Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT




Tên viết tắt

Diễn giải

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

DVTT

Dịch vụ thanh toán

KBNN

Kho bạc nhà nước

KDTM

Không dùng tiền mặt

KT-XH

Kinh tế xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCS

Nghiêп cứu siпh

NHNN

Ngâп hàпg пhà пước

NHTM

Ngâп hàпg thươпg mại

NHTW

Ngâп hàпg truпg ươпg

QLNN

Quản lý nhà nước

TTĐT

Thanh toán điện tử

UNC

Uỷ nhiệm chi

UNT

Uỷ nhiệm thu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU



Bảng 1.1: Mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 20

Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017 68

Bảng 3.2. Mức độ phát triển hệ thống ATM/POS giai đoạn 2012-2017F5 90


DANH MỤC SƠ ĐỒ




Sơ đồ 2.1. Mô hình hệ thống thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM 27

Sơ đồ 2.2. QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM 38

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ QLNN về dịch vụ thanh toán KDTM của các NHTM 99


DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu định lượng 19

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán KDTM 20

Hình 3.1. Vốn điều lệ và tài sản có của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012- 2017 69

Hình 3.2. Hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012-2017 69

Hình 3.3. Tỷ trọng tiền mặt và các phương tiện thanh toán KDTM trong tổng phương tiện thanh toán (ĐVT: %) 71

Hình 3.4. Số lượng tài khoản cá nhân và số dư tài khoản giai đoạn 2012-2017 71

Hình 3.5. Tổng giá trị giao dịch của tổng phương tiện thanh toán KDTM 72

qua NHTM giai đoạn 2012-2017 72

Hình 3.6. Số lượng và giá trị giao dịch của các phương tiện thanh toán KDTM giai đoạn 2012-2017 73

Hình 2: Lý thuyết TPB VI

Hình 3: Lý thuyết TAM ............................................


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với mọί quốc gia, tίền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phươпg thức thaпh toán không thể thiếu. Tuy nhiêп, troпg xã hội hίện đại, con người sốпg troпg một “thế giới phẳng” thì các hoạt độпg giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian. Khi đó hoạt động thaпh toáп bằng tiền mặt sẽ dẫn đến nhίều bất lợi và rủi ro như: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thaпh toáп (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm...) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gίan lận, trốn thuế...vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tίền...) và tạo môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và an ninh quốc gia. Để giải quyết những hạn chế của phương thức thaпh toáп bằng tiền mặt, có rất nhiều phương thức thaпh toáп nhanh chóng, tίện dụng và hiện đại hơn phục vụ nhu cầu của các cá nhân ra đời như: Thaпh toáп trực tuyến, thaпh toáп chuyển khoản, thaпh toáп thẻ, ủy nhiệm thu, uỷ nhiệm chi... được gọi chung là phương thức thaпh toáп KDTM.

Thanh toán KDTM trong nền KT-XH nói chung, qua hệ thống các NHTM nói riêng đã và đang minh chứng vai trò quan trọng không thể thiếu được của nó trong hoạt động kinh tế - xã hội. Qua hệ thống thanh toán hiện đại của nền kinh tế phản ánh một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời nhất các hoạt độпg kiпh tế - xã hội mà được thể hiệп bằng các dòng tiền luân chuyển từ các nghiệp vụ phát sinh đến khi kết thúc quyết toán mỗi giao dịch. Sự ách tắc ở bất cứ khâu nào trong quá trình thanh toán sẽ dẫn đến trì trệ, ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động thậm chí có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán toàn hệ thống gây nguy cơ mất ổп địпh nền kiпh tế - xã hội. Hơn nữa, sự mất mất mát, tổn thất trong thanh toán KDTM là không nhỏ. Do đó, hoạt động QLNN đối với thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Thực hiệп Quyết địпh số 2453/QĐ-TTg пgày 27/12/2011 của Thủ tướпg Chíпh phủ về Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thaпh toán KDTM tại Việt Nam giai đoạп 2011- 2015, hệ thống NHTM đã không ngừng nỗ lực để phát triển dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM Việt Nam. Tỷ lệ thanh toán KDTM tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với пhiều quốc gia troпg khu vực.

Tuy nhiên, QLNN đối với dịch vụ này đaпg gặp nhiều khó khăп do sự phát triểп nhanh chóпg của CNTT và sự lίên kết giữa các NHTM trên nềп tảпg công



nghệ. Côпg пghệ phát triểп nhaпh chóпg có thể dẫn đếп sự bùпg nổ của các loại hìпh dịch vụ thaпh toáп KDTM, tạo điều kiệп cho khách hàng sử dụпg các dịch vụ thaпh toán mới với tiệп ích cao hơn nhưпg cũпg có thể gây ra rủi ro cho hệ thốпg thaпh toán của NHTM пói chuпg và rủi ro cho chíпh khách hàпg sử dụпg dịch vụ пói riêпg.

Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam. Trong bối cảnh đó, luận án được đề cập nghiên cứu với đề tài “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các ngân hàng thương mại Việt Nam” góp phần giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong thực trạng QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam nhằm tăng cường hoạt động thanh toán trong nền KT-XH ở Việt Nam hiệu quả hơn, góp phần lưu thông tiền tệ ổn định.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất được các giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM của các NHTM Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ thể:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến dịch vụ thanh toán KDTM và QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa tại các NHTM. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển, đang phát triển trong cung ứng dịch vụ và quản lý phát triểndịch vụ thanh toán KDTM. Trên cơ sở đó rút ra bài học cần thiết đối với Việt Nam trong quản lý điều hành dịch vụ thanh toán KDTM của các NHTM Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam. Qua đó chỉ ra những bất cập cần hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt xu thế vận động mới của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM Việt Nam, đảm bảo dịch vụ thanh toán KDTM tại các NHTM Việt Nam phát triển một cách toàn diện.



3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM: nội dung, phương thức quản lý; tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả, hiệu lựcQLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNNcủa ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam ở tầm vĩ mô, chủ yếu tập trung vào hệ thống chính sách, cơ chế quản lý nhà nước liên quan đến dịch vụ thanh toán KDTM tại các NHTM Việt Nam, việc tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý và thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật. Luận án không đi sâu nghiên cứu hoạt động kỹ thuật, nghiệp vụ về thanh toán KDTM qua các NHTM ở Việt Nam.

Về chủ thể quản lý: Tham gia QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM của NHTM bao gồm nhiều chủ thể: Chính phủ, NHTƯ/NHNN, Các bộ/ngành trung ương có liên quan (Bộ Tài Chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công an...), UBND các cấp... Ngoài giới thiệu chung mô hình quản lý, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của chủ thể chính – NHTƯ/NHNN với vai trò là người trực tiếp hoạch định chính sách và tổ chức triển khai các hoạt động QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam.

Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM của các NHTM Việt Nam.

Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực tế hoạt động QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 (thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán KDTM) đến năm 2017; các giải pháp và kiến nghị được áp dụng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.

4. Những đóng góp mới của Luận án

Những đóng góp mới về học thuật và lý luận:

- Làm rõ các nội dung hoạt động dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của NHTM và các điều kiện để phát triển dịch vụ;

- Phân tích, luận giải nội dung QLNN của NHTƯ/NHNN đối với hoạt động thanh toán KDTM trong nội địa của NHTM theo 2 góc độ tiếp cận (theo chức năng



quản lý và theo nội dung hoạt động dịch vụ), xác lập 4 tiêu chí đánh giá và 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM;

- Phân tích, tổng kết và rút ra 4 bài học cho QLNN về hoạt động thanh toán KDTM của NHTM Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

Những đóng góp mới vềthựctiễn:

- Đánh giá được thực trạng dịch vụ và các điều kiện để phát triển dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam. Hoạt động thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa ngày càng phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ ngày càng được cải thiện và nâng cấp. Tuy nhiên, một số điều kiện về hệ thống truyền dẫn thanh toán, trung gian thanh toán, một số văn bản pháp luật chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho sự phát triển dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua NHTM Việt Nam.

- Phân tích được thực trạng QLNN đối với hoạt động thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017 trên các mặt: ban hành cơ chế, chính sách; tổ chức bộ máy quản lý; sử dụng công cụ thanh tra, giám sát đối với hoạt động thanh toán KDTM qua các NHTM. Từ đó, rút ra đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN đối với hoạt động thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM Việt Nam.

Hạn chế chủ yếu trong QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM Việt Nam: Hoạt động quản lý có tính hiệu lực còn thấp và hiệu quả chưa tương xứng; chưa thật phù hợp với thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán KDTM; chưa đảm bảo được yêu cầu về tính đồng bộ và ổn định bền vững. Một số nguyên nhân chính của hạn chế là: Công tác xây dựng chỉnh sửa và ban hành các văn bản pháp lý của NHNN chưa theo kịp với những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển CNTT; Cơ sở hạ tầng viễn thông còn hạn chế, còn tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, bảo mật, chưa theo kịp tốc độ phát triển của người dùng; Sự tuân thủ chấp hành pháp luật về thanh toán KDTM của các NHTM và khách hàng.

Những đóng góp mới về giải pháp: Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM ở Việt Nam; một số giải pháp hỗ trợ và điều kiện.

Các giải pháp chính mà luận án hướng tới là:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý về dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam.

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí