Bảng Thống Kê Số Làng, Thôn Của Hạt Thủ Dầu Một (1869 - 1876)

Chúng ta có thể thấy, tên gọi Thủ Dầu Một được nhiều tác giả cho rằng là do lưu dân người Việt đặt ra. Được biết “Dầu Một” là tên gọi dân gian của địa danh Phú Cường. Về tên gọi hành chính, cụm từ Thủ - Dầu Một chỉ có thể hình thành khi hội đủ điều kiện có thêm thành tố “thủ”, nghĩa là khi tại đây đã xây dựng đồn binh để trấn giữ (thủ sở) hoặc đã trở thành lỵ sở (thủ phủ) của vùng đất này. Như vậy, tìm hiểu tên gọi Thủ Dầu Một về mặt pháp lý sẽ có cơ sở khoa học để xác định rõ ràng hơn so với tên gọi dân gian. Từ những lý giải trên, tên gọi Thủ Dầu Một có lẽ được hình thành từ quá trình lắp ghép các tên gọi dân gian quen thuộc và chắc chắn có trước khi người Pháp đánh chiếm vùng đất Bình An ngày xưa. Việc xác định địa danh Thủ Dầu Một xuất hiện từ khi nào là một vấn đề không đơn giản cho những nhà nghiên cứu về vùng đất này vì tên gọi Thủ Dầu Một về mặt dân gian đến nay chưa có cơ sở khoa học để chứng minh. Tuy nhiên về mặt pháp lý, có thể dựa vào các thời điểm cụ thể rõ ràng trong các quyết định thành lập các địa danh đơn vị hành chính từ cấp hạt, tiểu khu, tỉnh với tên gọi Thủ Dầu Một.

Sau khi chiếm được miền Đông Nam Kỳ, bao gồm ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa, thực dân Pháp hợp thức hóa chính quyền cai trị bởi Hiệp ước Sài Gòn ký ngày 5/6/1862. Đối với tỉnh Biên Hòa, soái phủ Sài Gòn ban hành Quyết định ngày 14/3/1866 tách địa bàn hai huyện Bình An và Ngãi An ra để lập thành hạt thanh tra riêng gọi là Hạt Thanh tra Bình An, đóng lỵ sở tại Thủ Dầu Một; rồi ngay sau đó lại phân tách làm hai hạt riêng biệt [83;242]. Năm 1867, Pháp đem quân đánh chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam kỳ. Lúc đầu, người Pháp còn giữ lối phân ranh lục tỉnh (phủ, huyện, tổng). Từ năm 1869, Pháp cải tổ các đơn vị hành chính, kể cả địa danh. Toàn Nam Kì chia làm 27 địa hạt mà viên cai trị gọi là Tham biện đặt dưới quyền trực tiếp của viên Thống đốc ở Sài Gòn.

Từ nghị định 101 ngày 5 tháng 6 năm 1871 địa hạt Thủ Dầu Một được nhận thêm tổng Bình Thạnh Thượng4 từ huyện Bình Long (thuộc hạt Sài Gòn sau là Gia Định) chuyển sang, tổng này nằm giữa sông Thị Tính và sông Sài Gòn đổ


4Tổng Bình Thạnh Thượng là vùng Dầu Tiếng hiện nay.

lên biên giới Campuchia. Đến năm 1873, địa hạt Thủ Dầu Một lại có thêm 3 tổng nữa. Lỵ sở của hạt lúc này đặt tại làng Phú Cường. Theo Nghị định ngày 05/01/1876, hạt Thanh tra Thủ Dầu Một lại đổi làm hạt Tham biện Thủ Dầu Một [84;557]. Tên gọi Thủ Dầu Một là đơn vị hành chính cấp hạt (1868 - 1876) lúc đó có tất cả là 10 tổng với 91 xã, thôn và 46.115 người, trong đó:

Tổng Bình Điền (15l)

Bình Lâm (14)

Bình Chánh (13)

Bình Man (3)

Bình Thiện (10)

Cửu An (2)

Bình Thổ (8)

Quảng Lợi (10)

Bình Thạnh Thượng (12)

Bình Sơn (4)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 7

Bảng 2.1. Bảng thống kê số làng, thôn của hạt Thủ Dầu Một (1869 - 1876)

[29;209].

Cả hạt Thủ Dầu Một có 4 đồn binh đặt tại Thủ Dầu Một, Bến Súc, Thị Tính và Chơn Thành. Bốn chợ quan trọng hơn cả là: chợ Thủ (tức Thủ Dầu Một) ở thôn Phú Cường, chợ Mới ở Tương An (phía Nam Thị Tính), chợ Lái Thiêu ở thôn Tân Thới và chợ Búng ở thôn An Thạnh [29;209]. Tại đây xuất hiện một trường tiểu học dạy tiếng Pháp với 31 học sinh, các trường sơ học dạy chữ quốc ngữ với 50 học sinh, tại Tân Thới (Lái Thiêu) với 20 học sinh, vẫn còn một số trường dạy chữ Nho ở một số làng quê.

Từ ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định đổi hạt Tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province). Nội dung nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1900, toàn tỉnh Nam kỳ có 20 tỉnh. Như vậy, kể từ ngày 1/1/1900 hạt tham biện Thủ Dầu Một được đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một [90;11]. Địa danh Thủ Dầu Một với tư cách là đơn vị hành chính cấp tỉnh tồn tại từ 1900 đến tháng 10 năm 1956.

Qua nghiên cứu, nguồn gốc tên gọi Thủ Dầu Một, có thể hiểu lúc đầu tên Dầu Một xuất hiện trước theo cách gọi dân gian của cư dân người Việt để chỉ

một ngôi chợ (Dầu Một hoặc Dầu Miệt) hay một thôn xóm tại vùng Phú Cường, cho đến khi đồn binh được lập thì chợ Dầu Một được gọi là chợ Thủ, sau đó kết hợp với tên gọi cũ, dân cư gọi là chợ Thủ Dầu Một. Cho đến khi người Pháp hiện diện cùng với những hoạt động xác lập bộ máy cai trị thuộc địa tại miền Đông Nam Kỳ, tên gọi Thủ Dầu Một gây sự chú ý đối với nhà cầm quyền Pháp, người Pháp thấy địa danh Thủ Dầu Một nói lên được đặc điểm của địa phương, lại rất đỗi quen thuộc với cư dân nơi đây nên họ dùng đặt tên cho đơn vị hành chính đầu tiên là hạt Thủ Dầu Một, sau nâng lên thành tỉnh Thủ Dầu Một.

2.3. Ý nghĩa tên gọi Thủ Dầu Một

Trên cơ sở điểm qua một loạt các diễn giải theo trình tự thời gian về xuất xứ địa danh Thủ Dầu Một của giới nghiên cứu, tác giả xin đưa ra cách lý giải riêng về tên gọi Thủ Dầu Một có thể hiểu như sau: Trước tiên, tên gọi Thủ Dầu Một do lưu dân người Việt đặt ra, một điều đáng lưu ý tiếp theo là tên gọi Dầu Một xuất hiện trước tên gọi Thủ Dầu Một như: chợ Dầu Một, đồn Dầu Miệt (Một)…Trong Đại Nam Nhất Thống chí có chép về địa danh này: “Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An, tục danh chợ Dầu Một ở bên lỵ sở huyện, xe cộ ghe thuyền tấp nập đông đảo” [25;35]. Như vậy, tên gọi Dầu Một có nguồn gốc từ đâu? Việc dùng tên thảo mộc (cây đặc sản hay đặc biệt) để tạo thành một địa danh vẫn là cách thường thấy tại nước ta, nhất là ở Miền Nam. Chắc rằng, tên Dầu Một và cả tên Thủ Dầu Một bắt nguồn từ tên loài cây Dầu mà ra, đó là phân tích từ “Dầu” trong tên Thủ Dầu Một. Hầu hết các tác giả nghiên cứu trước đó điều cho rằng, từ “Một” trong tên Thủ Dầu Một có nghĩa liên quan đến cây Dầu lớn nhất ở vùng đất này, vì lúc bấy giờ cây Dầu không chỉ có mặt riêng ở vùng đất Thủ Dầu Một mà trên toàn cõi Đông Nam Bộ. Với suy nghĩ đó, nhiều người cho rằng từ “Một” được hiểu là cây Dầu lớn nhất, duy nhất ở vùng. Đối với tác giả, từ “Một” ở đây được hiểu là từ chỉ số lượng nhưng không phải chỉ cây Dầu lớn nhất hay cây Dầu số 1 ở vùng đất này, thay vào đó từ “Một” được hiểu là số 1. Trong dân gian, số 1 là chữ số cơ bản thể hiện sự biến hóa, là chữ số khởi nguyên của thế giới, đem đến những điều hoàn toàn mới, tốt đẹp, mang ý nghĩa cho sự sinh sôi nảy nở, một cuộc sống hoàn toàn mới cho người

dân nơi đây. Số 1 ở đây còn đại diện cho những người đi đầu, những người tài năng, họ hoàn toàn khống chế được chính mình và hoàn cảnh. Còn từ “Thủ” trong tên gọi Thủ Dầu Một có thể hiểu theo hai hướng, thứ nhất, từ “Thủ” có nghĩa là đồn binh để trấn thủ hay đó là nơi “thủ sở” ghép với từ “Dầu Một” thành tên Thủ Dầu Một, theo cách hiểu này, tên gọi Thủ Dầu Một xuất hiện khi nhà Nguyễn cho xây dựng đồn trú tại đây, người ta thường gọi là đồn Phú Cường. Thứ hai, theo tác giả: từ “Thủ” có nghĩa đầu - đứng đầu, ngụ ý nói về những người đầu tiên đến khai hoang lập ấp ở đây, và khi ghép với từ “Dầu Một” thành tên gọi Thủ Dầu Một, ở đây được hiểu là những người đi đầu, người đứng đầu trong quá trình khai phá, chinh phục vùng đất mới ở xứ cây Dầu.

Căn cứ vào cách lý giải trên, tên gọi Thủ Dầu Một còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn khi thể hiện được trí tuệ, sự tài giỏi, tính kiên cường, vượt khó, ý chí sắc bén, mạnh mẽ chinh phục thiên nhiên của những lớp dân cư đầu tiên đặt chân đến khẩn hoang lập làng tại một vùng đất mà đặc điểm nhận dạng là có nhiều cây Dầu. Ngoài ra, tên gọi Thủ Dầu Một còn thể hiện được khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, an bình và hạnh phúc của những người dân “tha phương cầu thực”. Chính niềm tin và sự khát vọng đó, khi đến khẩn hoang, lập ấp thì họ đã đặt tên cho vùng đất này cũng mang ý nghĩa là một vùng đất nhiều khát vọng trong tương lai. Từ những minh chứng trên có thể thấy ý nghĩa tên gọi Thủ Dầu Một phản ánh được đây là một vùng đất phát triển và thể hiện ý chí, khát vọng về một tương lai tốt đẹp. Có thể thấy, thực tiễn của lịch sử xã hội đã chứng minh tên gọi Thủ Dầu Một gắn liền với với vùng đất có nhiều tài nguyên cây dầu, là nơi khai thác, sản xuất tài nguyên dầu để phục vụ đời sống xã hội của cư dân nơi đây.

2.4. Tên gọi Thủ Dầu Một ảnh hưởng trong đời sống của nhân dân Thủ Dầu Một

Lần theo lịch sử tìm hiểu về vùng đất Thủ Dầu Một hôm nay, cách đây hơn 300 năm, trên nhiều khu vực của vùng đất này đã có những lớp cư dân người Việt đến sinh sống, khai hoang và lập nghiệp. Trải qua từng thời kỳ lịch sử sau nhiều lần chia tách, thay đổi tên gọi, địa giới hành chính. Vùng đất Thủ Dầu Một vẫn mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lúa nước và văn hóa làng, xã của

nhóm cư dân người Việt đầu tiên đến đất Thủ Dầu Một. Ngày nay, tuy đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề, phần lớn các di tích lịch sử bị phá hủy nhưng Thủ Dầu Một vẫn còn đó các đình, chùa, miếu, những nét đẹp văn hóa dân gian, những giá trị kinh tế mang đặc trưng riêng vùng đất Thủ Dầu Một và tên gọi Thủ Dầu Một đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân nơi đây.

2.4.1. Ảnh hưởng về mặt kinh tế

Thủ Dầu Môt - đất lành chim đậu là câu nói rất nổi tiếng để ca ngợi vùng đất này. Trên thực tế những quy luật về việc định cư của con người đã được vận dụng cụ thể, chặt chẽ trong quá trình khẩn hoang lập làng ở vùng đất Thủ Dầu Một. Rõ ràng, Thủ Dầu Một là nơi hội tụ đủ điều kiện để con người có thể sinh sống, có thể định cư lâu dài. Điều kiện sống có cái sẵn có trong tự nhiên, có cái được tạo từ bàn tay của con người, không phải ngẫu nhiên mà có, ở Thủ Dầu Một cũng vậy, lúc đầu con người chỉ định cư ở ven các con sông rạch sau đó mới lấn sâu vào các nơi khác theo hình thức khai hoang “Tầm ăn lá dâu” (nơi nào có điều kiện thuận lợi khai khẩn trước). Bên cạnh các quy luật định cư thì việc hình thành chợ búa là điều kiện cần thiết để trao đổi hàng hóa và từng bước trở thành trung tâm buôn bán sầm uất một thời và ngôi chợ lừng danh một thời gắn liền với

tên gọi và đời sống của nhân dân nơi đây chính là chợ Thủ Dầu Một5.

Đến năm 1899, trên địa bàn huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một. Điều này xác định chợ Thủ Dầu Một đã được hình thành từ rất sớm và là nơi trao đổi buôn bán với các vùng lân cận, các tỉnh miền Tây Nam Bộ tuy nhiên vào thời điểm đó chợ Thủ còn rất đơn sơ, chưa phát triển. Trong tài liệu của Grammont cho biết, ngay khi vừa chiếm được huyện Bình An, người Pháp đã tiến hành cho sữa chữa và phát triển, người Pháp đã tiến hành các công việc sau: “…Phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường với cổng lát đá và đắp đường cao bên trong. Hiện nay, chợ Thủ dầu Một là chợ lớn nhất, sạch sẽ nhất và nhiều hàng hóa nhất cả tỉnh…” [27;27].


5 Lúc khởi nguồn Chợ Thủ Dầu Một được gọi là chợ Phú Cường.

Cũng trong thời gian này, người Pháp cho tu sữa lại các bến cảng, cầu tàu và cả nhiều khu vực lân cận. Ba mươi năm sau, khi đến chợ Thủ Dầu Một Baurac ghi nhận: “Chợ Thủ Dầu Một đặt trên một quảng trường rất rộng, được xây bằng gạch không xa sông Sài Gòn. Chợ rất lớn và rất mới. Hàng ngày có đông người bản xứ đến họp. Những ngôi nhà rất đẹp của người Việt Nam và Trung Hoa bao quanh chợ. Và những cửa hiệu của người Hoa ở đây rất đông khách…” [57;96]. Đến năm 1934, chợ Thủ Dầu Một hoàn thành cùng hệ thống đường trải nhựa bao quanh chợ, với quy mô đẹp, khang trang đầy vẽ mỹ thuật, nhìn xa xa chợ Thủ Dầu Một trông như một con tàu lớn có cột buồm to đang lênh đênh trên mặt sông Sài Gòn. Ngôi chợ Thủ Dầu Một được xây dựng theo lối kiến trúc khá đặc biệt với cột đồng hồ cao có gắn đồng hồ ở bốn mặt, đó là sáng kiến của viên chủ tỉnh Bonemain. Như vậy, chợ Thủ Dầu Một là một trong bốn chợ của toàn Đông Dương được xây dựng cột có gắn đồng hồ theo lối kiến trúc của châu Âu [27;30]. Cứ như thế, trải qua nhiều lần tu sữa chợ Thủ Dầu Một đã khẳng định vị trí của mình. Từ đó, tên chợ Thủ hay Thủ Dầu Một lại được nhắc nhiều đến trong dân gian và cả trong thơ ca sách báo.

“Chiều chiều mượn ngựa ông Đô Mượn ba chú lính đưa cô tôi về Đưa về chợ Thủ bán hủ bán ve,

Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêu…”

Trong quá khứ, chợ Thủ Dầu Một không chỉ là nơi trao đổi buôn bán sầm uất mà còn là nơi đã từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hiện tại và tương lai, chợ Thủ Dầu Một luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của Bình Dương, không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu tượng đặc trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam Bộ. Như đã phân tích, Thủ Dầu Một là điểm giao lưu nên chợ phát triển rất nhanh, theo số liệu thống kê, Thủ Dầu Một trong thời gian là đơn vị hạt có 10 ngôi chợ tiêu biểu:


Số thứ tự

Tên chợ

Thuộc tổng

1

Thủ Dầu Một

Bình Điền

2

Búng


Bình Chánh

3

Lái Thiêu

4

Bưng Cầu


Bình Thổ

5

An Phú

6

Ông - trao (chợ Ông Trảo ?)

7

Tổng - Don (chợ Tổng Dơn ?)


Bình Thiện

8

Tổng - thu (chợ Tổng Thu ?)

9

Bến Cát


Bình Hưng

10

Chân Thành

Bảng 2.2. Bảng thống kê 10 chợ chi phối địa phận hạt Thủ Dầu Một

[28;7-8].

Góp phần cho sự phát triển của vùng đất Thủ Dầu Một trong suốt chiều dài lịch sử, không thể không nhắc đến những tên đường đã đi vào lịch sử là điều kiện cần để giúp Thủ Dầu Một vang danh một thời. Như đã phân tích, tên gọi Thủ Dầu Một có trước khi người Pháp đến cai trị vùng đất này và trước đó chợ đã hoạt động và những tên đường gắn liền với vùng này cũng xuất phát từ trong dân gian. Các tên đường đã đi vào lịch sử của vùng đất Thủ Dầu Một được dân gian đặt như: tên đường Hàng Dương6, đường Thành Quang7 và đường Bà Lụa8,


6Vì ở đây có nhiều cây dương mọc dọc bờ sông Sài Gòn ở phía đồi cao nên người ta gọi là đường Hàng Dương.

7Tên đường Thành Quan được đặt ra vì trước đây trên tuyến đường này có thành lính săn đá của trường huấn huyện hạ sĩ quan có kỹ sư xây dựng tên Vasionge, quốc tịch Pháp xây dựng nên thành này.

đây là những tên đường sẵn có trước năm 1899 khi Thủ Dầu Một chính thức trở thành tỉnh.

Đến năm 1910, đã xuất hiện nhiều tên đường do chính quyền kể từ khi có viên tỉnh trưởng người Pháp cai trị vùng này, ông Outrey đã đưa ra chủ trương chỉnh trang tỉnh lỵ trên địa bàn trung tâm Phú Cường, trọng điểm là khu vực chợ Thủ Dầu Một. Từ đó có những tên đường mới do chính quyền đặt ra: tên đường Bạch Đằng thay thế bằng tên đường Hàng Dương cũ. Ký ức sẽ sống lại với bao hình ảnh đẹp đẽ, đối với những ai đã từng chôn nhau cắt rốn trên mảnh đất Thủ Dầu Một, nhất là mỗi khi có dịp nhớ về con đường tuổi thơ đầy kỉ niệm - con đường Hàng Dương, con đường xưa đẹp nhất trên đất Thủ. Đây là con đường đã chinh phục đại úy Grammont người Pháp, ông không giấu được sự rung động chân thành khi trải lòng mình trên những trang giấy: “Xuôi về phương Nam, ven đường là thị trấn Phú Cường với những mái ngói chìm trong những tàn cây xanh, trên bến là những thuyền buồm sặc sỡ. Ngôi chợ ở khúc đường đầu tiên chiếm vị trí làm nền cho bức tranh. Ở bên phải và bên trái là những bụi cây nhỏ và cây cau non, dường như muốn ép lấy bến cảng. Những cây thân trần và rất cao, tạo thành vành đai cửa cảng. Dưới chân chúng, một cây đa hơn trăm tuổi đứng hùng vĩ như hình ảnh kẻ vươn tay che chở, bảo vệ cho vùng đất này” [57;149].

Trong trí nhớ của người dân đất Thủ, con đường Hàng Dương đẹp khác nào bức tranh thủy mạc, chạy dài từ sát bờ sông Sài Gòn đến tận rạch Bà Lụa. Đó là con đường Hàng Dương xanh tỏa bóng rì rào, nơi đó mỗi ngày có biết bao chuyến xe thổ mộ chở khách, chở hàng từ chợ Thủ về xa. Người con của đất Thủ Dầu Một luôn sống với những hoài niệm để nhìn định hướng cho tương lai. Chắc chắn họ sẽ không bao giờ quên con đường Hàng Dương với dấu xưa. Chính con đường lịch sử này với ngọn đồi trồng toàn cây dầu đã định ra xứ Thủ Dầu Một với Hàng Dương xưa đã là công viên thu nhỏ với bao thế hệ cuộc đời. Dẫu cho



8Sỡ dĩ gọi là tên đường Bà Lụa vì ở ở bến cầu đá mới do Bà Lụa vừa xây dựng ở bờ sông Sài Gòn đi vào các con đường hương thôn của Sài Gòn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023