độc lập 22, Điều 62. Số công ty còn lại đều quy định chung chung như cách làm của ĐLM;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023