Ảnh Hưởng Về Mặt Văn Hóa - Xã Hội

đến bây giờ, một Hàng Dương xanh không còn nữa nhưng tiếng vọng và âm thanh của nó vẫn còn lay động, rì rào trong ký ức của biết bao con người. Bên cạnh con đường Hàng Dương còn xuất hiện các tuyến đường mới như: đường chợ Thủ Dầu Một đi Lái Thiêu - Sài Gòn. Đường Thủ Dầu Một đi Bến Cát - Hớn Quản - Lộc Ninh. Đường chợ Thủ Dầu Một đi Tân Uyên - Biên Hòa. Đường chợ Thủ Dầu Một đi Bà Rá. Đường chợ Thủ Dầu Một đi Trảng Bàng - Tây Ninh. Từ năm 1916 trở đi, nhà cầm quyền Pháp đặt tên Quốc lộ 13 thay tên đường Sài Gòn

- Bến Cát - Thủ Dầu Một - Lộc Ninh. Đường tỉnh lộ 741 thay đên đường Thủ Dầu Một - Tân Uyên - Biên Hòa. Về sau có nhiều tên đường xuất hiện lấy tên của một số nhân vật, đặc biệt là ở Thủ Dầu Một với sự xuất hiện tên đường của người Pháp vẫn còn tồn tại và nổi tiếng sầm uất cho đến ngày nay đó là đường Yersin.

Khẳng định vai trò về giao thông đường bộ trong quá trình xây dựng, đấu tranh và bảo vệ vùng đất Thủ Dầu Một chúng ta không thể quên con đường Quốc lộ 13 nay là Đại lộ Bình Dương9, được xây dựng năm 1916. Trong thời gian đó, Quốc lộ 13 là giao thông huyết mạch phục vụ kinh tế, xã hội dưới thời Pháp thuộc và 30 năm dưới 2 chế độ Pháp và Mỹ. Trong ba thập kỉ khói lửa, bom đạn, xuyên qua các vùng dân cư, thị trấn, thị xã, vùng nông thôn và nhất là vùng căn cứ kháng chiến. Quốc lộ 13 mang tên “con đường máu và nước mắt” trở thành

trận địa ta đánh địch và địch đánh ta, nổi lên những chiến công vẻ vang. Hòa bình lập lại, Đại lộ Bình Dương trở thành trung tâm nối liền các vùng kinh tế quan trọng trong và ngoài tỉnh. Lịch sử đã cho thấy, suốt những năm chiến tranh, ngoài các tên đặc trưng cho dân làng Thủ Dầu Một đặt ra, các nhà cầm quyền ở đây đã tiến hành nhiều đợt chỉnh trang đô thị, trong đó có việc nhựa hóa đường bộ, mở rộng lộ giới, xây dựng nhiều đường mới,… tất cả điều dùng vào mục đích quân sự là trên hết.


9Đại lộ Bình Dương từ km 13+004 (Cống Suối Cát, ở phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một) đi 11.000m, tuyến đường Nguyễn Văn Thành (đài vệ tinh thuộc xã Tân Định, huyện Bến Cát).

Khi nói đến kinh tế của vùng đất Thủ Dầu Một, nhiều người đã khẳng định Thủ Dầu Một - cái nôi của các làng nghề thủ công mỹ nghệ hàng đầu ở Đông Nam Bộ, nổi tiếng và có truyền thống từ khá lâu đời như gốm sứ, điêu khắc gỗ, nghề thợ mộc, nghề vẽ tranh trên kiếng, nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đỉnh cao của nghệ thuật mỹ nghệ, nghề làm nhang ở làng An Bình, nghề làm guốc ở Phú Thọ,… không chỉ phục vụ cho nhu cầu của cư dân địa phương mà từ khá sớm đã trở thành hàng hóa cung cấp cho khu vực trong và ngoài nước. Từ xa xưa, nghề gỗ và nghề gốm là các nghề truyền thống của đất Bình An - Thủ Dầu Một. Sau này nghề mộc kết hợp với nghề vẽ, nghề cẩn ốc, nghề chạm trổ và nhất là sau khi có trường mỹ nghệ Thủ Dầu Một ra đời, đất Thủ Dầu Một phát triển nghề làm sơn mài nổi tiếng. Nghề chạm trổ, điêu khắc vẫn phát triển qua nghề chạm trổ hoa văn, trong kiến trúc trang trí nhà ở, đình, chùa và cả vật dụng trang trí gỗ mỹ thuật. Nghề gốm rất phát triển khi tiếp nhận thêm kỹ thuật lâu đời về đất nung và nước men đồ gốm sứ của người Hoa đến định cư nơi đây. Và trên cái nền lâu đời của nghề gốm truyền thống với những thuận lợi về nguyên liệu có sẵn cùng kỹ thuật tiên tiến, óc sáng tạo, bàn tay tài hoa của người thợ làm gốm đã nhanh chóng đưa nghề gốm Thủ Dầu Một phát triển lên tầm cao mới, nổi bật với gốm sứ Minh Long cùng với những làng gốm nổi tiếng lâu đời ở: Tân Phước Khánh (lò gốm Thái Xương Hòa), Thuận An (lò Kiến Xuân), Thủ Dầu Một (lò Chén, lò Ông Tía).

Nếu như gốm sứ có Minh Long thì tranh sơn mài có Thanh Lễ. Xưởng sơn mài Thanh Lễ10 ở Phú Cường, Thủ Dầu Một là cơ sở sản xuất hàng mỹ thuật nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Khi xưởng sơn mài Thanh Lễ thành lập Thủ Dầu Một, ông Châu Văn Trí được mời làm chuyên gia đặc biệt cho ngành điêu khắc gỗ, đặc biệt là cẩn xà cừ cho những tác phẩm lớn có giá trị nghệ thuật với những nghệ nhân nổi tiếng như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trần Văn Nam,… Tồn tại và phát triển một thời gian dài, hiện nay xưởng sơn mài Thanh Lễ hiện là

10 Xưởng sơn mài Thanh Lễ được thành lập năm 1943, chủ nhân của xưởng là ông Trương Văn Thanh và Nguyễn Thành Lễ. Thanh Lễ là do chứ ghép tên của hai người, là sơ sở sản xuất lớn nhất, tạo được tiếng tăm trong và ngoài nước.

công ty xuất nhập khẩu Thanh Lễ xứng đáng với vai trò kế thừa tinh hoa mỹ thuật dân tộc, làm rạng danh cho mỹ thuật đất Thủ Dầu Một - Bình Dương. Hoa tay người thợ đất Thủ tinh hoa và sáng tạo của biết bao thế hệ đã khẳng định bằng tài năng, công sức thể hiện qua các công trình nghệ thuật tại địa phương và cả nước. Từ những làng nghề địa phương, những lớp thợ đã trưởng thành, tỏa rộng đến nhiều địa phương khác, mang nghề đi phổ biến, tạo ra sản phẩm, tác phẩm để phục vụ cho đời sống con người. Hoa tay người thợ đất Thủ là tiếng nói, hình tượng nghệ thuật của một Bình Dương hôm nay đầy tài năng và bản lĩnh tạo dấu ấn không bao giờ phai nhạt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Chúng ta, thế hệ hôm nay lại không đổi ngạc nhiên khi nhiều người nhắc rằng: Thủ Dầu Một - nơi đã xuất hiện những cơ sở nông lâm đầu tiên trên đất Nam Bộ. Cơ sở đầu tiên tác giả muốn nhắc tới là trung tâm thử nghiệm canh nông Ông Yệm11 xuất hiện cuối thế kỷ XIX (1897) ở Bến Cát nhằm thử nghiệm các loại cây trồng mà người Pháp dự tính sẽ trồng với quy mô lớn ở Nam Kỳ

như: cà phê, cao su, cây trà, dây làm bột thơm thực phẩm vơ ni,… nhưng loại cây thích hợp và cho kết quả tốt nhất là cây cao su. Sau quá trình thử nghiệm thành công “Khoảng 1000 cây cao su giống (trong số 2000 cây) do dược sĩ Raoul mang từ Srilanka về vườn thực vật Sài Gòn được đem trồng lần đầu tiên tại Trung tâm ông Yệm Bến Cát. Về sau qua thí nghiệm của bác sĩ Yersin, trung tâm ươm giống bằng hạt nảy mầm đã cho kết quả tốt hơn” [57;132].

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 8

Cùng với sự xuất hiện của trung tâm ông Yệm là sự xuất hiện của trường trung cấp Nông Lâm12 sớm nhất nước, quá dễ hiểu cho việc xây dựng một ngôi trường nông lâm bên cạnh trung tâm thử nghiệm giống cây trồng, mục tiêu để tạo ra những học viên sơ cấp về nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ cho công cuộc khai thác tiềm năng nông lâm của địa phương Thủ Dầu Một và toàn miền Nam


11 Trung tâm cách Sài Gòn 57km, bên trên một thung lũng giữa Quốc lộ 13 và con suối Đồng Sổ, thuận lợi về nguồn nước tưới.

12Trường trung cấp Nông Lâm được xây dựng ở vị trí đối diện với trung tâm Thử nghiệm cây trồng Bến Cát, có mặt bằng rộng 25ha. Học sinh các tỉnh về thi tuyển phải có bằng sơ học, khóa học kéo dài 2 năm.

trong sách lược chung khai thác thuộc địa Đông Dương của Pháp. Trên thực tế, Pháp đã thu được môt nguồn lợi rất lớn từ cây cao su mà đất Thủ Dầu Một là nơi được trồng thử nghiệm có kết quả cây cao su đầu tiên ở Việt nam, cũng là tỉnh có nhiều đồn điền cao su lớn nhất Đông Nam Bộ với nhiều công ty nổi tiếng như: công ty đồn điền Đất Đỏ, công ty cao su Viễn Đông, công ty các đồn điền cao su Michelin, công ty Phước Hòa,…

Như vậy, Thủ Dầu Một là một trong những nơi tư bản Pháp trồng nhiều cao su đầu tiên và là địa bàn trồng nhiều cao su nhất miền Nam. Từ đó, Thủ Dầu Một là tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất Nam Bộ và cả nước, theo số liệu thống kê từ năm 1915 - 1950 Thủ Dầu Một trồng được 50.000ha cây cao su chiếm một nửa diện tích cao su của toàn Đông Dương, cũng đồng nghĩa chất lượng cao su thành phẩm của Thủ Dầu Một sớm được công nhận trên thị trường thế giới. Qua các đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một cho thấy đây là nơi tập trung số lượng công nhân nhiều nhất, năm 1930 có 3 vạn trên tổng số 9 vạn công nhân trên khắp các đồn điền của cả nước, ngoài ra với quy mô khai thác tập trung, Thủ Dầu Một là nơi điển hình của sự bốc lột tồi tệ nhất của tư bản thực dân Pháp đối với Việt Nam, bị đánh đập, bệnh sốt rét rừng, nhiều người phải bỏ mạng nơi “rừng xanh đất đỏ”. Ở đồn điền cao su có các điều cấm nếu vi phạm sẽ bị đánh: “bắt kiềng lệch, đặt bát nghiên, để bát dơ, cạo lệch, cạo phạm, cạo dày, không nặt mủ rơi, không đủ công, dao cùn, ốm bệnh chưa liệt, không biết điều với cai xu, có vợ xinh” [29;402]. Theo quy định, từ tiếng “tầm” lúc 3 giờ rưỡi sáng phải thức dậy, chuẩn bị dụng cụ, ăn vội cơm hẩm với khô mục lót dạ. Sau khi đi điểm danh phải vội vàng chạy đến lô trước lúc cai quản đến, mỗi người mỗi sáng cạo khoảng 400 cây cao su, sau đó khoảng một thời gian sẽ đi trút mủ đến giữa trưa. Chiều ở lại để làm tạm dịch, làm khoán đến tối mịt mới xong việc, về đến chỗ ở ẩm thấp, cũng vẫn là cơm hẩm với khô mục, loay hoay chỉ còn nữa giấc là lại đến tiếng “tầm”, tức cảnh đó người công nhân cao su phải than rằng:

“Cao su vốn thật lạc loài Mạng phu thật rẻ như bèo đu ngoa

Cao su xanh tốt chốn này

Mỗi cây bón một xác người công nhân.”

Hay


“Cao su đi dễ khó về

Trai đi bỏ xác, gái về rũ xương Cá khô, gạo mục quanh năm

Vẫn chưa đầy bụng, đói nằm rừng cây Đường về đất đỏ miền Đông

Rừng bao nhiêu lá, căm hờn bấy nhiêu.” [29;366-367].

Trên thực tế nhiều đồn điền có tổ chức sẵn một trại đóng hòm cho đỡ tốn kém vì hầu hết ngày nào cũng có người chết, những kiểu nhục hình tàn độc, cái chết đến với họ đôi khi chỉ vì một lỗi lầm nhỏ bé.

Không những là vùng đất phát triển các loại cây công nghiệp, Thủ Dầu Một còn được mệnh danh là vùng đất cây lành trái ngọt với vườn trái cây Lái Thiêu13 nổi tiếng một thời, với mùi vị khác biệt của trái sầu riêng, hay là quê hương đầu tiên của trái măng cụt ngọt bùi, trong tác phẩm Tự vị tiếng Việt miền Nam của học giả Vương Hồng Sển có ghi: “Măng cụt là một loại trái cây xử Thủ dầu Một, Lái Thiêu, do các cha đạo Gia Tô đem giống về” [69;463]. Đã từ rất lâu, vườn măng cụt Lái Thiêu trở thành vùng chuyên canh hàng đầu và lớn

nhất ở Việt Nam. Đặc biệt về chất lượng và mùi vị của trái măng cụt ở đây ít có nơi nào sánh bằng. Trái măng cụt nổi tiếng ngon ở phần cơm màu trắng bên trong, với người sành ăn, đó là loại trái cây tuyệt diệu nhất ở vùng Viễn Đông. Như vậy, cùng với các loại cây ăn trái nhiệt đới khác, cây măng cụt đã tạo nên khung cảnh miệt vườn ở Lái Thiêu xinh đẹp, bạt ngàn chạy dài suốt 13km dọc theo bờ sông Sài Gòn. Trước đây, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một là miệt vườn, là công viên của đô thị Sài Gòn - Gia Định. Ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa - hiện hóa đất nước, chúng ta vẫn tin rằng bên cạnh những khu công nghiệp đồ sộ vẫn không thiếu một màu xanh bát ngát, vẫn còn đó những khoảng không


13 Theo thiết kế của địa phương: Vườn Lái Thiêu có 48 sông rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài 56km trên khu vực nhà vườn rộng 2000ha, chạy dài 13km bên bờ trái sông Sài Gòn gồm các xã Phong Phú, Hưng Định, An Thạnh, An Sơn, Vĩnh Phú,…

gian yên bình trong cảnh quan cũng như trong tâm hồn mỗi con người Bình Dương năng động và sáng tạo.

2.4.2. Ảnh hưởng về mặt văn hóa - xã hội

Thủ Dầu Một là vùng đất được hình thành trong sự cân đối và hài hòa của các thiết chế về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Ở Thủ Dầu Một từ rất sớm đã có chợ búa phồn thịnh, nhiều cơ sở sản xuất, nhiều cửa hàng, xuất hiện, nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng,… đồng thời cũng xuất hiện nhiều đền chùa, trường học, bệnh viện so với các vùng lân cận, đời sống tinh thần quan trọng không kém so với đời sống vật chất. Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Thủ Dầu Một cho thấy được bề dày văn hóa, phong cảnh tự nhiên mang đặc điểm riêng của đất và người Thủ Dầu Một.

Như đã phân tích, trên địa bàn Thủ Dầu Một vốn có nhiều nghề truyền thống lâu đời như các nghề mộc, làm nhà cửa, đình chùa, điêu khắc, chạm trổ vì nơi đây vốn có nhiều gỗ, từng được mện danh là “vương quốc của gỗ”. Mặc khác đây cũng là nơi hội tụ nhiều thợ thủ công giỏi từ miền Trung vào đây lập nghiệp. Để khai thác triệt để các tiềm năng tại các vùng đất thuộc địa và dựa vào các đặc điểm thế mạnh của địa phương, người Pháp đã sớm hình thành tại đây trường Mỹ Thuật Thủ Dầu Một14 với mục đích đào tạo thợ lành nghề về mỹ

nghệ. “Đây là trường mỹ nghệ đầu tiên được thành lập sớm nhất (1901) ở Nam Bộ và có thể cả Việt Nam. Được biết trường mỹ nghệ gốm Biên Hòa được thành lập 1903 và trường mỹ nghệ Gia Định ra đời năm 1913” [57;122]. Chính việc thành lập trường đã đào tạo ra nhiều học viên lành nghề thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, ngôi trường sẽ còn mãi với thời gian gắn liền với quá trình hình thành phát triển của người dân đất Thủ.


14 Trường được thành lập năm 1901 có tên là trường Bản xứ Thủ Dầu Một, năm 1932 đổi tên thành trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một. Năm 1964 đổi tên thành trường Trung học Kỷ thuật Bình Dương. Năm 1977 trường được đổi tên là trường Trung học mỹ thuật công nghiệp. Từ năm 2000 đến nay trường được đổi tên thành Trung học Kỹ thuật Bình Dương.

Nam Kỳ nhân vật diễn ca xuất bản năm 1909 của tác giả Nguyễn Liên Phong, giới thiệu:

“Đình thần phong cảnh tốt thay Trong rạch Bà Lụa, ngoài rày đại giang

Nền cao, cấp bước tợ thang

Trung gian, chánh điện nghiêm trang phụng thờ Chùa Phật bền vững mối giềng

Tên chùa Hội Khánh lạc quên của nhiều Thiện nam tín nữ dập dìu

Xúm nhau bồi đắp mĩ miều ngoài trong.

Đàn bà chợ Thủ có lòng

Kẻ đa người thiểu của công hội tề Bạc ngàn đem hậu ê hề

Cất ra miếu võ phải bề lịch xinh Phụng thờ bà chúa Thai Sanh

Sắp bày nghi tiết kinh thành nghiêm trang” [29;390].

Trong tác phẩm, tác giả đề cập đến đình Bà Lụa, ngôi đình được xem là có kiến trúc đẹp nhất nhì Nam Kỳ với những cột gỗ đẹp và quý, những mảng hoa văn ghép bằng sơn mài màu hồng, những binh khí cổ đẹp và hiếm,… Về vị trí ban đầu, có giả thuyết cho rằng đình nằm ngay trên đỉnh đồi (nay là khu vực Ủy ban nhân dân và Tỉnh ủy Bình Dương). Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm, ngôi đình không còn ở vị trí cũ vì theo miêu tả của đại úy Grammont, sĩ quan người Pháp: “Nếu sau khi băng qua chợ, bạn ra khỏi làng về phía Nam rồi đi dọc theo một con đường nhỏ thì sẽ tới con rạch, cách chợ 3km, tại đây người ta thấy đình Bà Lụa nổi tiếng được xây cất dưới vòm của ba cây cổ thụ to lớn mà tôi chưa bao giờ thấy…” [57;62].

Nếu như đình Bà Lụa được xem là ngôi đình xưa có kiến trúc đẹp nhất nhì Nam Bộ thì Bến Thế15 đươc xem là ngôi đình đã đi vào phim ảnh nhiều nhất miền Đông, hiện nay đình tọa lạc ở xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 3km và cách thị xã Thủ Dầu Một 6km. Trên vùng đất Thủ Dầu Một còn tồn tại một ngôi đình nổi tiếng, ngôi đình duy nhất ở miền Đông thờ vị Tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ, đó là đình Tương Bình Hiệp thờ Phan Thanh Giản. Bên cạnh những ngôi đình phản ánh những giá trị văn hóa - xã hội của vùng đất Thủ

Dầu Một tình người, nơi đây đã hội tụ những ngôi chùa có lịch sử văn hóa lâu đời mang dấu ấn riêng biệt của đất Thủ Dầu. Trước tiên, chùa núi Châu Thới16 là ngôi chùa xưa nhất của Thủ Dầu Một và là một trong những ngôi chùa được xây dựng lâu đời nhất ở đất Nam Bộ. Chùa được xây dựng trên ngọn núi Châu Thới cao 85m, đường lên chùa gồm 220 bậc thềm nay thuộc phường Bình An, thĩ xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách Biên Hòa 4km và thành phố Thủ Dầu Một 20km.

Với vị trí đặc biệt, nhờ vào địa thế hiểm trở ở chốn thiền môn, trong thời kì Pháp thuộc, những người yêu nước thường đến đây ẩn nấp, tụ hợp để hoạt động chống Pháp. Chẳng hạn vào thoảng năm 1916 các hội viên “Thiên Địa hội” thuộc vùng Dĩ An, Lái Thiêu đã đến chùa luyện tập võ nghệ mưu tính việc chống thực dân Pháp [57;73]. Ngoài các giá trị về niên đại xây dựng chùa còn có ý nghĩa trong cách bố trí cũng như nghệ thuật đúc, nung, điêu khắc, chạm trổ trên các pho thượng thờ bằng gỗ, đất nung… Với những giá trị về lịch sử văn hóa trên 300 năm, chùa núi Châu Thới được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia theo quyết định số 451 VH/QĐ ngày 21/4/1989.

Chắc hẳn những ai sinh ra và lớn lên tại vùng đất Thủ Dầu Một hay những người từ phương xa đến định cư tại nơi đây sẽ được nghe nhắc đến chùa Hội


15 Nhiều người đình còn có tên là “Bến Thuế” vì đây là một trong 5 bến ghé vận chuyển lúa thuế của địa phương về Gia Định thành, hoặc là bến chở lúa thuế nộp về cho chủ điền có ruộng trong vùng.

16Sơ khởi gọi là chùa Hội Sơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023