Trình Bày Được Định Nghĩa Của Khử Khuẩn, Tiệt Khuẩn.

Khi chuyển viện, điều dưỡng phải bàn giao đầy đủ giấy tờ và phản ánh những đặc điểm về tư tưởng, sinh hoạt của người bệnh để cơ sở điều trị mới tiếp tục quản lý: đưa người bệnh đến phòng bệnh, ký nhận bàn giao xong mới ra về

- Quy trình chuyển người bệnh (chuyển khoa, phòng, chuyển viện..):

Điều dưỡng báo và giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết lý do chuyển, ngày giờ chuyển.

Giúp người bệnh thu dọn tư trang cá nhân để di chuyển.

Giúp người bệnh đến khoa mới, viện mới cùng với tư trang cá nhân bằng phương pháp vận chuyển an toàn và thích hợp (dìu, cán, xe đẩy, xe ô tô…)

Bàn giao người bệnh với khoa mới, viện mới:

+ Tình trạng người bệnh, các thủ tục hành chính chuyên môn, tư trang của người bệnh.

+ Ký nhận bàn giao với điều dưỡng khoa mới, viện mới. Trở về khoa phòng mình báo cáo với điều dưỡng trưởng

+ Người bệnh đã chuyển đến khoa mới,viện mới an toàn.

+ Ngày giờ chuyển

+Tình trạng người bệnh khi di chuyển.

3. NGƯỜI BỆNH RA VIỆN

Khi ốm đau người bệnh nằm viện được cán bộ y tế điều trị và chăm sóc, bệnh đã khỏi và được ra viện nhưng trên thực tế cơ thể vẫn còn yếu, mệt, bệnh tật có khả năng tái phát. Do vậy trước khi ra viện điều dưỡng cần phỉa hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe để người bệnh có kiến thức về bệnh và có khả năng tự chăm sóc bản thân tại nhà để nâng cao sức khỏe.

3.1. Các thủ tục cần thiết của việc ra viện

- Phải tập trung đầy đủ hồ sơ bệnh án, có ghi rõ: ngày giờ ra viện và kết quả điều trị.

- Chuyển hồ sơ người bệnh lên phòng kế hoạch tổng hợp để làm thủ tục ra viện.

- Báo gia đình hoặc cơ quan người bệnh biết ngày giờ ra viện, thủ tục hành chính để đến đón người bệnh và thanh toán viện phí.

- Giải thích cho người bệnh biết rõ các kết quả điều trị, cách điều trị tiếp tại nhà, hướng dẫn cách ăn uống để nâng cao thể trạng.

- Dặn người bệnh những điều cần lưu ý về điều trị phòng bệnh để duy trì kết quả điều trị. Nếu người bệnh có khám lại theo định kỳ thì phải báo rõ ngày giờ đến khám lại, giải quyết các tắc mắc của người bệnh nếu có.

3.2. Chuẩn bị dụng cụ

Các phương tiện vận chuyển thích hợp

3.3. Kỹ thuật tiến hành

- Giúp người bệnh

- Thu dọn tư trang cá nhân và trả lại đồ dùng cho khoa.

- Thanh toán viện phí.

- Giúp người bệnh thay, mặc quần áo, trả lại quần áo cho bệnh viện (đối với trẻ em, người già, người tàn tật).

- Kiểm tra xem người bệnh đã nhận giấy ra viện chưa, y lệnh của bác sĩ để thực hiện tiếp tại nhà hoặc giấy hẹn đến khám định kỳ của bác sĩ.

Hướng dẫn giáo dục sức khỏe người bệnh về chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp với bệnh, …

Tiễn người bệnh ra khỏi phòng bệnh, lên xe chào tạm biệt và chúc sức khỏe người bệnh.

- Trở lại khoa thu dọn vải giường cho vào túi đựng đồ bẩn.

- Thông báo cho hộ lý biết người bệnh đã ra khỏi bệnh viện để vệ sinh buồng bệnh

- Báo cáo điều dưỡng trưởng biết đã hoàn thành nhiệm vụ cho người bệnh ra viện.



BẢNG KIỂM TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN CHUYỂN VIỆN RA VIỆN TT NỘI DUNG 1BẢNG KIỂM TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN CHUYỂN VIỆN RA VIỆN TT NỘI DUNG 2


BẢNG KIỂM

TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN, CHUYỂN VIỆN, RA VIỆN


TT

NỘI DUNG

Đúng

Sai


NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN



1

Phòng chờ



2

Chuẩn bị phòng chờ



3

Hướng dẫn người bệnh những thủ tục hành chính




Phòng khám



4

Nhận định tình trạng người bệnh



5

Phân loại người bệnh theo thứ tự ưu tiên




Tại khoa, phòng bệnh



6

Nhận bàn giao người bệnh



7

Chuyển người bệnh đến buồng bệnh



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


8

Lấy dấu hiệu sinh tồn, hoàn chỉnh hồ sơ



9

Phụ giúp bác sĩ khám bệnh



10

Hướng dẫn nội quy khoa phòng




NGƯỜI BỆNH CHUYỂN VIỆN




Chuẩn bị người bệnh



1

Hướng dẫn, giải thích những điều cần biết



2

Kiểm tra tình trạng người bệnh, tư trang




Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện



3

Thuốc, dụng cụ cấp cứu khi cần



4

Phương tiện vận chuyển




Kỹ thuật tiến hành



5

Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn



6

Đưa người bệnh lên phương tiện vận chuyển



7

Chuyển người bệnh đến viện mới, bàn giao, ký sổ, chào người bệnh




NGƯỜI BỆNH RA VIỆN



1

Thông báo cho người bệnh và người nhà người bệnh



2

Hướng dẫn các thủ tục cần thiết



3

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà



4

Chào người bệnh



CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn câu đúng nhất (câu 1- 4)

Câu 1. Mục đích đón tiếp người bệnh vào viện:

A. Giúp người bệnh tránh lo âu, sợ hãi

B. Nhiệt tình

C. Thông cảm với nỗi đau người bệnh

D. Tất cả đều đúng

Câu 2. Người bệnh cần được ưu tiên:

A. Bệnh cấp cứu

B. Người già

C. Trẻ em

D. Tất cả đều đúng

Câu 3. Người bệnh được chuyển vào khoa khi có quyết định của:

A. Điều dưỡng trưởng

B. Điều dưỡng trưởng bệnh viện

C. Điều dưỡng viên

D. Bác sĩ trưởng khoa

Câu 4. Nhiệm vụ chuyển người bệnh từ khoa này sang khoa khác là:

A. Bác sĩ điều trị

B. Sinh viên, học sinh

C. Hộ lý

D. Điều dưỡng viên

Chọn đúng sai (câu 5-10)


Câu

Nội dung

Đúng

Sai

5

Người bệnh ở tỉnh xa đến khám, điều dưỡng cho vào viện ngay



6

Người bệnh cấp cứu vào khám, điều dưỡng phải hỏi tỉ mỉ bệnh sử



7

Điều dưỡng chỉ cần lấy dấu hiệu sinh tồn để nhận định tình trạng người bệnh



8

Khi người bệnh ra viện, điều dưỡng hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, tập luyện tại nhà



9

Điều dưỡng viên phải liên hệ với khoa mới để bố trí thời gian chuyển người bệnh đến.



10

Báo gia đình hoặc cơ quan người bệnh biết ngày giờ ra viện, thủ tục hành chính để đến đón người bệnh và thanh toán viện phí



Bài 4

KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

1. Trình bày được định nghĩa của khử khuẩn, tiệt khuẩn.

2. Trình bày được các phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn .

3. Kể được các dung dịch hóa chất dùng để khử khuẩn, tiệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện.

NỘI DUNG:

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa khử khuẩn :

Khử khuẩn là tiêu diệt làm giảm số lượng các vi sinh vật (vi khuẩn) trên dụng cụ, trên da người bệnh tới mức không gây hại đối với sức khỏe (trừ các bào tử của vi khuẩn trên tế bào sống).

1.2. Định nghĩa tiệt khuẩn :

Tiệt khuẩn là sự tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật bao gồm cả virus và nha bào bằng nhiệt độ hoặc bằng bức xạ.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ KHUẨN:

2.1. Tẩy uế (khử khuẩn) :

Là quá trình xử lý các vật dụng trở nên an toàn hơn (sạch hơn) trước khi cọ rửa, làm mất đi các vết máu hoặc các chất bẩn bám vào sàn nhà, giường, các dụng cụ, thiết bị y tế, đồ vải, găng tay, kim, bơm tiêm… làm giảm ngay nguy cơ lây truyền các bệnh.

Quy trình tẩy uế :

Đeo găng tay bảo vệ.

Pha dung dịch tẩy uế 0,5% hoặc javen, presep (có bảng hướng dẫn kèm theo).

Ngâm ngập các dụng cụ trong dung dịch tẩy (đảm bảo dụng cụ được tiếp xúc với dung dịch tẩy) trong thời gian tối thiểu 10 phút.

Lấy dung dịch ra tráng ngay bằng nước nguội để tránh sự ăn mòn dụng cụ.

2.2. Làm sạch (cọ rửa) :

Cọ rửa là quá trình cơ học để loại bỏ máu, dịch của cơ thể hay bụi hoặc đất bẩn ra khỏi bề mặt dụng cụ hoặc da người bệnh.

Quy trình cọ rửa:

Đi găng tay bảo hộ. Pha xà phòng với nước.

Tháo hoàn toàn các bộ phận có thể tháo rời được. Ngâm vật dụng trong nước xà phòng.

Dùng bàn chải hoặc dụng cụ thích hợp để cọ rửa (dụng cụ luôn ngập trong chậu nước để tránh tình trạng bị bắn tung tóe các chất bẩn).

Rửa sạch xà phòng, tráng nước sạch 3 lần.

Lau khô (hoặc hong khô), lắp ráp các chi tiết tránh rơi hoặc nhầm lẫn.

Chú ý: với nòng ống thông thì phải dùng que và nước xà phòng thông hoặc bơm

thụt.

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN

3.1. Phương pháp tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm (nồi hấp):

Dụng cụ tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm gồm 2 loại: loại cung cấp nhiệt bằng điện và loại cung cấp nhiệt bằng cách đun.

Ưu- nhược điểm của phương pháp tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm :

Ưu điểm :

+ Tiêu diệt được các vi khuẩn và bào tử của chúng trong một thời gian ngắn.

+ Các vật dụng được hơi nước ngấm vào và được nóng nhanh chóng.

+ Tiêu khuẩn được nhiều loại dụng cụ và vật dụng khác.

+ Dễ kiểm soát hơn các máy khử khuẩn khác.

Nhược điểm :

+ Không khử khuẩn được các loại dầu mỡ, phấn bột.

+ Sử dụng máy không đúng sẽ mất an toàn và không có hiệu quả

3.2. Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô (tủ sấy):

Phương pháp này đòi hỏi nhiệt độ cao hơn, thời gian dài hơn; do vậy chỉ phù hợp với dụng cụ thủy tinh, dụng cụ kim loại (không thể sử dụng phương pháp này cho dụng cụ bằng cao su, plastic).

Ưu - nhược điểm : Ưu điểm :

+ Rất tốt với các loại dụng cụ thủy tinh.

+ Các dụng cụ sắc nhọn không bị cùng mòn.

+ Các loại dầu, phấn bột khi tiệt khuẩn sẽ hiệu quả hơn.

Nhược điểm:

+ Thời gian tiệt khuẩn kéo dài hơn tiệt khuẩn bằng sức nóng ẩm.

+ Với dụng cụ bằng vải và cao su nhiệt độ cao có thể bị hư hỏng.

3.3. Tiệt khuẩn bằng hóa chất :

Phương pháp tiệt khuẩn bằng hóa chất được áp dụng với các dụng cụ không chịu được nhiệt cao, hiện nay thường dùng glutaraldehyd 2% (cidex) để tiệt khuẩn.

3.3.1 Quy trình tiệt khuẩn bằng hóa chất :

- Đeo găng tay và kính bảo vệ.

- Pha chế, sử dụng dung dịch ở nơi thoáng gió.

- Tuân theo sự chỉ dẫn ở nơi sản xuất.

- Thực hiện: để dụng cụ đã được tẩy uế, cọ rửa sạch sẽ, lau khô trước. Ngâm chìm ngậm dụng cụ, các ngóc ngách của dụng cụ vào dung dịch cidex 2%. Thời gian ngâm dụng cụ trong dung dịch để có tác dụng tiệt khuẩn ít nhất là 10 tiếng.

- Lấy dụng cụ bằng nẹp vô khuẩn.

- Tráng dụng cụ bằng nước vô khuẩn.

- Lau dụng cụ bằng khăn vô khuẩn và bảo quản trong hộp vô khuẩn.

- Đổ bỏ dung dịch đã dùng, nếu dung dịch cần phải dùng lại, đánh dấu ngày pha, ngày hết hạn theo hướng dẫn của nơi sản xuất.

Chú ý :

+ Dụng cụ phải sạch và khô trước khi tiệt khuẩn.

+ Chậu đựng dung dịch tiệt khuẩn, nước vô khuẩn phải có nắp đậy, dung dịch phải đủ để ngập dụng cụ

3.3.2 Hóa chất thường dùng trong bệnh viện :


TT

HÓA CHẤT

THỜI GIAN

1

Cồn 70o – 90o

10 phút

2

Hypoclorit (javel) 0,1% - 5%

10 – 30 phút


3

Cloramin 1% - 3%

Cloramin 0,5%

5 phút

30 – 40 phút


4

Presept

Viên 2,5g pha 7 viên/1lít nước

Viên 0,5g pha 9 viên/5 lít nước.


Tối đa 60 phút


5

Microshield

loại: 4% , 2% ,0.5%


3 – 5 phút

6

Phenol 1 – 2%

Khử khuẩn

7

Betadin

30 phút


8


Cidex 14 và 28 ngày.

Dung dịch cidex 145 (14)

Dung dịch cidex 285 (28)

9

CIDEZYM

2 phút, tối đa 24 giờ

10

Formal dehyd

30 phút


4. Các phương pháp tiệt khuẩn ở mức độ cao :

Là phương pháp nhằm tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật gây bệnh (kể cả vi sinh vật gây viêm gan B hoặc HIV/AIDS) nhưng không diệt được nha bào.

4.1 Tiệt khuẩn bằng nhiệt ở mức độ cao :

Là phương pháp khử khuẩn có hiệu quả, phương pháp này có thể thực hiện được bằng nồi luộc, nồi hấp.

4.1.1 Tiệt khuẩn bằng luộc sôi :

- Có thể áp dụng với các dụng cụ tử cung, mỏ vịt, panh, kẹp cổ tử cung, kim, bơm

tiêm.


- Quy trình :

+ Tẩy uế và làm sạch toàn bộ vật dụng, tháo rời dụng cụ nếu tháo được.

+ Cho nước ngập toàn bộ dụng cụ (nên dùng nước đun sôi để nguội, nước mưa,

nước cất để tránh cặn.

+ Đậy nắp lại và đun sôi ở nhiệt độ 100oC trong thời gian ít nhất 20 phút (tính từ khi nước bắt đầu sôi).

+ Nếu nước sôi cần cho thêm dụng cụ vào phải tính thời gian kể từ khi nước bắt đầu sôi trở lại.

+ Dùng kẹp đã khử khuẩn để lấy dụng cụ ra khỏi nồi và để vào trong hộp đựng vô khuẩn có nắp đậy.

+ Không bao giờ để vật dụng trong nước khi nước đã nguội, nên luộc chung vật dụng cùng loại để xử lý dễ dàng hơn.

4.1.2 Tiệt khuẩn bằng nồi hấp ướt :

Quy trình:

- Tẩy uế, cọ rửa, làm sạch, tháo rời, lau khô dụng cụ.

- Cho dụng cụ vào nồi hấp.

- Đậy nắp lại và hấp dụng cụ trong 20 phút.

- Lấy dụng cụ bằng kẹp đã khử khuẩn.

- Hong khô.

- Khi dụng cụ khô, bảo quản trong một hộp đã tiệt khuẩn, có nắp đậy kín.

4.1.3 Khử khuẩn bằng hóa chất :

Là phương pháp khử khuẩn được áp dụng khi các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt không có điều kiện để thực hiện (các dụng cụ không chịu được nhiệt và các dụng cụ không cần tiệt khuẩn).

Quy trình :

+ Tẩy uế, cọ rửa, làm sạch, lau khô dụng cụ, vật dụng.

+ Đổ ngập các vật dụng, dụng cụ bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp.

+ Ngâm theo thời gian quy định của từng loại hóa chất (theo bảng hướng dẫn của các nhà sản xuất).

+ Tráng sạch bằng nước chín và hong khô.

+ Đem dùng ngay hoặc bảo quản trong hộp đã khử khuẩn ở mức độ cao.

5. BẢO QUẢN

1.Tất cả các dụng cụ đã tiệt khuẩn, khử khuẩn phải ghi rõ tên dụng cụ và hạn sử dụng (ngày hấp sấy, ngày hết hạn)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2024