Thủ Dầu Một Trước Khi Người Việt Đến Khai Phá

CHƯƠNG 3

VÙNG ĐẤT THỦ DẦU MỘT QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ

3.1. Thủ Dầu Một trước khi người Việt đến khai phá

Trong một thời gian khá dài và trước khi lưu dân người Việt đến khẩn hoang lập ấp, hai dân tộc chính là người Stiêng và người Mạ đã trở thành vùng đệm giữa hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp luôn tranh chấp lãnh thổ của nhau. Thuở xa xưa, Nam Bộ thuộc lãnh thổ của nước Phù Nam, cả khu vực sông Đồng Nai (toàn miền Đông Nam bộ hiện nay), từ thế kỉ VI trở đi, Phù Nam suy yếu, Đế quốc Khmer hình thành với nền văn minh Ăngco rực rỡ. Khi đó, Nam Bộ lại thuộc đất Chân Lạp của người Khmer. Lúc bấy giờ, chính quyền của Phó vương Chân Lạp chưa bao giờ kiểm soát hết vùng đất Thủy Chân Lạp, một mặt không chú trọng phát triển vùng đất Nam Bộ, mặc khác họ cũng không đủ năng lực để khai khác vùng đất rộng lớn này, Nam Bộ không phải là địa bàn truyền thống của họ, người Khmer chỉ chú trọng khai phá vùng trung tâm của vương quốc là khu vực Biển Hồ.

Có thể thấy, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, Nam Bộ là vùng đất không những không phát triển mà còn bị tàn lụi. Các tiềm năng của Nam Bộ không được Chân Lạp khai thác, khiến cho vùng này trở nên hoang vắng, không một bóng người, chỉ chó thú dữ: cọp, beo, cá sấu... sinh sống. Trong bối cảnh đó, ở miền Đông Nam kỳ, cảnh rừng rậm hoang dã còn dữ dội hơn bất cứ nơi nào khác. Những làng của người Khmer rất hiếm, trừ một vài nhóm ở vùng quanh chân núi Bà Đen, những bộ tộc người Stiêng và cả nhóm Bù Dok và Bù Lơ chỉ sống tập trung ở vùng ngày nay gọi là Bình Long, Hớn Quản và Phước Long. Vùng đất dọc theo lưu vực sông Sài Gòn từ Bến Cát đến Lái Thiêu vẫn là vùng hoang sơ đầm lầy. Theo mô tả của Chu Đạt Quan một sứ thần nhà Nguyên được cử sang giao thiệp với Chân Lạp (năm 1296), thì: “Bắt đầu vào Chân Bồ (vùng biển Vũng Tàu ngày nay), gần hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú sum suê. Khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong sông, thấy những cánh đồng

hoang không có một gốc cây. Xa nửa tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy. Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm” [64;80].

Thủ Dầu Một là địa danh gắn liền với mảnh đất Đồng Nai - Gia Định xưa. “Sự thành lập tỉnh Thủ Dầu Một nằm trong lịch sử Nam tiến của dân tộc ta trên toàn cõi Đông Nam phần, bắt đầu từ đệ nhị bán thế kỷ 17. Phần đất tỉnh này được dựng lên từ đời vương quốc Chàm rồi Chân Lạp đây là hai nước chiếm ưu thế thời xưa ở miền Nam bán đảo Đông Dương” [82;6]. Cũng giống như hầu hết các địa phương quanh lưu vực sông Phước Long (Đồng Nai) và sông Tân Bình (Sài Gòn), vùng đất Thủ Dầu Một cho đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII vẫn là vùng hoang dã, rừng rậm. Nguyên nhân bởi lúc bấy giờ trên vùng đất mênh mông này chỉ có một số ít người dân tộc sinh sống, với kỹ thuật lao động sản xuất thô sơ, họ chỉ biết đốt rừng làm nương rẫy, trồng trọt theo hướng du canh du cư, kết hợp với săn bắt và hái lượm thức ăn có sẵn trong tự nhiên, sống rải rác theo từng ở các buôn sóc cách xa nhau, chỉ tập trung ở các vùng cao nhưng cũng rất thưa thớt, vì thế đất đai còn lại chỉ toàn là rừng thiêng nước độc. Điều này được Lê Quý Đôn miêu tả “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm” [34;345]. Nhìn chung, vùng đất Thủ Dầu Một trước thế kỷ XVII vẫn chưa có người người Việt đến cư trú, khai khẩn đất đai. Riêng vùng Phú Văn, Gò Đậu, cảnh quan chỉ là những bụi rậm nhiều gai góc và dây leo chằng chịt. Cây dầu cổ thụ phủ kín cả mấy ngọn đồi Phú Cường và Bà Lụa. Cả vùng Chánh Nghĩa hiện nay, đặc biệt là vùng ven sông (Xóm Guốc, Phú Thọ...) chỉ là những bãi lầy, ngập nước, hình thành dần do phù sa sông Sài Gòn bồi đắp [27;10]. Các khu vực khác như Dĩ An, Bình Nhâm, Lái Thiêu... cảnh quan cũng tương tự.

3.2. Thủ Dầu Một thời kỳ người Việt đến khai phá

Vùng đất Đồng Nai - Gia Định hầu như hoang vắng vào cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII thì bỗng trở nên sôi động từ giữa thế kỷ XVII, sự xuất hiện của lớp cư dân mới - lưu dân người Việt từ miền Thuận Quảng nhập cư vào. Đây là số nông dân nghèo không chịu nổi sự vơ vét, bốc lột của nhà nước phong kiến

Nguyễn và những địa chủ cường hào cũng như cảnh sống cơ cực, lầm than, chết chóc do cuộc chiến tranh giữa hai tập phong kiến Trịnh - Nguyễn gây ra. Từ đây, miền Đông Nam kỳ bắt đầu đón nhận bước chân của những người Việt đầu tiên vào đây khai phá đất hoang. Lúc bấy giờ, lãnh thổ của các Chúa Nguyễn mới mở rộng tới Phú Yên, miền Nam Trung kỳ vẫn còn là đất của Chiêm Thành. Bằng nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là theo đường biển, lưu dân người Việt từ vùng Thuận Quảng đã đặt chân lên vùng đất Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai từ đó tỏa đi khai khẩn đất đai, lập làng xóm khắp vùng đất Đông Nam Bộ rồi tiến xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu.

Theo sử cũ Gia Định Thành Thông chí: “Lúc ấy địa đầu của Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên Hòa) tại hai xứ ấy có dân nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất. Người Cao Miên rất khâm phục uy đức của triều đình, họ đem nhượng đất ấy rồi kéo nhau tránh đi nơi khác, chẳng dám tranh chấp điều gì” [31;105]. Như vậy, điểm dừng chân đầu tiên của lưu dân người Việt khi vào tới đất Đồng Nai - Gia Định là vùng Mỗi Xuy (còn gọi là Mô

Xoài20) - Bà Rịa vì đây lá đất địa đầu nằm trên trục giao thông đường bộ từ Bình

Thuận vào Nam, lại ở giáp biển. Rồi từ Mô Xoài - Bà Rịa tiến lên vùng Đồng Nai (Biên Hòa) với các điểm định cư sớm nhất là: Cù Lao Phố, Cù Lao Rùa, Cù Lao Tân Chánh, Cù Lao Ngô, Cù Lao Tân Triều,... Và một bộ phận lưu dân vào cửa Cần Giờ ngược sông Bình Phước (sông Lòng Tàu) lên vùng Sài Gòn - Bến Nghé và ngày nay là thị xã Thuận An và Bến Cát. Họ tích cực khai phá đất đai, mở đất làm ruộng, kết thành xóm làng, tạo tiền đề cho quá trình nhà nước xác lập chủ quyền sau này.

Theo biên niên sử Campuchia thì vào năm 1620, một cuộc hôn nhân giữa Chey Chettha II và con gái Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) là công nữ Ngọc Vạn đã được tổ chức, như là cái bắt tay về mặt chính trị giữa Chân Lạp và Đàng Trong. Cuộc hôn nhân giữa Chey Chettha II với con gái chúa Nguyễn Phúc

20 Vùng Mô Xoài lúc này thuộc về phía đông bắc của huyện Phước Long, do Dinh Trấn Biên quản lý, là khu vực yết hầu để vào miền trung tâm Nam Bộ qua đường biển và đường bộ.

Nguyên là cuộc hôn nhân chính trị cho sự thiết lập liên minh quân sự giữa Chân Lạp và Đàng Trong. Sau đó, sự kiện năm 1623, vua Chân Lạp chấp thuận cho Chúa Nguyễn mượn xứ Prei Nokor (Chợ Lớn) và Kar Krobey (Bến Nghé) lập trạm thu thuế, và một khu dinh điền ở Mô Xoài đồng thời cử quan quân đến đây trấn giữ. Điều đó chứng tỏ ngay trước thời điểm này người Việt đã ra vào khá đông trên đất Thủy Chân Lạp. Sau đó trải qua hàng loạt sự kiện chính trị và quân sự trong mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Chân Lạp. Theo nguồn sử liệu của sử gia Trần Trọng Kim sưu tầm, sự định cư của người Việt được củng cố sau hai lần quân của Chúa Nguyễn được gửi đến đây (vào khoảng năm 1674) để can thiệp vào nội tình Miên quốc. Người Cao Miên khâm phục triều đình, đem nhượng tất cả phần đất của họ cho lưu dân của nước ta rồi tránh đi chỗ khác sinh sống. Tuy nhiên, thời gian này quá trình di cư vẫn còn lẻ tẻ cho đến năm 1679, chúa Hiền cho phép hai tướng nhà Minh bỏ nhà Thanh là Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đem hơn 3000 tùy tùng vào định cư tại đất Đông Phố (Biên Hòa và Mỹ Tho). Sự hiện diện của người Hoa này đã khiến cho sinh hoạt kinh tế của cả vùng trở nên nhộn nhịp. Kết quả của các sự kiện này là người Việt ngày càng đổ vào xứ Đồng Nai đông đúc để lập nghiệp.

Để chính thức hóa một tình hình thực tế dân cư và hành chính, năm 1698 chính là mốc đánh dấu sự kiện quan trọng trong công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ, “Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn cử vào kinh lược Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định; lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” [20;20]. Khi đó, Nam Bộ chỉ có 2 Dinh là Trấn Biên và Phiên Trấn, mỗi Dinh chỉ có một huyện duy nhất đó là huyện Phước Long thuộc Dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình thuộc Dinh Phiên Trấn. Lúc đó, địa giới hành chính tỉnh Thủ Dầu Một thuộc Tổng Bình An, huyện Phước Long, Dinh Trấn Biên, lãnh thổ của Dinh Trấn Biên kéo dài từ Bình Thuận qua Bà Rịa, đến lưu vực sông Đồng Nai và ven sông Sài Gòn, lãnh thổ của tỉnh Thủ Dầu Một nằm trên hữu ngạn sông Sài Gòn ở nơi giáp ranh với huyện Tân Bình của Dinh Phiên

Trấn. Theo tư liệu lịch sử ghi chép lại, trên cương vực lãnh thổ rộng lớn thuộc Đồng Nai - Gia Định, dân số với khoảng 4 vạn hộ (khoảng 200.000 người với ước tính xấp xỉ 15 vạn người Việt). Theo ghi chép của Trịnh Hòa Đức: “Ngàn dặm đất đai, dân hơn 4 vạn hộ, chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chính đến lập nghiệp, lập ra thôn xã, phường ấp, phân định địa giới, ruộng đất, lập ra tô thuế, xây dựng đinh điền hộ tịch” [31;112]. Tuy nhiên, số liệu này có thể chênh lệch bởi vì trong giai đoạn này trình độ đo đạc, tính toán còn hạn chế cho nên mức độ sai số là hoàn toàn có thể. Như vậy, nhà Nguyễn đã hợp thức hóa quyền làm chủ trên toàn Nam Bộ, thông qua việc thiết lập địa giới hành chính, đây là cơ sở quan trọng để lưu dân có thể dễ dàng tiến hành công cuộc khẩn hoang.

Từ sau năm Mậu Dần (1698) sau sự kiện Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược, lưu dân người Việt tìm đến vùng đất Thủ Dầu Một ngày càng đông đảo hơn. Diện mạo cảnh quan tự nhiên được thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện các cụm dân cư buổi đầu được gọi bằng các đơn vị như: trại, man, nậu..., về sau đổi lại thành thôn, xóm, ấp. Những khu vực thuộc rừng Lái Thiêu, Tân Khánh, xung quanh khu vực Thủ Dầu Một, khu vực Tân Uyên… dân cư tập trung ngày càng đông đúc hơn. Những mảng rừng rậm rạp trước kia được khai phá thành từng khoảng ruộng để xây dựng thôn xóm. Những làng xóm đầu tiên đã được thiết lập ven các dòng sông, kênh rạch từ vùng Lái Thiêu qua Thủ Dầu Một lên đến tận Dầu Tiếng, Thanh Tuyền. Những tên làng xóm ban đầu được người Việt gọi nôm na sau này trở thành địa danh. Ở khu vực Lái Thiêu có một số tên thôn ấp, như: Cây Me (sau này là Bình Nhan Đông), Suối Sâu (sau này là An Thạnh thôn), Cầu Kè (sau là Hòa Thạnh thôn), Ghe Tám (sau là Hưng Định thôn) [20;83-84]. Lúc bấy giờ, khu vực xung quanh Thủ Dầu Một có một số thôn xóm mới cũng được thành lập như:

Xóm Dầu Dặc và An Nhất Thuyền (đơn vị quân đội đồn trú địa phương).Nay thuộc khu vực từ chợ Thủ Dầu Một đến thành Quan.

Xóm Suối Sâu và Mẫn Duệ, tức Bình Phước Thôn, nay thuộc một phần của phường Chánh Nghĩa và phường Phú Thọ.

Xóm Bến Xe, ở phường Phú Lợi hiện nay. Bến xe ở đây là bến xe trâu, xe ngựa đi các nơi chở, kéo cây tre, gỗ mây...

Xóm Dầu Vàng, nay thuộc phường Phú Lợi.

Xóm Cây Sung, nay thuộc khu vực giáp ranh giữa phường Chánh Nghĩa và phường Phú Cường” [27;14].

Trong suốt quá trình hơn 100 năm khẩn hoang và lập ấp, quá trình người Việt đã đến định cư trên vùng đất Thủ Dầu Một như thế nào? Theo nguồn tài liệu Phú Cường Lịch sử văn hóa và truyền thống cách mạng có chép: “Đầu tiên, người Việt đến định cư ở vùng Lái Thiêu, trung tâm là Bình Nhâm. Sau đó, người Việt đã đi một bước tiến khá xa. Dùng thuyền các loại, theo sông Sài Gòn, người Việt đã đổ vào vùng Thị Tính, Bến Thế, Tân An. Những đoàn người Việt tiếp tục đến các vùng đất cũ và đất tốt ven sông trở nên chật hẹp hơn. Từ Lái Thiêu tiến lên và từ Thị Tính đổ xuống, dân dần vùng đất Thủ Dầu Một trở nên đông đúc” [27;11]. Như vậy, người Việt là lực lượng đầu tiên đến khai phá và phát triển vùng đất này, người Hoa sau này mới đến và đã có vai trò quan trọng nhất định trong việc xây dựng về sự phồn thịnh về kinh tế cho Thủ Dầu Một nói riêng và Nam Bộ nói chung. Điều này đã được Trình Hoài Đức chứng minh khá rõ: “... con cháu người Hoa ở Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương rồi ghép vào sổ hộ tịch...” [27;11]. Người Hoa đã đến Thủ Dầu Một đặc biệt là Phú Cường đông nhất vào giữa thế kỉ XIX sau hậu quả của cuộc chiến tranh nha phiến.

3.3. Thủ Dầu Một thời kỳ thuộc huyện Bình An

Bình An là vùng đất bao gồm cả vùng Bình Long, Hớn Quản, Bến Cát, thị xã Thuận An của tỉnh sông Bé và một phần huyện Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh. Với sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ, chỉ hơn 100 năm sau từ sau đợt kinh lý của Nguyễn Hữu Cảnh(1698), đơn vị hành chính ở Nam Bộ có sự thay đổi.

Năm 1802, sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra vương triều Nguyễn. Nhà Nguyễn ra đời đã lập nên một thiết chế quản lí đất nước thống nhất từ Bắc chí Nam. Lúc đầu vùng đất Gia Định được chia thành các trấn thuộc

Gia Định thành: “Thành có nhiệm vụ trông coi các việc binh dân, thuế dịch, và hình án của năm trấn: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên, đồng thời còn kiêm lãnh đạo từ xa thêm trấn Bình Thuận ở phía bắc. Phàm việc binh thì do thành chỉ huy, còn các việc thuế dịch, hình án khác thì các trấn tự sắp đặt” [31;120]. Lúc này vùng đất Thủ Dầu Một vẫn thuộc tổng Bình An của Dinh Trấn Biên.

Đến năm 1808 (năm Gia Long thứ 7), Dinh Trấn Biên được đổi thành Tỉnh Biên Hòa và đồng thời thăng huyện Phước Long làm Phủ, 4 Tổng Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An thăng làm huyện [20;80]. Trên cơ sở các đơn vị hành chính vùng đất Nam Bộ từ thời các Chúa Nguyễn, nhà Nguyễn cấu trúc lại cho quy củ và thống nhất. Đây là lần quy hoạch hành chính lớn đầu tiên của nhà Nguyễn ở Nam Bộ.

TT

Gia Định trấn (1802)

Gia Định thành (1808)

1

Dinh Phiên Trấn

Trấn Phiên An

Huyện Tân Bình

Phủ Tân Bình

Tổng Bình Dương

Huyện Bình Dương

Tổng Tân Long

Huyện Tân Long

Tổng Phúc Lộc

Huyện Phúc Lộc

Tổng Bình Thuận

Huyện Thuận An

2

Dinh Trấn Biên

Trấn Biên Hoà

Huyện Phúc Long

Phủ Phúc Long

Tổng Tân Chính

Huyện Phúc Chính

Tổng Bình An

Huyện Bình An

Tổng Long Thành

Huyện Long Thành

Tổng Phúc An

Huyện Phúc An

3

Dinh Vĩnh Trấn

Trấn Vĩnh Thanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 10



Châu Định Viễn

Phủ Định Viễn

Tổng Bình An

Huyện Vĩnh An

Tổng Bình Dương

Huyện Vĩnh Bình

Tổng Tân An

Huyện Tân An

4

Dinh Trấn Định

Trấn Định Tường

Huyện Kiến An

Phủ Kiến An

Tổng Kiến Đăng

Huyện Kiến Đăng

Tổng Kiến Hưng

Huyện Kiến Hưng

Bảng 3.1. Bảng thống kê quy hoạch hành chính vùng Nam Bộ năm 1908

[21;27-288].

Theo Trịnh Hoài Đức chép: huyện Bình An (trước là tổng nay đổi thành huyện) “Gồm 2 tổng, 119 xã thôn, phường, ấp, xóm. Phía đông giáp các sách man ởthượng nguồn Băng Bột (Thủy Vọt); Nam giáp Bình Giang (sông Sài Gòn) của trấn Phiên An; Bắc giáp núi Châu Thới thuộc tổng Chánh Mỹ, huyện Phước Chánh, kéo đến sông Thị Kiên xứ Ba Đốc” [31;135]. Như vậy, huyện Bình An lúc này gồm 2 tổng: Bình Chánh và An Thủy với 119 xã, thôn, phường, ấp, điếm.

Khi chính quyền nhà Nguyễn mới thiết lập và tổ chức quản lý vùng vì buổi đầu mới khai hoang và lập ấp, quy chế hành chính còn lỏng lẻo, người 2 huyện được phép sinh sống và làm ăn xen kẽ nhau. Như người huyện Phước Long có thể sang lập nghiệp trong huyện Tân Bình, vì thế trong huyện Tân Bình có tổng Phước Lộc. Người Tân Bình sang lập nghiệp bên huyện Phước Long, vì thế trong huyện Phước Long có tổng Bình An. Sau này tổng Bình An và tổng Phước Lộc đều được nâng lên đơn vị hành chính cấp huyện. Huyện Bình An và huyện Bình Dương tuy thuộc hai tỉnh khác nhau nhưng cùng ở hai bên bờ sông Sài Gòn (xưa là sông Tân Bình) nên có nhiều mối quan hệ thân thiết về họ hàng [91;253].

Sang thời kỳ Minh Mạng, dân số phát sinh ngày một đông đúc, đất đai được khai khẩn nhiều hơn. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), huyện Bình An từ 2

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí