Áp Dụng Mô Hình Quản Trị Dây Chuyền Cung Ứng Scm (Supply Chain Management) Trong Vận Tải Giao Nhận.

nghệ cao trong công việc tạo nên những lợi thế cạnh tranh nổi trội; đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện chuyên chở, xếp dỡ và kho bãi một cách đồng bộ và hiện đại.

2.1.3. Sự kết hợp các phương thức phân phối

Hàng hoá được phân phối đến khách hàng, người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối khác nhau. Chiến lược quan trọng nhất của một doanh nghiệp là tạo được một kênh thông suốt giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở tới khả năng sinh lời.

Phân phối, quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả bao gồm những nghiệp vụ sau:

- Phân phối: Bố trí kênh phân phối hợp lý và khoa học, cần phải liên kết chặt chẽ giữa địa điểm với thời gian, nghĩa là phải xây dựng kho bãi hợp lý nhất, công ty gần nơi nguồn nguyên liệu hoặc nơi có hệ thống giao thông xuyên suốt, đồng thời xây dựng kho tàng gần nơi tiêu thụ và phải đáp ứng những yêu cầu sau:

* Tìm nguyên liệu cần thiết ở đâu?

Tìm nguồn cung cấp năng lượng ở đâu? Tìm nguồn cung cấp lao động ở đâu?

Tìm nguồn cung cấp máy móc, thiết bị ở đâu? Đặt nhà máy và cơ sở sản xuất ở đâu?

Xác lập chi nhánh của công ty ở đâu?

Lựa chọn đối tác sản xuất kinh doanh ở đâu?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

* Ví dụ : Công ty ShinHan Vina chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu

Do đặc thù ngành may mặc phải sử dụng lao động nhiều nên công ty phải tìm nguồn cung cấp lao động ở các địa phương như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tây… Các địa phương này có lực lượng lao động có tay nghề cao, giá nhân công tương đối rẻ…

Dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận của Việt Nam - 6

Do tích chất công việc cần phải thành lập các nhà máy tập trung do vậy công ty cần xây dựng các nhà máy gần nơi cung cấp nguồn lao động, trong các khu công nghiệp tập trung, vì thế công ty đặt nhà máy tại khu công nghiệp Phố Nối- Hưng

Yên là nơi có rất nhiều công ty may mặc, gần trục đường 5 rất dễ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đến cảng hải phòng

Công ty đầu tư trang thiết bị chủ yếu là nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan, Các thiết bị còn lại thường chọn công ty cơ khí Gia Lâm cung cấp. Mặc dù là doanh nghiệp trong nước nhưng công ty cơ khí Gia Lâm cung cấp rất nhiều thiết bị với giá cả rất cạnh tranh, hệ thống bảo trì tốt so với các thiết bị nhập khẩu.

Về nguồn nguyên liệu, trong khu công nghiệp có các công ty sản xuất các sản phẩm phụ trợ dùng trong ngành may mặc, nên công ty đã tận dụng rất tốt lợi thế về khoảng cách, thời gian giao hàng nên chủ động được trong công việc.

- Bảo quản hàng hoá

Hàng hoá được bảo quản tốt nhất trong mọi điều kiện khác nhau, trong quá trình vận chuyển hay được lưu trong kho. Hệ thống bảo quan hàng hoá cần được chú trọng ở các khâu: Vận chuyển trên phương tiện chuyên chở, dịch vụ kho bãi phù hợp từng loại hàng khác nhau sao cho trong qua trình vận chuyển, lưu kho bãi đến tay người tiêu dùng không xảy ra những tổn thất. Việc bảo quản hàng hoá có những phương pháp khác nhau tuỳ từng mặt hàng mà có những phương pháp riêng, chẳng hạn hàng đông lạnh thì được bảo quản trong nhưng thiết bị như Container lạnh, xe đông lạnh, hàng dễ vỡ thì được đóng gói cẩn thận tránh đổ vỡ.

- Quản lý kho bãi.

Hàng hoá được xếp dỡ vào kho bãi, ngoài sự bảo quản về chất lượng thì các công ty Logistics phải quản lý hệ thống kho bãi của mình, xây dựng các kho hàng và trung tâm phân phối ở đâu ? Tình hình nhập kho xuất kho như thế nào, trong quá trình đó có xảy ra những sự cố gì không. Hệ thống thông tin giữa hệ thống kho bãi với các bộ phận khác liên tục được trao đổi và thông suốt, sắp xếp hợp lý hàng hoá nhập và xuất ra một cách hợp lý nhất nhằm giảm những chi phí phát sinh.

- Bao bì, nhãn mác, đóng gói

Hàng hoá sau khi được vận chuyển đến kho hoặc nơi tiêu thụ thì được đóng bao bì, dán nhãn, đóng gói với nhau trước khi đến tay người tiêu dùng. Việc dán nhãn, bao bì của sản phẩm tuân theo những quy định của khách hàng sao cho phù hợp với yêu cầu khách hàng, chủng loại sản phẩm cũng như thị trường đang hướng

đến. Hàng hoá được đóng gói bao bì đạt tiêu chuẩn như an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì và nhãn mác không trái nguyên tắc trong thương mại quốc tế.

2.1.4. Sự kết hợp các phương thức quản trị.

Để giảm thiểu những khoản chi phí bất hợp lý, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng chỉ còn cách các nhà cung ứng, nhà sản xuất, người vận tải, người kinh doanh kho bãi,… cùng phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp để tối ưu hoá chuỗi hoạt động kinh tế, để tổ chức sản xuất và phân phối hàng hoá một cách có hiệu quả, đúng chủng loại, đủ số lượng, đúng địa điểm, kịp thời gian, với chi phí được giảm thiểu tối đa trong khi vẫn thoả mãn được các yêu cầu của xã hội, của người tiêu dùng. Hoạt động đó chính là quản trị Logistics. Quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ… và những thông tin liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục đích thoả mãn nhu cầu của nguời tiêu dùng bằng những phương pháp sau:

- Dịch vụ khách hàng:

Dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt, chúng không chỉ giúp công ty giữ được chân các khách hàng cũ mà còn lôi kéo, thu hút thêm được các khách hàng mới. Đây chính là điểm mẫu chốt giúp doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành công. Trong quá trình hoạt động Logistics dịch vụ khách hàng chính là đầu ra, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống Logistics được thực hiện sao cho giá trị gia tăng được cộng vào sản phẩm đạt mức cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, nó chính là hiệu số giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics

Hệ thống thông tin Logistics rất phức tạp, do vậy cần phải quản lý được hệ thống thông tin trong nội bộ từng tổ chức, bộ phận, từng khâu trong dây chuyền cung ứng và sự kết nối thông tin giữa các tổ chứ, bộ phận, công đoạn trên. Trong hệ thống phức tạp đó thì xử lý đơn đặt hàng của khách hàng chính là trung tâm của toàn bộ hệ thống Logistics. Tốc độ và chất lượng của luồng thông tin để xử lý đơn

hàng tác động trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của toàn bộ quá trình. Nếu thông tin được trao đổi nhanh chóng và chính xác thì hoạt động sẽ có hiệu quả, nếu trao đổi thông tin chậm chạp, sai sót sẽ làm tăng các khoản chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, làm cho việc giao hàng không đúng thời hạn và làm mất khách hàng là điều không tránh khỏi. Hệ thống thông tin là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định và kiểm soát hệ thống Logistics.

- Quản trị dự trữ:

Nếu quản lý dự trữ tốt, công ty có thể đẩy nhanh vòng quay vốn, sớm thu hồi vốn đầu tư, có điều kiện phục vụ khách hàng tốt, làm ăn hiệu quả, ngược lại nếu quản lý dự trữ kém, sẽ làm cho lượng tồn kho lớn, quay vòng vốn chậm, vốn bị ứ đọng, lợi nhuận suy giảm, hoạt động kém hiệu quả. Lập kế hoạch dự trữ là việc làm không thể thiếu, bởi chúng xác định mức dự trữ tối ưu, cân đối giữa đầu tư cho dự trữ với những cơ hội đầu tư luôn có sẵn trong công ty; xác định chi phí dự trữ và những chi phí khác có liên quan. Quản trị dự trữ trong Logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ, nhất là kiến thức tổng chi phí Logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết kế hệ thống Logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải…

- Quản trị vật tư:

Quản trị vật tư là đầu vào của quá trình, bởi không có nguyên liệu tốt thì không thể cho ra sản phẩm tốt. Các hoạt động của quản trị vật tư bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư; tìm nguồn cung cấp; tiến hành mua sắm/thu mua vât tư; tổ chức vận chuyển; nhập kho và lưu kho; bảo quản và cung cấp cho người sử dụng; quản trị hệ thống thông tin liên quan; lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho; tận dụng phế liệu và phế phẩm; ngoài ra còn làm nhiệm vụ quản lý sản xuất từ bên ngoài.

- Vận tải:

Để chuyên chở hàng hoá, người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch vụ Logistics có thể chọn một trong các phương thức vận tải sau: Đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức lại với nhau. Mỗi phương thức vận tải đều có ưu và nhược điểm riêng và cần phải hiểu những đặc điểm riêng đó.

2.1.5. Áp dụng mô hình quản trị dây chuyền cung ứng SCM (Supply Chain Management) trong vận tải giao nhận.

Chiến lược quan trọng nhất của một doanh nghiệp là tạo được một kênh thông suốt giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở tới khả năng sinh lời. Chính vì lý do trên, một giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh là tối ưu hóa cả nhu cầu và dây chuyền cung ứng. Chia sẻ dữ liệu kinh doanh không chỉ trong nội bộ mà còn giữa nhà cung ứng, nhà sản xuất và nhà phân phối.

Công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng, ở đây chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất. Trong mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp (đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ các nhà máy có điểm tương đồng với người sản xuất. Ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ các nhà thầu phụ và các đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình phức tạp này, SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc qua trung gian, làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy khác tương đồng để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện.

Các công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng hoặc qua nhiều kênh bán hàng khác, chẳng hạn như các nhà bán lẻ, các nhà phân phối và các nhà sản xuất thiết bị gốc. Hoạt động này bao quát nhiều địa điểm với sản phẩm, hàng hoá tại trung tâm phân phối được bổ sung từ các nhà máy sản xuất. Đơn đặt hàng có thể chuyển từ các địa điểm xác định, đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn về danh mục sản phẩm/dịch vụ đang có trong toàn bộ hệ thống phân phối. Các sản phẩm có thể tiếp tục được phân bổ ra thị trường từ địa điểm nhà cung cấp và nhà thầu phụ. Một hệ thống SCM xử lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của khách hàng và nguyên vật liệu của nhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất.

SCM có vai trò to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển của nguyên phụ liệu, hàng hoá mà SCM có thể

giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra SCM còn hỗ trợ cho hoạt động Marketing, đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp, với tổng chi phí nhỏ nhất.

SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. SCM phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp.

Việt Nam sẽ không có năng lực cạnh tranh ở khu vực Đông Á nếu không tham gia vào chuỗi dây chuyền cung ứng. Việt Nam vẫn chưa hội nhập vào chuỗi dây chuyền cung ứng của khu vực. Những nước có thu nhập trung bình ở Đông Á đang tăng tỷ lệ xuất khẩu những ngành có lợi suất gia tăng theo quy mô như: máy móc điện tử, sắt thép, dược. Mở rộng hiện diện trong những ngành trên, các nước đó sẽ tranh thủ được nền kinh tế theo quy mô vào mạng lưới sản xuất lớn. Còn những mặt hàng giày dép, may mặc, đồ gỗ… là những ngành truyền thống dành cho các nước có thu nhập thấp.

2.2. Các loại chi phí trong quy trình giao nhận vận tải

2.2.1. Chi phí dịch vụ khách hàng

Chi phí dịch vụ khách hàng bao gồm các chi phí để hoàn tất những yêu cầu của đơn đặt hàng (chi phí phân loại kiểm tra, bao bì đóng gói, dán nhãn…), chi phí để cung cấp dịch vụ, phụ tùng, chi phí để giải quyết tình huống hàng bị trả lại… chi phí dịch vụ khách hàng liên quan mật thiết với các khoản chi phí vận tải, chi phí dự trữ và chi phí cho công nghệ thông tin.

Chúng ta đều biết rõ dịch vụ khách hàng càng nhiều, càng tốt, thì càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi nhu cầu được thoả mãn thì khách hàng sẽ gắn bó với công ty và không chỉ có thế, khách hàng còn tuyên truyền lôi kéo thêm khách hàng mới cho công ty (hiệu ứng truyền miệng của khách hàng). Ngược lại, dịch vụ

khách hàng kém sẽ làm mất khách hàng, giảm khả năng king doanh. Nhưng dịch vụ khách hàng tăng về số và chất sẽ kéo theo các khoản chi phí gia tăng.

Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần xác định rõ các loại dịch vụ khách hàng cần đáp ứng; Tiếp đó, tính toán, cân đối các khoản chi phí, xác định tổng chi phí nhỏ nhất cho từng dịch vụ khách hàng.

2.2.2. Chi phí giải quyết đơn hàng và trao đổi thông tin

Để hỗ trợ dịch vụ khách hàng và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả cần bỏ ra một khoản chi không nhỏ để trao đổi thông tin với khách hàng và các bộ phận có liên quan để giải quyết đơn đặt hàng, để thiết lập các kênh phân phối, dự báo nhu cầu thị trường… để giải quyết tốt đơn hàng còn cần các chi phí liên quan đến dự trữ, quản lý kho, sản xuất…

Vì vậy, cần phân tích, cân đối tất cả các khoản chi phí có liên quan, để xác định tổng chi phí thấp nhất để giải quyết đơn dặt hàng.

2.2.3. Chi phí sản xuất, thu mua và chuẩn bị hàng

Khoản chi phí này để thu mua, sản xuất, chuẩn bị hàng để cung cấp cho khách hàng. Khoản này bao gồm rất nhiều khoản chi phí nhỏ như xây dựng cơ sở; lắp đặt máy móc, trang thiết bị; tìm nhà cung cấp nguyên vật liêu; mua và tiếp nhận nguyên vật liệu..

Một lần nữa ta có thế tái khẳng định rằng các chi phí có liên quan mật thiết đến nhau, nên phải được phân tích tính toán trong tổng thể. Ví dụ; mua nguyên vật liệu với số lượng lớn thì sẽ được giá rẻ, chi phí vận tải thấp nhưng chi phí dự trữ, chi phí quản lý kho lại tăng cao. Ngược lại, muốn giảm chi phí dự trữ thì phải đặt những lô hàng nhỏ, gắn liền với chúng là chi phí vận tải, chi phí trao đổi thông tin sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, có thể gặp phải rủi ro khi nguyên vật liệu không về kịp, sản xuất bị gián đoạn, không thoả mãn được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, phải tính toán, cân nhắc kỹ để tìm phương án tối ưu.

2.2.4. Chi phí vận tải

Chi phí vận tải là một trong những khoản lớn nhất trong quy trình. Chiếm một phần ba cho đến hai phần ba chi phí lưu thông phân phối. Chi phí vận tải chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hàng hoá, quy mô sản xuất, tuyến đường

vận tải… chi phí vận tải một đơn vị hàng hoá tỷ lệ nghịch với khối lượng vận tải (Khối lượng vận chuyển càng lớn thì cước vận chuyển một đơn vị hàng hoá càng rẻ) và tỷ lệ thuận với quãng đường vận chuyển (quãng đường càng dài thì chi phí vận chuyển càng lớn). Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải có thể chia thành hai nhóm: Nhóm các yếu tố liên quan đến sản xuất và nhóm yếu tố liên quan đến thị trường.

2.2.5. Chi phí quản lý kho

Chi phí quản lý kho nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ kho được diễn ra suôn sẻ, bao gồm cả chi phí khảo sát, chọn địa điểm và xây dựng kho. Chi phí quản lý kho tỷ lệ thuận với số lượng kho hàng, nhưng số lượng kho hàng lại có ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng, đến doanh thu của công ty. Chính vì vậy, cần phân tích, tính toán kỹ lưỡng để cân bằng giữa chi phí quản lý kho, chi phí dự trữ, chi phí vận tải với khoản doanh thu có thể tăng/ giảm tương ứng khi quyết số lượng kho cần có trong hệ thống Logistics.

Tổng doanh thu tăng/giảm chính xác là bao nhiêu và liên quan đến số lượng hàng hóa cụ thể như thế nào là một bài toán không dễ và không thể có đáp số chung cho mọi doanh nghiệp mà phải nghiên cứu với số liệu cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể của từng công ty. Nhưng tồn tại một quy luật chung: Số kho hàng nhiều thì khả năng đáp ứng các dịch vụ khách hàng tốt, làm cho doanh thu tăng và ngược lại.

- Chi phí dự trữ tăng tỷ lệ thuận với số lượng kho hàng, khi số kho hàng tăng, mà mỗi kho đều dự trữ hàng hoá, thì cần có thiết bị chuyên dùng để xếp đặt, bảo quản hàng hoá, tất yếu dẫn đến chi phí dự trữ tăng.

- Chi phí quản lý kho cũng tăng khi tăng số kho vì cần có các chi phí thuê mặt bằng, xây dụng kho, trang thiết bị trong kho và công nhân quản lý kho.

- Mỗi quan hệ giữa chi phí vận tải và số lượng kho khá phức tạp. Khi số lượng kho được giới hạn ở một mức độ nhất định thì khi số lượng kho tăng chi phí vận tải sẽ giảm (tương quan nghịch), nhưng khi số kho quá nhiều (vượt ranh giới xác định) thì sẽ biến thành tương quan thuận (Số kho tăng thì chi phí vận tải cũng tăng theo). Doanh nghiệp phải tăng số kho và tần suất giao hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí