Danh Sách Các Đơn Vị Hành Chính Nam Việt [63;2].


11. Tỉnh

Bến Tre

Kiến Hòa

Trúc Giang

12. Tỉnh

Vĩnh Long (Sa Đéc)

Vĩnh Long

Vĩnh Long

13. Tỉnh

Trà Vinh

Vĩnh Bình

Phú Vinh

14. Tỉnh

Long Xuyên

An Giang

Long Xuyên

15. Tỉnh

Cần Thơ

Phong Dinh

Cần Thơ

16. Tỉnh

Bạc Liêu

Ba Xuyên

Khánh Hưng

17. Tỉnh

Rạch Giá

Kiên Giang

Rạch Giá

18. Tỉnh

Gia Định

Gia Định

Gia Định

19. Tỉnh

Cà Mau

An Xuyên

Quản Long

20. Tỉnh

Thủ Dầu Một

Bình Dương

Phú Cường

21. Tỉnh

1 phần Đồng Nai

Thượng, 1 phần Bình Thuận

Bình Tuy

Hàm Tân

22. Tỉnh

Côn Đảo

Côn Sơn

Côn Sơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 12

Bảng 3.6. Danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt [63;2].

Như vậy trước năm 1956, tỉnh Bình Dương có tên là Thủ Dầu Một và danh hiệu này có trước khi người Pháp chiếm trọn Nam Kỳ. Địa danh Bình Dương xuất hiện trên bản đồ hành chính vào tháng 10 năm 1956 khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giải thể Thủ Dầu Một, để thành lập tỉnh Bình Dương và một phần tỉnh Bình Long, căn cứ vào sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 cùng với việc danh hiệu Thủ Dầu Một được đổi thành Bình Dương, lệnh trên còn quy định những sự thay đổi về địa giới như sau:

Về phía bắc, đông bắc:

- Quận Hớn Quản được tách ra biến thành tỉnh Bình Dương

- Quận Bù Đốp được sáp nhập với quận Bà Rá (Biên Hòa) để thành lập Tỉnh Phước Long

Về phía Đông, vài xã được sáp nhập với phần đất tỉnh Biên Hòa để tạo ra Tỉnh Phước Thành.

Bù lại tỉnh Bình Dương được nhận thêm 14 xã (của tỉnh Gia Định) nằm về phía Tây sông Sài Gòn để thiết lập quận Củ Chi. Nhưng từ khi sắc lệnh số 124 - NV ngày 15.10.63 được ban hành. Quận Củ Chi chỉ còn 6 xã được sáp nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa vừa thành lập, 8 xã còn lại họp thành quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương. Tới ngày 8.7.65 ranh giới tỉnh Bình Dương còn có một sự thay đổi khác khi sắc lệnh 131-NV bãi bỏ tỉnh Bình Phước và sáp nhập quận Phú Giáo vào tỉnh này” [82;4].

Có thể thấy, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập từ năm 1899 và tồn tại đến năm 1956 với gần 100 năm chịu sự cai trị của thực dân Pháp. Trong khoảng thời đó, quân và dân Thủ Dầu Một đã không ngừng sáng tạo, xây dựng và phát triển vùng đất này, quan trọng hết là kiên cường đấu tranh chống giặc, dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, Thủ Dầu Một cũng như các tỉnh khác, bên ngoài có vẻ nhúng nhường nhưng bên trong mọi người đang chờ cơ hội để đứng lên chống Pháp.

3.5. Thủ Dầu Một thời kỳ thuộc tỉnh Bình Dương

Sau khi Mỹ thay chân Pháp vào Việt Nam, gày 22/10/1956 Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra sắc lệnh 143-NV để thay đổi địa giới và tên đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ Việt Nam. Từ đây, địa giới và địa danh hành chính các tỉnh có sự thay đổi rất nhiều, hầu hết những địa danh nôm na và khó hiểu đều bị bãi bỏ. Địa danh Hán Việt được giữ lại hoặc dùng những chữ tốt đẹp để đặt tên mới. Chính quyền Sài Gòn chia Thủ Dầu Một ra thành 2 tỉnh: Bình Dương và Bình Phước và một số xã nhập vào tỉnh Phước Long. Tỉnh Bình Dương cũng được thiết lập từ đó, tỉnh lỵ đặt tại Thủ Dầu Một nhưng đổi tên là Phú Cường, toàn tỉnh có 6 quận: Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Phú Hòa, Phú Giáo, Trị Tâm. Năm 1959, chính quyền Sài Gòn tiếp tục cắt một phần đất của

tỉnh Biên Hòa và Bình Dương thành lập tỉnh Phước Thành nhưng đến năm 1965 tỉnh này bị giãi thể.

Về phía cách mạng Việt Nam, từ năm 1945 đến 1975 địa giới hành chính của Thủ Dầu Một trải qua nhiều lần thay đổi. Tháng 5/1951, do yêu cầu thống nhất chỉ đạo chiến trường, tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa sát nhập vào tỉnh Thủ Biên. Đến năm 1955, Xứ ủy Nam Bộ quyết định tách tỉnh Thủ Biên thành 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa nhưng không lâu sau Xứ ủy Nam Bộ lại quyết định nhập 2 tỉnh này lại thành tỉnh Thủ Biên lần hai (9/1960). Chưa đầy một năm sau, tháng 6/1961, Xứ ủy lại tách Thủ Biên thành 2 tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa và thành lập thêm 3 tỉnh mới: Phước Thành, Bình Long, Phước Long theo địa bàn hành chính của Chính quyền Sài Gòn. Tỉnh Thủ Dầu Một lúc bấy giờ gồm các huyện: Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát, Dầu Tiếng. Tiếp đến để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Trung ương cục miền Nam bố trí lại chiến trường, thành lập 5 phân khu thành 5 mũi tiến công vào Sài Gòn và phân khu 6 vào nội bộ Sài Gòn. Thủ Dầu Một lúc bấy giờ thuộc phân khu V gồm các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, quận 5 (Bù Cháp, Lý Lịch), Châu Thành, Lái Thiêu, Bắc Thủ Đức, Dĩ An va thị xã Thủ Dầu Một, riêng huyện Bến Cát và Dầu Tiếng thuộc phân khu I. Năm 5/1971, phân khu V giải thể rồi thành lập phân khu Thủ Biên. Thực hiện chỉ thị 08/CT ngày 30//8/11972 của Thường vụ Trung ương, Khu ủy miền Đông được thành lập, giải thể các phân khu, thành lập các tỉnh. Tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập vào tháng 10/1972. Tháng 10/1973, Trung ương cục quyết định tách các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, quận 5 Thủ Dầu Một (gồm 2 xã Bù Cháp và Lý Lịch); các xã phía nam và đông nam của Phước Long; Định Quán, Độc Lập của Biên Hòa để thành lập tỉnh căn cứ Tân Phú. Cuối năm 1975, tỉnh Thủ Dầu Một gồm các huyện thị: Bến Cát (nam, bắc Bến Cát), Lái Thiêu, Châu Thành, Tân Uyên, Dĩ An, Phú Giáo, Dầu Tiếng và thị xã Thủ Dầu Một.

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi, địa bàn Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Thủ23. Do yêu cầu phát triển đất nước, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và 4 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa Tân Đông Hiệp (thuộc huyện Thủ Đức) thành tỉnh Sông Bé, chia thành 8 huyện (Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An) và thị xã Thủ Dầu Một. Đến năm 1997, Quốc hội quyết định tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh

Bình Phước và Bình Dương như hiện nay, văn kiện ghi rõ: “Tỉnh Sông Bé được sát nhập từ hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, có địa hình rộng, địa bàn phức tạp, vừa có miền núi và biên giới, vừa có đồng bằng và trung du, diện tích: 9.532,7km2 1.177.874 người. Nay được chia thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước” [55;67]. Ngày 1/1/1997 tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập với 4 đơn vị hành chính gồm: thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Tân Uyên và

Bến Cát, 5 xã An Linh, Phước Sang, Tân Hiệp, An Bình, Vĩnh Hòa và thị trấn Phước Vĩnh của huyện Đồng Phú (Bình Phước) được chuyển giao cho huyện Tân Uyên. Đến năm 1999, tỉnh Bình Dương gồm thị xã Thủ Dầu Một (là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh), và 6 huyện: Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An. Kể từ khi tái lập tỉnh Bình Dương cho đến nay, với vị trí thuận lợi là trung tâm chính trị văn hoá xã hội của tỉnh, thị xã Thủ Dầu Một đã được chú trọng đầu tư phát triển về mọi mặt, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 30km, trên Quốc lộ 13, tuyến đường Bắc

- Nam thị xã đã trở thành một đầu mối giao lưu buôn bán quan trọng. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức cao, hơn 11%, cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ, thị xã đang có những bước chuyển đổi không ngừng.

Về sau, ngày 2/5/2012, Chính phủ ra nghị quyết thành lập thành phố Thủ Dầu Một trên cơ sở thị xã Thủ Dầu Một cũ. Thành phố Thủ Dầu Một nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Dương với vị trí: phía Đông giáp Thị xã Tân Uyên, phía



23 Tỉnh Bình Thủ được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh: Bình Phước và Thủ Dầu Một.

Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp thị xã Bến Cát, phía Nam giáp với thành phố Thuận An. Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67km2 và 325.551 người có đăng kí cư trú (số liệu thống kê ngày 1/9/2019). Địa bàn thành phố Thủ Dầu Một gồm 14 phường trực thuộc: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú

Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp. Trong đó, Phú Cường là phường trung tâm, nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, phường Hòa Phú là phường trung tâm khu đô thị thành phố mới Bình Dương, nơi đặt trung tâm hành chính tỉnh. Hiện nay, Thủ Dầu Một là 1 trong 7 thành phố trực thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Huế, Sóc Trăng và Vĩnh Long). Đến Ngày 8/7/2014, Quyết định 1120/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương. Ngày 6/12/2017, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 1959/QĐ - TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương. Như vậy, tính đến thời điểm này, Thủ Dầu Một là đô thị loại I thứ 3 ở khu vực Đông Nam Bộ sau Vũng Tàu và Biên Hòa.

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu trước đó có thể đi đến kết luận, danh xưng Thủ Dầu Một do lưu dân người Việt đặt ra, cần nhấn mạnh đặc điểm danh xưng Dầu Một xuất hiện trước Thủ Dầu Một như: chợ Dầu Một hay đồn Dầu Miệt (Một). Trong lịch sử, Dầu Một là tên gọi dân gian của địa danh Phú Cường, có nghĩa tục danh Dầu Một đã xuất hiện từ rất sớm, đồng thời có thể hiểu khởi nguyên tên gọi Dầu Một do ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên và đặc điểm của vùng chuyên khai thác và sử dụng gỗ cây dầu với sự kết hợp cách gọi tên bằng chữ số tự nhiên, số 1 thể hiện khát vọng về một vùng đất phát triển. Như vậy, danh xưng Thủ Dầu Một hiển nhiên về sau là sự ghép nối của hai thành tố Thủ - Dầu Một. Thủ Dầu Một từ tên gọi của một ngôi chợ sau đó là một thủ đồn binh, đến năm 1869 trở thành tên gọi hành chính cấp trung gian - địa hạt Thủ Dầu Một. Sau một vài thay đổi khác, ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định đổi các hạt tham biện thành tỉnh. Danh xưng Thủ Dầu Một với tính cách là một đơn vị hành hính cấp tỉnh đã tồn tại liên tục tư năm 1900 cho đến năm 1956. Có thể thấy, xuyên suốt lịch sử mở đất từ khoảng giữa thế kỉ XVII cho đến nay, trên vùng đất Thủ Dầu Một đã trải qua ba quá trình hoạt động thực tiễn của con người: thứ nhất là quá trình khai phá cải tạo và chinh phục tự nhiên; thứ hai là quá trình xây dựng cuộc sống về vật chất và tinh thần phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội; thứ ba là quá trình đấu tranh, chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Trong cả ba quá trình hoạt động thực tiễn đó, nổi lên một số vấn đề quan trọng thể hiện xuyên suốt và làm rõ ý nghĩa tên gọi Thủ Dầu Một như đã phân tích trên.

Nhìn về quá khứ, ở Thủ Dầu Một nói riêng và Nam Bộ nói chung, tuy là nơi hội tụ của nhiều lớp cư dân, tộc người khác nhau nhưng nơi đây chưa từng xảy ra các mâu thuẩn chia rẻ giữa các tộc người, vùng miền thay vào đó là sự cộng cư, liên hợp với nhau để cùng phát triển. Cụ thể, trong quá trình khai phá vùng đất mới không chỉ có người Việt, bên cạnh đó còn có các tộc người Stiêng, Khmer, Châu Ro,… và còn có sức lao động của người Hoa. Tất cả mọi người khi đến sống ở Thủ Dầu Một đều liên hợp cộng đồng, nương tựa lẫn nhau để khai

phá vùng đất. Ngoài ra, sự liên hợp cộng đồng còn được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng cuộc sống mới như tay nghề của người thợ Miền Trung và Miền Bắc cùng được thể hiện trong một tác phẩm sơn mài, hoặc điêu khắc, kỹ thuật của người Hoa và người Pháp trong nghề mộc, nghề gốm đều được người Việt tiếp thu có chọn lọc bổ sung. Chính người Hoa đã thúc đẩy quá trình trao đổi, buôn bán ở đây phát triển hơn với thế mạnh là buôn bán. Tất cả đều liên hợp với nhau nhằm mục đích chung là tạo sự thịnh vượng và phát triển thương mại cho chợ Thủ với những loại hàng hóa phong phú, kể cả trong phong tục tập quán, tín ngưỡng. Tại đây, cư dân nhiều xứ đã dựa vào nhau thể hiện tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”, cùng nhau cộng khổ, tác động vào đất để tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, trong đó hằn sâu cả tư tưởng, tình cảm, lối sống, đạo nghĩa, sự năng động, tính dám nghĩ, dám làm và khát vọng vươn lên. Chính sự liên hợp cộng đồng đó đã giúp Thủ Dầu Một phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ với vai trò của chợ Thủ. Mặc khác, nhờ vào sự liên kết chặt chẽ với nhau, trong quá trình chiến đấu chống xâm lược, tất cả dân cư trong vùng không phân biệt, tôn giáo, giàu nghèo, đều nhất tề đứng lên chống giặc. Tính liên hợp cộng đồng đã tạo thành sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cho đến ngày nay. Cũng trong quá trình khẩn hoang định cư và phát triển văn hóa, vùng đất Thủ Dầu Một nhanh chóng chuyển biến về cảnh quan theo hướng phát triển thành một thành thị nổi tiếng ở khu vực Nam Kỳ với sự phát triển phồn thịnh của Phú Cường, nơi có phố xá sầm uất, dinh thự, quảng trường, khu hành chính của đất Thủ Dầu Một, dân cư tập trung đông đúc, nơi có nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công đặc biệt là ở vùng ngoại ô. Đến đây, tư duy kinh tế tự cung tự cấp mang khép kín dần được người dân đất Thủ thay thế bằng nền sản xuất hàng hóa mang tính cách tân. Lúa gạo, đường đen, gốm sứ, sơn mài, đồ mộc,… làm cho Phú Cường, Lái Thiêu, bến sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,… trở nên đông đúc, nhộn nhịp. Từ nơi đây, hàng ngàn thuyền buôn chuyên chở nông sản, sản phẩm thủ công nghiệp đi khắp các xứ Đàng Trong và sang các quốc gia khác, rồi thu về các sản vật lạ có từ nhiều vùng miền khác.

Trong chặng đường hình thành phát triển của Thủ Dầu Một hơn 300 năm qua, bài học xuyên suốt có thể rút ra là người dân Thủ Dầu Một luôn biết nắm lấy cái mạnh của mình, tận dụng cơ hội để phát triển. Trong chặn đường hình thành, Thủ Dầu Một đã biết khẳng định mình bằng quá trình khai phá, phát triển với những cây trồng đặc sản để lại tiếng vang cho đến ngày nay. Trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp, dân và quân Thủ Dầu Một biết lhrdợi dụng địa hình hiểm trở, biết lợi dụng sức mạnh của lòng yêu nước, yêu quê hương của các cư dân để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Khi hòa bình lập lại, Thủ Dầu Một biết khoát khỏi chế độ độc canh trong sản xuất cây lương thực để đi vào sản xuất cây công nghiệp, cây nông sản và phát triển mạnh các ngành nghề thủ công truyền thống. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Thủ Dầu Một lại vươn mình trỗi dậy, năng động nắm bắt thời cơ mới, tạo ra những chuyển biến nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế xã hội để hòa nhập vào khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Có thể thấy, truyền thống của Thủ Dầu Một là chịu khó năng động, nắm lấy thời cơ, tranh thủ thời cơ để khai khác thế mạnh đất đai, tài nguyên và con người để phát triển. Như vậy, với những đặc điểm riêng biệt về bề dày văn hóa lịch sử địa phương và những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, Thủ Dầu Một trong lịch sử đã có những mầm móng để phát triển một vùng đất du lịch và trong tương lai nơi đây sẽ trở thành vùng đất thu hút khách du lịch tứ phương trên mọi miền đất nước, là nơi lan tỏa những tinh hóa văn hóa, giá trị vật chất và tinh thần của người dân đất Thủ, chính vì thế, Thủ Dầu Một cần chuẩn bị tâm thế để đón nhận sự phát triển tất yếu đó. Hiện thực hôm nay dù có ngổn ngang, bộn bề, được mất,… nhưng cuộc sống vẫn là dòng chảy không ngừng, trong lành, tươi mát và đầy hy vọng mà đất và người Thủ Dầu Một xưa kia và Bình Dương hôm nay là một hiện thực sinh động, một vùng đất mời gọi, quyến rũ của người dân khắp mọi miền đất nước hội tụ về, cùng chung tay xây dựng và phát triển để giúp cho địa phương này ngày càng vươn xa hơn. Tên gọi Thủ Dầu Một đã đi vào lịch sử và đang vững bước trong tương lai trên một vùng đất “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa”, và chính những lý giải đó đã minh chứng rõ nét, Thủ Dầu Một - Bình Dương là vùng đất “Hội tựu - Khát vọng - Lan tỏa”.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí