Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Du lịch đã được ghi nhận là một sở thích, là một hoạt động nghỉ ngơi thư giản tích cực của con người. Ngày nay, du lịch là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người và khi kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên thì con nguời càng dành nhiều thời gian để đi du lịch và nghỉ ngơi. Thông qua đó, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế tổng hợp. Du lịch phát triển thì thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo như ngân hàng, giao thông, xây dựng, viễn thông, thủ công mỹ nghệ… bên cạnh đó du lịch cũng có ý nghĩa to lớn đến giao lưu văn hóa, xã hội, chính trị…
Hơn 20 năm đổi mới và với vị trí địa lý thuận lợi ở khu vực nên Việt Nam là một trong những địa điểm thu hút đầu tư lớn của thế giới. Du lịch - ngành công nghiệp không khói cũng nằm trong quy luật phát triển chung. Từ nhiều năm qua ngành du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nhiều khu du lịch mới được mở ra, nhiều khu nghỉ dưỡng được hình thành… đã thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước và ngành Du lịch chiếm một tỷ trọng khá lớn, một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.
An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tài nguyên thiên nhiên, rất thuận lợi cho phát triển ngành du lịch. Là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc: kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Nhiều di tích lịch sử lâu đời hòa quyện với nhiều phong cảnh đẹp, hữu tình, non xanh nước biếc, bên những cánh đồng ngào ngạt mùa lúa mới tạo nên một nét đẹp riêng, tiềm ẩn… cần được khám phá với các địa danh đã nổi danh như vùng núi Thất Sơn với vẻ đẹp nguyên sơ hay miếu Bà Chúa xứ ở Thành phố Châu Đốc, di tích Óc Eo – huyện Thoại Sơn
…Theo Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) tỉnh An Giang, trong tháng 02/2017 lượng khách đến An Giang đạt trên 1 triệu khách, tăng hơn 200 ngàn khách
so với tháng 01/2017. Nhưng tỉ lệ du khách lưu trú lại rất thấp mặc dù lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã là lễ hội được nhiều người biết đến.
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ du lịch và lữ hành Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang - 1
- Dịch vụ du lịch và lữ hành Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang - 2
- Mô Hình Holsat (Holiday Satisfaction) (Tribe & Snaith, 1988)
- Nghiên Cứu Định Tính Hoàn Thiện Mô Hình Và Xây Dựng Thang Đo
- Thang Đo“Mức Độ Hài Lòng Của Khách Nội Địa Tại An Giang”
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Do đâu dẫn đến tình trạng trên trong khi An Giang không thiếu những tiềm năng, năng lực? Đâu là điểm yếu kém trong du lịch của An Giang hiện nay? Làm thế nào để tăng chỉ số hài lòng của du khách? Đâu là điểm cần chú ý phát huy thế mạnh, đâu là điểm cần cải thiện để du khách hài lòng? Điều mà các nghiên cứu trước chưa thể giải quyết hết.
Với đề tài”Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang” sẽ giúp chúng ta trả lời được phần nào câu hỏi lớn này. Và cũng thông qua đề tài này, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong sự phát triển du lịch tại tỉnh An Giang.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch trên địa bàn Tỉnh An Giang. Qua đó, đề xuất một số hàm ý để nâng cao sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang,
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình lý thuyết về sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tại An Giang.
Đánh giá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang.
Đề xuất các kiến nghị và hàm ý nâng cao sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang
1.3 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang.
1.3.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài là du khách nội địa khi đi du lịch tại An Giang.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian có giới hạn nên đề tài này không thể bao quát hết toàn bộ các nơi có các hoạt động Du lịch. Chính vì thế mà đề tài này được giới hạn trong phạm vi như sau:
1.4.1 Phạm vi không gian
Do mục tiêu của nghiên cứu là “Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch Tỉnh An Giang” nên đề tài này chỉ được tập trung nghiên cứu ở 3 khu vực chính trên địa bàn tỉnh An Giang.
Khu vực 1: Bao gồm thành phố Long Xuyên, huyện ChâuThành, huyện Thoại Sơn và huyện Chợ Mới. Bảo tàng Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên lấy làm trung tâm vì đây là một trong những địa điểm tập trung nhiều loại hình du lịch, như du lịch nghiên cứu di tích, lịch sử hay du lịch về nguồn…
Khu vực 2: Bao gồm các huyện Châu Phú, huyện Phú Tân, huyện An Phú, huyện Tân Châu và Thành Phố Châu Đốc. Và Chùa bà Chúa Xứ thành phố Châu Đốc là trung tâm vì khu du lịch này hiện đang thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Rất nhiều loại hình du lịch như du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa được tổ chức tại đây hàng năm.
Khu vực 3: Bao gồm hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Lấy khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm huyện Tịnh Biên làm trung tâm. Đây là các huyện có nhiều người dân tộc sinh sống- Khmer, Chăm, Kinh nên du lịch văn hóa và du lịch tâm linh thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp được thực hiện từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 8 năm 2017.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu đó là định tính và định lượng.
1.5.1 Phương pháp định tính
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin, cơ sở lý thuyết, phân tích các nghiên cứu trước có liên quan, để từ đó xác định các thuộc tính làm cơ sở dàn bài phỏng vấn các chuyên gia, sau đó tổng hợp ý kiến của các chuyên gia này để lập bảng khảo sát chuẩn bị cho nghiên cứu sơ bộ.
1.5.2 Phương pháp định lượng:
Nghiên cứu định lượng thực hiện qua hai giai đoạn
Nghiên cứu định lượng sơ bộ: dựa trên kết quả nghiên cứu định tính tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ (50) đối tượng là khách du nội địa đến với điểm đến du lịch An Giang để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại đi những biến có tương quan biến tổng <0.3 và các hệ số Cronbach’s Alpha>0.6 sẽ được giữ lại bảng khảo sát tiến hành nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức: Từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ tác giả tiến hành khảo sát chính thức (n= 340) đối tượng là khách du lịch nội địa đi du lịch tại An Giang. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý và kiểm định trong nghiên cứu định lượng chính thức bao gồm: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Apha , phân tích nhân tố khám phá ( EFA), kiểm định hồi quy và phân tích phương sai một yếu tố (one way Anova).
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu này là một trong những cơ sở giúp các nhà quản lý du lịch, các công ty du lịch, công ty lữ hành tại tỉnh An Giang hiểu rò hơn các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với Tỉnh nhà. Nghiên cứu này cũng đã xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hài lòng của du khách nội địa một cách đầy đủ và chính xác hơn. Qua việc phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của khách du lịch, sẽ giúp các nhà quản lý của địa phương, lãnh đạo của các công ty du lịch hiểu rò hơn về nhu cầu của du khách nội
địa cũng như chất lượng dịch vụ mà Công ty đang cung cấp cho khách hàng. Để từ đó, các nhà quản lý du lịch của địa phương, lãnh đạo của các công ty du lịch, lữ hành có cái nhìn tổng thể hơn, chính xác hơn về chính sách, định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang . Đưa ra các chính sách tốt hơn trong công tác quản lý, điều hành, để thu hút khách du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách ngày càng tốt hơn. Mặt khác, các nhà quản lý có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của mình và giúp cho du khách nội địa luôn cảm thấy hài lòng mỗi khi đến với An Giang.
1.7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Cơ sở lý luận và vai trò của Du lịch
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và hàm ý
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH
2.1 Khái niệm về sự hài lòng
2.1.1 Sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận về một công ty (tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thoả mãn hoặc là thoả mãn vượt qua sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ (Oliver, 1993).
Theo Philip Kotler (2003), sự hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ với những kỳ vọng của người đó. Có ba mức độ hài lòng của khách hàng.
- Nếu kết quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng.
- Nếu kết quả thực tế tương xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng.
- Nếu kết quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng.
Nói tóm lại, sự hài lòng của khách hàng là sự thỏa mãn của khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ.
2.1.2 Sự hài lòng của du khách
Theo Cadotte, Woodruff, và Jenkins (1982), Sự hài lòng là sự so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm. Sự hài lòng của khách du lịch đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của tiếp thị điểm đến bởi nó tác động đến hành vi lựa chọn điểm đến, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và quyết định quay lại.
Theo Pizam, Newmann và Reichel (1978), thì sự hài lòng của du khách là kết quả của sự so sánh giữa trải nghiệm của du khách tại các điểm du lịch đã đến và kỳ vọng của họ về các điểm đến. Khách du lịch sẽ hài lòng nếu họ nhận được dịch vụ tương đương với điều họ giả định. Họ cân nhắc sự hài lòng khi xem xét toàn bộ cảm nhận so với những điều mình đã kỳ vọng. Khách du lịch cũng có những kỳ vọng ban đầu về chất lượng dịch vụ tại các điểm đến. Phần lớn, những kỳ vọng này có được là qua các quảng cáo về du lịch, phương tiện truyền thông và các thông tin không chính thức từ người thân và bạn bè.
2.2 Khái niệm về khách nội địa
Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ nơi đến của họ cũng chính là nước mà họ cư trú thường xuyên. Họ cũng được phân biệt với những người lữ hành trong nước ở mục đích chuyến đi, khoảng cách chuyến đi và thời gian chuyến đi (tùy theo chuẩn mực từng quốc gia).
Theo chương V, Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam 2005, khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (Quốc hội, 2005)
2.3 Khái niệm về du lịch
Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam 2005, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” (Quốc hội, 2005)
2.4 Vai trò của du lịch đối với kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội
2.4.1 Đối với kinh tế
2.4.1.1 Tác động tích cực
- Góp phần tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- Xuất khẩu du lịch là hoạt động "xuất khẩu tại chỗ" sẽ thu được ngoại tệ từ việc du khách trả tiền cho các hoạt động của mình khi họ đến du lịch trong lịch trình chuyến đi. Mặt khác, hoạt động du lịch cũng khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và quốc gia. Khách du lịch đến mua sắm hoặc sử dụng những sản phẩm sản xuất tại địa phương là yếu tố giúp quảng bá sản phẩm của địa phương đến nhiều nơi trên thế giới. Một hình thức tiếp thị không tốn chi phí đầu tư.
- Sản phẩm du lịch được kết hợp từ rất nhiều các sản phẩm đơn lẻ khác nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí... đây là sản phẩm của rất nhiều ngành kinh doanh. Chính vì thế, có thể nói du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
- Tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương khi làm việc trực tiếp như các công việc tại các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch… Bên cạnh đó du lịch cũng tạo ra nhiều việc làm mang tính thời vụ hoặc nhất thời như công việc vào các ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ.
- Tạo tiền đề để phát triển kinh tế các vùng sâu, vùng xa, hải đảo vì để phát triển du lịch ở các vùng đặc biệt đó, nhà nước phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập mạng lưới giao thông liên lạc thông suốt, thu hút các nhà đầu tư khác đến đầu tư khách sạn, resot…
2.4.1.2 Những hạn chế của phát triển du lịch
- Nguy cơ lạm phát cục bộ vì khi du khách có khả năng thanh toán cao nên có cách sống của những người có thu nhập cao và lối sống của họ sẽ tác động đến người dân địa phương. Điều này sẽ tác động và làm ảnh hưởng những cư dân vùng du lịch có mức sống thấp hơn.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường vì hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường. Một mặt, do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường. Mặt khác, nhận thức của con người về môi trường còn thấp bên cạnh các biện pháp xử lý về môi trường còn hạn chế, chưa đồng nhất.
2.4.2 Đối với văn hóa
Thúc đẩy việc giữ gìn và phát huy tìềm năng của tài nguyên du lịch: khi khai thác, phát triển du lịch thì tài nguyên du lịch đã được sử dụng để phục vụ du lịch, để đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài, buộc chính quyền trung ương và địa phương, các tổ chức khai thác phải đầu tư, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các thế mạnh hiện có của nguồn tài nguyên du lịch đó để đảm bảo sự phát triển này được bền vững.
Thông qua du lịch, du khách có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, biết được nhiều nơi, nhiều danh lam thắng cảnh của thiên nhiên lẫn nhân tạo, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc và có ý thức