Bảng Thống Kê Diện Tích Ruộng Đất Phân Bố Ở Tỉnh Biên Hòa

tổng tăng lên 8 tổng: “Bình Chánh Thượng, Bình Chánh Hạ, Bình Chánh Trung, Bình Chánh Tây, An Thủy Đông, An Thủy Thượng, An Thủy Trung, An Thủy Hạ” [12;12]. Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ Gia Định thành, bỏ trấn, lập ra xứ Nam Kỳ chia thành 6 tỉnh: tỉnh Biên Hòa, tỉnh Phiên An, tỉnh Định Tường, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh An Giang và tỉnh Hà Tiên. Vùng đất Bình Dương thuộc tỉnh Biên Hòa, địa phận huyện Bình An. Năm 1836, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cử phái đoàn do 2 viên quan đại thần: Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế dẫn đầu vào Nam để đo đạc lại đất đai và lập sổ địa bạ của cả vùng Nam bộ.

Trong Phương Đình Dư Địa chí, Nguyễn Siêu ghi chép tương đối cụ thể hơn về huyện Bình An thời kỳ này như sau: “Bình An xưa là đất Chân Lạp, triều Nguyễn mới đặt thuộc tổng Bình An huyện Phước Long, phủ Gia Định. Năm thứ 7 niên hiệu Gia Long thăng làm huyện thuộc vào phủ. Năm thứ 2 niên hiệu Minh Mạng, chia làm 4 tổng, năm thứ 18 (Minh Mạng) trích tổng An Thủy và Bình Chánh Hạ đặt thành huyện Nghĩa An. Còn 3 tổng Bình Chánh (còn lại) đổi làm Bình Chánh, Bình Điền, Bình Thổ, Nguyên An Lợi, lấy 10 sách man chia làm 2 tổng là Cửu An và Quảng Lợi, lĩnh 6 tổng, 58 xã thôn...” [68;280]. Như vậy, đến năm 1837, 1 năm sau cuộc đại kinh lý kiểm tra địa bạ của Trương Đăng Quế, Trương Minh Giảng ở Nam bộ, huyện Bình An cũng có sự thay đổi lớn về địa giới và tổ chức hành chính. Trung tâm của huyện Bình An (thành phố Thủ Dầu Một hiện nay) đã tương đối sầm uất, có nhiều lưu dân người Việt đến đây định cư, thiết lập thôn xóm, hình thành chợ búa. Các sử gia nhà Nguyễn miêu tả về huyện Bình An thời kỳ này như sau: “ở cách phủ 30 dặm lệch về phía Tây Nam, đông tây cách nhau 21 dặm, nam bắc cách nhau 49 dặm, phía đông đến địa giới huyện Nghĩa An 49 dặm, phía tây đến địa giới huyện Bình Giang tỉnh Gia Định 2 dặm, phía nam đến địa giới huyện Bình Giang tỉnh Gia Định 7 dặm, phía bắc đến lâm quận huyện Phước Bình 42 dặm” [66;42].

Có thể thấy, năm Minh Mạng thứ 18 (tức năm 1838) có sự thay đổi quan trọng về địa bàn và cả địa danh hành chính ở huyện Bình An. Trong đó có sự xuất hiện tên tổng Bình Điền. Tổng Bình Điền là tên mới thay cho tổng Bình

Chánh Trung, có địa bàn gần như toàn bộ vị trí của thành phố Thủ Dầu Một hiện nay. Tên tổng Bình Điền được gọi đến thời Ngô Thời Nhiệm sau này. Về sau, huyện Bình An có hai sự thay đổi và xáo trộn địa danh hành chính hơn nữa, nhưng chỉ xảy ra vùng phía Bắc của huyện Bình An đó là sự thành lâp 2 tổng Cửu An và Quảng Lợi [27;17]. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: Từ năm 1808 đến năm 1837, huyện Bình An chia làm 10 tổng là: Bình Chánh, Bình Điền, Bình Thiện, Bình Thổ, Bình Hưng, An Bình, An Điền, An Thành, An Thổ, An Thủy. Từ năm 1837 về sau, 4 tổng bắt đầu từ chữ An được tách ra thành lập huyện Ngãi An. Tên huyện Bình An đã tồn tại từ đó cho đến khi người Pháp thiết lập đơn vị hành chính mới, lấy tên Thủ Dầu Một, bỏ tên cũ là Bình An. Trên thực tế chứng minh, toàn vùng Đồng Nai - Biên Hòa trước đây tuy là nơi lưu dân đến sinh cơ lập nghiệp sớm nhất, nhưng vì đất đai ở đây khó khai khẩn so với trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp lúa nước lúc bấy giờ, nhưng đó là xét chung trong tỉnh Biên Hòa với các tỉnh khác trong cả nước, còn nếu xét riêng huyện Bình An thì tình hình không hẳn như vậy. Căn cứ theo số liệu nghiên cứu của Nguyễn Đình Đầu, trong số 4 huyện của tỉnh Biên Hòa: Bình An, Phước Chánh, Long Thành, Phước An thì Bình An là huyện có diện tích thực canh lớn nhất.

Đơn vị: Mẫu, sào, thước, tấc.


Stt

Huyện

Diện tích đo đạc

Diện tích thực canh

1.


2.


3.


4.

Bình An Phước Chánh Long Thành Phước An

6723.1.5.6.


3435.7.5.7


2425.0.2.7


1729.4.3.3

6119.6.14.4


3279.9.14.9


2329.1.9.0


1698.3.13.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 11

Bảng 3.2. Bảng thống kê diện tích ruộng đất phân bố ở tỉnh Biên Hòa

[20;126].

Về mặt xã hội, Bình An là nơi có dân số tăng nhanh so với các huyện khác trong tỉnh Biên Hòa nhưng nhìn chung vẫn là nơi rừng thiên nước độc. Mặc dù, các nguồn sử liệu không lưu lại dân số từng huyện nhưng có thể tìm hiểu vấn đề

này qua diện tích đất ở. Theo số liệu thống kê qua cuộc đo đạc 1836, diện tích đất ở toàn tỉnh Biên Hòa là 686 mẫu 2 sào 9 thước 7 tấc, chiếm 4,86% tổng diện tích đất sử dụng thì riêng huyện Bình An có 543 mẫu 9 sào 2 thước 3 tấc chiếm 79,26% diện tích đất ở Biên Hòa.

Qua các thời kỳ sau dân số ngày càng tăng lên (do nhập cư, do sinh sôi nảy nở), đất hoang không ngừng được mở rộng thêm. Đến thời Thiệu Trị, theo ghi chép của Đại Nam Nhất Thống chí, địa giới huyện Bình An được chia lại bao gồm 6 tổng, 58 thôn xã [25;49]. Cũng theo bộ Đại Nam Nhất Thống chí, huyện thành Bình An được đặt ở trung tâm của vùng đất Bình Dương hiện nay: “...Huyện trị Bình An chu vi dài 30 trượng, rào bằng gỗ, ở địa phận thôn Phú Cường” [25;49]. Như vậy có thể thấy, giai đoạn này thôn Phú Cường (thành phố Thủ Dầu Một hiện nay) dân cư đã rất đông đúc, sầm uất là trung tâm của cả huyện Bình An. Ở trung tâm của huyện Bình An, Người Hoa đã đến định cư từ giữa thế kỷ XIX, cả ở khu vực chợ Thủ và khu Lò Chén đã có cả người Hoa Quảng Đông, người Hoa Triều Châu, người Hoa Khách Gia và người Hoa Phúc Kiến. Trong đó, nhóm cộng đồng người Hoa Phúc Kiến ở đây là đông đảo nhất, sống tập trung nhất và định cư ở khu vực Phú Cường (Thủ Dầu Một hiện nay) sớm nhất. Vào khoảng trước năm 1850, nhóm cộng đồng người Hoa Phúc Kiến Thủ Dầu Một đã hình thành. Địa điểm tụ cư đầu tiên là khu vực Lò Chén, lúc đó thuộc thôn Phú Cường, lỵ sở huyện Bình An thời nhà Nguyễn (nay là phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một). Người Phúc Kiến với ngành nghề truyền thống gốm sứ đã chọn Thủ Dầu Một là nơi định cư bởi những điều kiện thuận lợi về an ninh, nguồn nguyên liệu, giao thông thủy bộ để vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh miền Tây và xứ Cao Miên.

3.4. Tỉnh Thủ Dầu Một dưới thời Pháp thuộc

Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, Pháp kéo quân vào chiếm cửa Cần Giờ (11/2/1859), rồi tiến lên đánh Sài Gòn. Ngày 17/2/1859, quân Pháp mới hạ được thành Gia Định. Quân ta lui về ngoại ô lập đại đồn Chí Hòa để kháng chiến. Đến năm 1861, quân đội viễn chinh Pháp với hai chiến thuyền Persévérent và Du

Chayle cùng sự trợ lực của một pháo hạm xâm chiếm Thủ Dầu Một21, quan Tổng lý Văn Đức Đại lúc bấy giờ trấn thủ tại đây chống giữ dũng cảm nhưng sau kiệt lực rút về Biên Hòa. Kể từ đó, vùng đất Thủ Dầu Một thuộc quyền quản lý của người Pháp. Theo bộ tham mưu Pháp: tỉnh Biên Hòa chỉ có 3 cứ điểm trọng yếu mà họ phải chiếm giữ: cứ điểm Biên Hòa, cứ điểm Thủ Dầu Một và cứ điểm Bà Rịa. Người Pháp cho rằng: Thủ Dầu Một là cứ điểm quân sự trọng yếu, là nơi có thể kiểm soát con sông Sài Gòn, che chở thành Sài Gòn về hướng Bắc, đồng thời ngăn chặn các con đường của quân phía Nam từ Biên Hòa tiến sang các vùng ở phía Tây tỉnh Gia Định. Mặc khác, Thủ Dầu Một còn là thủy trạm quan trọng. Chính sự chiếm đóng của quân đội Pháp, phần nào đó đã khiến vùng này trở thành nơi tập trung dân đông đảo và mật độ ngày càng gia tăng.

Sau hòa ước Nhâm Tuất, triều Nguyễn phải nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp, đó là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Lúc đầu, Pháp vẫn giữ nguyên ranh giới tỉnh Biên Hòa với hai phủ Phước Long và Phước Tuy. Đến năm 1867, Pháp chia tỉnh Biên Hòa thành 5 địa hạt hành chánh, địa hạt Bình An lúc này có 7 tổng, lỵ sở đặt tại Phú Cường, nơi đây có đồn binh canh gác, bưu điện và tòa quan bố.

Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây, Pháp tiến hành cải tổ các đơn vị hành chính, kể cả tên gọi các địa danh. Pháp chia toàn miền Nam Kỳ thành 27 địa hạt. Từ đó xuất hiện tên hành chính địa hạt Thủ Dầu Một. Năm 1869, viên thanh tra hành chánh Leonard cho lập một làng tự trị tại đây lấy tên là Phú Cường tức Tỉnh lỵ hiện tại lúc bấy giờ. Từ Nghị định 101 ngày 5 tháng 6 năm 1971, địa hạt Thủ Dầu Một được nhận thêm tổng Bình Thượng từ huyện Bình Long (thuộc hạt Sài Gòn sau là Gia Định) chuyển sang. Địa hạt Thủ Dầu Một lúc đó có 10 tổng 91 xã, thôn, lỵ sở của hạt lúc này đặt tại Phú Cường.

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, hạt Thủ Dầu Một chính thức đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một. Đơn vị hành chính cấp tỉnh đánh dấu kết thúc thời kì quân quản, chuyển sang chế độ hành chính dân sự ở Nam Kỳ. Trước khi trở thành tỉnh, đồn



21 Thủ Dầu Một lúc bấy giờ là huyện Bình An thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa.

binh Thủ Dầu Một đã được xây dựng kiên cố và là cứ điểm quân sự quan trọng, về sau người Pháp còn cho xây dựng ở Phú Cường một thành lính tập dân thường gọi là thành săn đá [27;25-30]. Nội dung nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1900, toàn tỉnh Nam Kỳ có 20 tỉnh, hạt tham biện Thủ Dầu Một được đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một. Chức tham biện nay được gọi là chủ tỉnh hay tỉnh trưởng. Đứng đầu hành chính tỉnh Thủ Dầu Một là viên chủ tỉnh người Châu Âu, một viên phó tỉnh, một chánh văn phòng dân sự, một kế toán viên cùng một số thư ký,…Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập từ đó và tồn tại cho đến năm 1956. Tình hình phân ranh hành chính đó, ngoại trừ một số thay đổi nhỏ, kéo dài tới 1945, khi cách mạng tháng Tám bùng nổ và tới 1954 khi kí hiệp định Giơnever vẫn không thay đổi, giữ nguyên 20 tỉnh:

1. Gia Định

6. Sa Đéc

11. Tân An

16. Rạch Giá

2. Châu Đốc

7. Bến Tre

12. Chợ Lớn

17. Tây Ninh

3. Hà Tiên

8. Sóc Trăng

13. Cần Thơ

18. Bà Rịa

4. Thủ Dầu Một

9. Biên Hòa

14. Mỹ Tho

19. Gò Công

5. Trà Vinh

10. Long Xuyên

15. Vĩnh Long

20. Bạc Liêu

Bảng 3.3. Bảng thống kê các tỉnh ở Nam kỳ theo nghị định ngày 1/1/1900

[29;217].

Tỉnh Thủ Dầu Một sau khi ổn định có 12 tổng với 127 làng, trong đó gồm: 6 tổng dân là người Việt và 6 tổng dân đa số là người dân tộc. Dân số tỉnh Thủ Dầu Một qua tổng niên giám Đông Dương năm 1910, gồm có:

Người Âu

41

Người Việt

87.700

Người Hoa

1.250

Người Minh Hương

700

Người dân tộc

14.300

Người không rõ

30

Tổng:

108.621 (người)


Sau cách mạng, ngày 9/10/1945 Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ban hành quyết định giữ nguyên tên cũ các tỉnh, các phủ, các huyện trong cả

nước. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, thực dân Pháp đã chiếm lại miền Đông Nam Bộ, thiết lập lại ách kiểm soát cho đến năm 1954. Tóm tắt tình hình tỉnh Thủ Dầu Một vào năm 1953 chia ra làm 7 quận hành chính: Thủ Dầu Một, Lái Thiêu, Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quảng, Sông Bé và Bù Đốp. Tỉnh trưởng là Lê Văn Huê, đốc phủ xứ thượng hạng ngoại hạng, Phó tỉnh trưởng là Dương Văn Ký phủ hạng nhất. Từ năm 1954 đến năm 1956 diện tích toàn tỉnh khoảng 4.723km2, cả tỉnh chia làm 6 quận, trong đó:

Tên quận

Quận lỵ

Tổng số làng

Số dân

Diện tích


(cây số vuông)

Châu Thành

Châu Thành

18

78.000

303

Lái Thiêu

Lái Thiêu

10

31.743

77

Bến Cát

Bến Cát

10

20.376

1.090

Hớn Quản

Hớn Quản

34

40.000

1.600

Dầu Tiếng22

Dầu Tiếng

4

22.038

442

Bù Đớp

Bù Đớp

14

15.500

4.000

Bảng 3.4. Bảng Thống kê tổng quát về tỉnh Thủ Dầu Một năm giữa năm 1956

[93;4].


Tên họ

Bằng cấp học lực

Chức vụ

Ngạch trật

Nguyễn Văn Sung

Tú tái toàn

phần - Đại

Tỉnh trưởng

Đốc phủ sứ đặc hạng


22 Quận Dầu Tiếng gồm các xã: Định Thành (có 6 ấp: ấp Chợ, Bàu Sình, Mật Cật, Câu Trạc, Váng hương, Thị Tính), Thanh An (có 6 ấp: Bến Chùa, Cỏ Trách, Bến Tranh, Suối Dứa, Hàng Nù, Đất Ung), Thanh Tuyền (có 7 ấp: Xóm Chợ, Lâm Vồ, Xóm Lẩm, xóm Bưng, Đường Long, Rạch Kiến, Bưng Cồng), Kiến An (có 3 ấp: Phó Bình, Bàu Khai, Hố Cạn).



học Luật



Trương Ngọc Khoa

Tú tài toàn phần

Phó tỉnh trưởng

Huyện hạng I Nam Việt

Thái Ngươn Dương

Cấp bằng luật học Đông Dương

Quận trưởng Châu Thành

Phủ hạng 2 Nam Việt

Bùi Văn Khánh

Tú tài toàn phần

Quận trưởng Lái Thiêu

Phủ hạng 2 Nam Việt

Lê Văn Bộ

Tú tài Pháp Văn

Quận trưởng Hớn Quản

Huyện hạng I Nam Việt

Phùng Lâm

Sơ học Pháp Việt

Quận trưởng Dầu Tiếng

Thư ký hành chính Nam Việt hạng I

Nguyễn Văn Thiện

Thành Chung

Quận trưởng Bến Cát

Thư ký hành chính Nam Việt hạng I

Nguyễn Minh Trí

Thành Chung

Quận trưởng Bù Đốp

Thư ký hành chính Nam Việt hạng I

Lê Văn Tư

Thành Chung

Chủ sự phòng Hc Lộc Ninh

Thư ký hành chính Nam Việt hạng 3

Bảng 3.5. Bảng Thống kê danh sách các vị chỉ huy hành chánh tỉnh Thủ Dầu Một năm 1956 [93;6].

Năm 1956 là thời hạn chót để thi hành hiệp định Gienever nhằm tái thống nhất đất nước. Nhưng Mỹ đã can thiêp trắng trợn để lập ra “Quốc gia Cộng hòa” kể từ sông Bến Hải trở vào Nam. Do đó, các đơn vị hành chính được chia cắt, dồn nhập rất phức tạp, nhất là đối với Nam Bộ và Thủ Dầu Một cũng không ngoại lệ. Căn cứ vào Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ngày 22/10/1956 ban hành:

“Điều 1: Địa phận Nam Việt nay gồm thêm một phần tỉnh Bình Thuận, được chia ra gồm: Đô thành Sài Gòn và Hai mươi hai tỉnh.

Điều 2: Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh, tỉnh lỵ hiện thời được thay đổi địa giới, thay tên theo danh sách và bản đồ đính hậu.

Điều 3: Để thi hành sắc lệnh, Bộ trưởng Nội vụ:

- Sẽ quy định trước ngày mùng 1 tháng giêng năm 1957 chương trình sáp

nhập.

- Ra lệnh cho các tỉnh trưởng sở quan sửa đổi và lập bảng danh sách

thôn, xã, tổng và quận cho từng tỉnh chiếu theo ranh giới mới.

Điều 4: Các điều lệnh trái sắc lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 5: Các Bộ trưởng, chiếu nhiệm vụ thi hành sắc lệnh” [63;1].


Số thứ tự

Tên cũ

Tên mới

Tên tỉnh lỵ

I. Thủ đô

Sài Gòn - Chợ Lớn

Sài Gòn


1. Tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Phước Tuy

Phước Lễ

2. Tỉnh

Biên Hòa

Biên Hòa

Biên Hòa

3. Tỉnh

Xuân Lộc

Long Khánh

Xuân Lộc

4. Tỉnh

Bà Rá

Phước Long

Phước Bình

5. Tỉnh

Hớn Quản

Bình Long

An Lộc

6. Tỉnh

Tây Ninh

Tây Ninh

Tây Ninh

7. Tỉnh

Chợ Lớn (Tân An)

Long An

Tân An

8. Tỉnh

Mộc Hóa

Kiến Tương

Mộc Hóa

9. Tỉnh

Phong Thạnh

Kiến Phong

Cao Lãnh

10. Tỉnh

Mỹ Tho (Gò Công)

Định Tường

Mỹ Tho

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí