Giải Pháp Liên Quan Đến Các Đơn Vị Kinh Doanh Du Lịch


triển kinh tế, chính trị và xã hội. Trong đó có chính sách, chiến lược phát triển du lịch. Trong các chính sách, chiến lược phát triển du lịch, Tp. HCM đã xác định, định hướng phát triển du lịch của Thành phố, với những nội dung quan trọng sau:

- Mục đích phát triển du lịch không những là để tạo ra nguồn thu cho ngân sách mà còn góp phần giúp xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân của thành phố. Mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm được xem xét lồng nghép trong định hướng phát triển ngành du lịch của Thành phố, và được xem là một trong những ưu tiên quan trọng của ngành du lịch.

- Không những vậy, phát triển du lịch còn là cách thức để quảng bá hình ảnh của một Thành phố văn minh, thân thiện, hiện đại và nghĩa tình, một điểm đến thân thiết và đầy hứa hẹn của thế giới.

- Phát triển du lịch phải gắn với khai thác và đẩy mạnh các khu thương mại, khu chế xuất, công nghệ góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương mua bán, và thu hút đầu tư từ nước ngoài thông qua du lịch.

- Phát triển du lịch của Thành phố phải hướng tới phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển các hình thức du lịch sinh thái với trọng điểm là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Phát triển du lịch của Tp. HCM phải tính đến tính đặc thù của một thành phố đặc biệt để có cách thức tổ chức về quản lý nhà nước đặc thù, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững.

- Phát triển du lịch của Thành phố phải gắn với quá trình hội nhập và giao lưu với các nền văn hoá trên thế giới, hội nhập sâu sắc, tham gia hiệu quả và năng động các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch và thời trang của các nước trong thế giới, tiến tới đăng cai tổ chức nhiều sự kiện du lịch mang tầm thế giới để thu hút sự quan tâm của du khách thế giới.


Những xu hướng vừa trình bày ở trên cho thấy Tp. HCM đã xác định hướng đi phù hợp cho ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập. Những định hướng trên đã phản ánh được thực trạng và đặc trưng của ngành du lịch Thành phố trong bối cảnh hội nhập với các vùng, lãnh thổ. Đó là trở thành một Thành phố du lịch hiện đại với những khu mua sắm và dịch vụ sang trọng, hiện đại bậc nhất trong cả nước và trong khu vực. Đó là trở thành một thành phố du lịch, một điểm đến hấp dẫn, năng động, mới mẻ và an toàn so với nhiều thành phố du lịch khác trong khu vực như Singapore, Băng Cốc (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Kuala lumpua (Malysia), v.v. Đó là trở thành một thành phố an toàn, sạch đẹp và tiện ích cho du khách dừng chân hưởng thụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

3.1.7. Giải pháp liên quan đến các đơn vị kinh doanh du lịch

Các đơn vị kinh doanh du lịch là bộ phận quan trọng trong phát triển du lịch. Thiếu họ, các sản phẩm du lịch sẽ không được hình thành và sẽ không kết nối được giữa du khách và các điểm đến du lịch. Chính vì vậy, cần phải nhìn nhận đúng đắn vai trò của các đơn vị kinh doanh du lịch để giúp các đơn vị này phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo nên diện mạo mới cho ngành du lịch.

Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 12

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là vai trò của doanh nghiệp trong khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch như thế nào, làm sao để xác định và huy động trách nhiệm và sự tham gia của họ vào việc khai thác các di tích lịch sử - văn hoá mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của họ. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Thành phố cần áp dụng những biện pháp như sau:

- Trước hết là phối hợp với các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm du lịch, các lễ hội du lịch độc đáo và hấp dẫn giúp thu hút du khách vào Quận 8 nói riêng và các Quận khác nói chung thông qua các cơ chế ưu đãi phù hợp. Thành phố nên chỉ đạo tin giản thủ tục hành chính và tạo thuận lợi về thủ tục


hành chính cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tổ chức các sự kiện du lịch để quảng bá các giá trị lịch sử - văn hoá ở các địa phương. Sự ưu ái này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm động lực để tổ chức các sự kiện liên quan đến quảng bá di tích lịch sử - văn hoá. Giải pháp này được đề xuất xuất phát từ thực tiễn là các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và bị kiểm soát tương đối chặt chẽ khi tổ chức các sự kiện liên quan đến văn hoá.

- Thứ hai, nhà nước hỗ trợ về tư liệu, về hạ tầng để các doanh nghiệp sáng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo giúp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử - văn hoá.

- Thứ ba là phải xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp trong khai thác các di tích lịch sử - văn hoá. Trên thực tế các doanh nghiệp kinh doanh chỉ nghĩ rằng mình là người đi khai thác di tích chứ không phải là người góp phần trùng tu và bảo vệ di tích. Khi di tích nào xuống cấp, không khai thác được nữa, họ dẫn du khách đến những di tích khác, những địa điểm khác. ‘Tính thực dụng’ trong khai thác các di tích lịch sử của các doanh nghiệp trong thời gian quan, cùng với việc nhà nước chưa có động thái cụ thể về vấn đề này đã làm cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch mặc định vị trí của mình là không liên quan gì đến sự tồn tại của các di tích. Chính vì vậy, nhà nước cần phải tìm cách để bắt các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình đối với di tích lịch sử - văn hoá bằng các hành động cụ thể.

Theo đó, luận văn này đưa ra giải pháp thành lập Quỹ di tích. Quỹ di tích này dùng cho hoạt động tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Tp. HCM. Hàng năm, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ phải đóng góp theo doanh thu vào Quỹ di tích. Nhà nước cần xác định mức đóng góp cho phù hợp để vừa đảm bảo không gây nặng nề, khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vừa đảm bảo được trách nhiệm của các doanh nghiệp này. Về quản lý Quỹ, Quỹ này trực thuộc Sở Du lịch Tp. HCM và quá trình quản lý


quỹ được kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật hiện hành và được công khai minh bạch trên trang web của Sở. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Sở giải trình về quá trình sử dụng Quỹ. Cách vận hành này không những giúp Quỹ hoạt động đúng pháp luật mà còn tạo ra sự an tâm trong các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có người sẽ đặt vấn đề là các di tích đã thu vé, giờ bắt doanh nghiệp đóng Quỹ, có phải là phí chồng phí hay không. Một thực tế cần khẳng định là một số di tích có thu vé, nhưng một số di tích lại không thu vé. Đối với những di tích có thu vé, số tiền thu được ở nhiều di tích không đủ để trang trải chi phí vận hành. Nhiều nơi thu cao quá, thì doanh nghiệp dẫn khách né sang chỗ khác; khách tự túc thì cũng ngại vì giá vé cao. Nói cách khác tiền thu được từ vé chưa thể trở thành một nguồn thu chính cho hoạt động trùng tu các di tích.

3.2. Kiến nghị

Để có thể hiện thực hoá thành công những giải pháp vừa trình bày, giúp khai thác một cách hiệu quả di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM, luận văn đưa ra một số kiến nghị tiếp theo như sau:

3.2.1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, trong việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Quận 8, Tp. HCM.

Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa có hiệu quả cấp ủy Đảng, chính quyền Quận 8, Tp. HCM cần:

- Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ, Thành phố cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa địa phương.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn quận như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai nhiệm


vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá tới từng các cán bộ đảng viên, xã, phường, khu dân cư nơi có di tích lịch sử - văn hóa.

- Mở các lớp tuyên truyền, tập huấn cho nhân dân để người dân thấy được họ vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa. Từ đó, người dân có ý thức và những hành động thiết thực nhất trong việc giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa.

- Trong công tác tuyên truyền cần chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên. Trước tiên, cần triển khai hiệu quả hai khẩu hiệu: "Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ" của UNESCO và "Một chương trình thông tin đại cương" cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em đến trường của Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ (ICOMOS). Thông qua những hoạt động ngoại khóa, những chương trình lồng ghép trong các môn học, dần dần đưa những giá trị cốt lõi, hồn dân tộc của các di tích lịch sử - văn hoá đến từng học sinh.

Kiến nghị Trung tâm xúc tiến du lịch Tp. HCM trong việc triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh điểm đến, phát động tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng trên thế giới. Tăng cường tổ chức các sự kiện du lịch lồng ghép với các hoạt động văn hóa, nhằm kích cầu du lịch, mang dấu ấn thương hiệu điểm đến Tp. HCM, chú trọng chiều sâu trong công tác tổ chức các sự kiện du lịch với các hoạt động thiết thực, mang tính xã hội hóa cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và du khách.

3.2.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử

- văn hoá gắn với phát triển kinh tế xã hội Quận 8, Tp. HCM

Để bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa đúng đắn, tạo nên một định hướng khoa học thì vấn đề quy hoạch luôn phải đi trước một bước. Trong công tác quy hoạch cần chú ý:


- Thứ nhất, phải khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu lại toàn bộ các loại hình di sản văn hóa nhằm nhận diện, xác định giá trị, sức sống của các di tích lịch sử - văn hóa từ đó đề xuất hướng bảo tồn và phát huy.

- Thứ hai, chú ý quy hoạch di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm và di tích lịch sử - văn hóa gắn với du lịch. Các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm là những di tích lịch sử - văn hóa đang xuống cấp, đang có nguy cơ mai một hay biến mất cần có kế hoạch lưu giữ, bảo vệ ngay. Đối với quy hoạch di tích lịch sử - văn hóa gắn với du lịch nên có sự tính toán, đề ra kế hoạch theo mốc thời gian cụ thể, với tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên, hoạt động du lịch nếu chỉ khai thác các di tích lịch sử - văn hóa một cách đơn lẻ thì hiệu quả mang lại không cao. Vì vậy, cần có sự gắn kết văn hóa - lịch sử - tâm linh, tài nguyên - nghỉ dưỡng, các công trình dịch vụ thể thao và giải trí biển, công trình phục vụ sự kiện du lịch, ẩm thực, các loại hình giải trí đa dạng trong môi trường biển tạo nên một tổng thể. Đi kèm với nó cần có một hệ thống dịch vụ tài chính, thương mại, thông tin viễn thông...

- Thứ ba, tổ chức những cuộc hội thảo, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các cấp, các ngành liên quan đang hoạt động trong khu vực có di tích lịch sử - văn hóa để góp ý cho bản quy hoạch. Ngoài ra, chú ý đến vai trò phản biện của người dân địa phương.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát và định hướng hoạt động bảo tồn, khai thác các di tích lịch sử - văn hóa

Quận 8, Tp. HCM cần triển khai có hiệu quả phân cấp về quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận. Phòng Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch Quận 8, Tp. HCM trực tiếp quản lý hồ sơ của tất cả các di tích lịch sử

- văn hóa; phân công chuyên viên quản, giám sát hoạt động bảo tồn, khai thác di tích lịch sử - văn hóa.


Ban hành chính sách quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của các di tích như tiền công đức, tiền bán vé, tiền tài trợ... theo định hướng ưu tiên sử dụng các nguồn thu của di tích cho việc tu bổ, tôn tạo di tích.

Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa nên có cơ chế quản lý mang tính chuyên biệt trên sơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật di sản văn hóa, Quy chế Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh của Bộ Văn hoá - Thông tin.

Nhìn chung các loại hình văn hóa này của người dân Quận 8, Tp. HCM có sự kết hợp hài hòa giữa phong tục tập quán của người Việt Nam nói chung và mang những nét độc đáo riêng của người miền biển. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần đưa ra quy ước thực hiện nếp sống văn hóa mới để giữ lại được những nét sinh hoạt văn hóa quý giá đồng thời loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phiền nhiễu không đáng có.

3.2.4. Giải pháp xã hội hoá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử

- văn hoá.

Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư nhất là nhân dân địa phương. Để làm tốt điều này cần:

- Ban hành những chính sách thu hút và tập hợp quần chúng vì sự nghiệp bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá. Hình thành quỹ "Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá Quận 8". Đồng thời, có hình thức khen thưởng thích đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp trực tiếp cho công tác giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn quận.

- Chính quyền địa phương vận động các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp trên địa bàn quận ký kết các chương trình hỗ trợ thực hiện bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá.


3.2.5. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.

Đối với cán bộ quản lý văn hoá: Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý văn hóa học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên văn hoá tại các tỉnh thành khác trong nước .

Đối với cán bộ thực hiện công việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá: chú trọng đào tạo cán bộ, thợ lành nghề có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo đối với các di tích lịch sử - văn hoá; đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đối với cán bộ văn hoá cơ sở: tạo điều kiện để cán bộ văn hoá cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản do quận, thành phố hay trung ương tổ chức. Cung cấp cho họ những tài liệu hướng dẫn về di tích lịch sử - văn hoá để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.

Tóm lại, khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch là hướng đi phù hợp trong việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM. Tuy nhiên đây là một nội dung hết sức phức tạp. Nó đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên như doanh nghiệp lữ hành du lịch, cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương tham gia liên kết với nhau để hình thành nên những sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch, từ đó nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư khu vực có di tích được khai thác trong hoạt động du lịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III.

Trên cơ sở xu hướng phát triển du lịch hiện nay là đa dạng về mặt cơ cấu khách du lịch, đẩy mạnh dịch vụ tiện ích du lịch và du lịch trải nghiệm đã đặt ra cho Tp. HCM và Quận 8 yêu cầu phải đưa ra những giải pháp phù hợp để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023