như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh … triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích tới từng các cán bộ, đảng viên, tới địa phương phường, khu dân cư nơi có di tích.
Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá. Chính cộng đồng là chủ thể mang lại linh hồn cho các giá trị văn hoá được sử dụng trong hoạt động du lịch. Trong thời gian tới, cần huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM.
Trên thực tế, công tác tuyên truyền về di tích chưa hiệu quả do nội dung tuyên truyền chưa hấp dẫn, hình thức tuyên truyền chưa thu hút. Chính điều này đã làm cho nhiều người dân, thậm chí là người trong ban quản lý di tích chưa hiểu hết giá trị của những chi tiết nhỏ của di tích. Từ đó tạo nên sự dửng dưng trong người dân đối với di tích. Thậm chí nhiều người xâm hại một cách vô tình mà không hay biết. Có một số người vô tư lấy gạch lát nền, ngói của di tích về để lấp những chỗ trũng trong nhà mà không biết rằng, từng viên gạch, viên ngói ấy có khi mang cả một giá trị vô giá về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật kiến trúc. Có những di tích, cơ quan quản lý vô tư thay hẳn mái ngói thành mái tôn để khỏi bị dột. Đối với họ, đó là hành động đúng để bảo vệ di tích, nhưng họ có thể chưa biết rằng, những viên ngói họ dỡ ra và vứt lăn lóc kia, bị trẻ em lấy chơi, người dân quăng bừa kia có thể chứa đựng những giá trị gì về văn hoá, lịch sử và kiến trúc. Thực tế này đặt ra yêu cầu cho công tác tuyên truyền là phải chi tiết, hấp dẫn để toát lên giá thị thực sự đến từng chi tiết của các di tích lịch sử - văn hoá.
- Khi đã có được những ấn phẩm về di tích lịch sử - văn hoá, chính quyền Quận phối hợp với các trường học, và các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên của các Phường để tổ chức những cuộc thi tìm
hiểu về di tích để thông qua những cuộc thi này giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức của người dân về di tích nói riêng và về truyền thống, văn hoá của Quận 8. Ngoài ra, Lãnh đạo Quận 8 có thể phối hợp với các trường học tổ chức các tour tham quan gắn với các cuộc thi sinh động và ý nghĩa về từng di tích mà học sinh tham quan, không nên chỉ dừng lại ở việc tới tham quan rồi xong, vì như thế hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
3.1.3. Giải pháp về công tác chăm sóc, bảo vệ
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8 triển khai đến Hiệu trưởng các Trường Tiểu học và Trung học cơ sở đăng ký với địa phương nơi có di tích, tổ chức cho các em học sinh tham gia phát dọn vệ sinh, trồng hoa, cây xanh tại các điểm di tích đã được tôn tạo. Hàng năm tổ chức cho các em học sinh tham quan tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương làm phong phú sinh động bài học trên lớp và giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương.
Quận đoàn Quận 8 triển khai đến các Đoàn thanh niên xã, phường đăng ký đảm nhận chăm sóc, bảo vệ, trồng cây xanh tại điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, coi đây là công trình thanh niên, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với các thế hệ trẻ. Các ngành chức năng và UBND các xã, phường tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi xâm phạm đến di tích để sản xuất, trồng cây nguyên liệu, san ủi xây dựng công trình hoặc lấn chiếm làm nhà ở.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Ở Địa Phương Trong Khai Thác Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Trong Du Lịch
- Các Địa Điểm Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Quận 8
- Giải Pháp Khai Thác Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Trong Hoạt Động Du Lịch Tại Quận 8, Tp. Hcm, Tp Hcm
- Giải Pháp Liên Quan Đến Các Đơn Vị Kinh Doanh Du Lịch
- Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 13
- Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 14
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo tồn và giá trị của các di tích lịch sử ở địa phương. Ý thức của cộng đồng chính là sự hiểu biết của cộng đồng về giá trị, vai trò của di tích trong lịch sử dân tộc. Ngoài ra, ý thức cộng đồng còn là mong muốn được tìm hiểu, bảo vệ di tích, tôn tạo di tích vì sự tồn tại
lâu dài của di tích cho con cháu đời sau. Để nâng cao ý thức của cộng đồng, trong thời gian tới, cần thực hiện những giải pháp sau:
- Để làm được điều này trước hết cần đầu tư xây dựng các ấn phẩm giới thiệu về di tích ở Quận 8 với những thông tin từ cơ bản đến sâu sắc về di tích như lịch sử hình thành, và chi tiết các giá trị mà di tích đó đang có. Chẳng hạn như các tượng thờ làm từ chất liệu gì, kiến trúc nghệ thuật có gì đặc sắc, v.v. Những thông tin này có thể được phát cho người dân trên địa bàn để họ nắm được giá trị của các di tích. Điều này không những góp phần xây dựng lòng tự hào của người dân ở địa phương về địa phương, về các di tích lịch sử - văn hoá, mà còn giúp cho họ hiểu được di tích để có thể trở thành những ‘hướng dẫn viên quần chúng’ cho bất kì du khách tham quan tại di tích.
3.1.4. Giải pháp về tôn tạo, tu bổ, sửa chữa
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch Tp. HCM trong việc xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy giá trị quần thể các di tích lịch sử - văn hóa Quận 8, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển du lịch Quận 8 giai đoạn 2016 - 2017, định hướng năm 2020, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã của địa phương và định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa có trên địa bàn các xã, phường. Lồng ghép công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các phường theo hướng bền vững, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Dành một phần nguồn vốn từ ngân sách quận, nguồn vốn an toàn khu để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các xã, phường.
Phát triển du lịch phải gắn với việc khai thác hợp lý kết hợp với trung tu, duy trì các giá trị văn hoá, lịch sử, các di tích và công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị của Thành phố như Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử Tp. HCM; Bưu điện Tp. HCM, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất,
Bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành; hệ thống các Chùa kiến trúc Việt- Hoa như Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bà Thiên Hậu.
3.1.5. Giải pháp hình thành sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch
Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, Sở ngành Tp.HCM để tìm nguồn vốn đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tìm nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử
- văn hóa. Vận động các doanh nghiệp xây dựng công trình trên địa bàn, doanh nghiệp địa phương hỗ trợ thực hiện công tác tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa.
Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân địa phương để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Có hình thức khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. Nâng tầm tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, các lễ hội văn hóa truyền thống cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn trên địa bàn thành các sự kiện văn hóa du lịch để thu hút khách tham quan du lịch đến địa bàn.
Vấn đề quan trọng nhất để thu hút khách du lịch để phát triển du lịch gắn với hoạt động khai thác di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM là tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Sản phẩm du lịch là di tích lịch sử - văn hoá có những đặc điểm riêng so với các sản phẩm du lịch khác. Đó là sự kết tinh về giá trị văn hoá và giá trị lịch sử trong từng di tích mới là ‘cái lõi’ tạo nên chất lượng độc đáo có một không hai của sản phẩm du lịch này.
Ở Quận 8, các di tích lịch sử - văn hoá được Tp. HCM hoặc quốc gia công nhận, được đưa vào bảo vệ và khai thác là một trong những điều kiện để phát triển du lịch gắn với khai thác các di tích này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề
hơn cần phải tiếp tục thực hiện để có được sản phẩm du lịch độc đáo. Theo đó, Quận 8 và Tp. HCM cần thực hiện những nội dung quan trọng sau:
Trước hết, là đẩy mạnh hoạt động tôn tạo, tu bổ, sữa chữa các di tích lịch sử - văn hoá. Đây là hoạt động quan trọng để giúp các di tích lịch sử khỏi rơi vào tình trạng xuống cấp và lấn chiếm. Để làm được điều đó, Tp. HCM cần kêu gọi sự tham gia của nhiều bên. Bên thứ nhất là nhà nước trong việc đưa ra chủ trương, chính sách trùng tu, đầu tư ngân sách và tổ chức trùng tu. Mời và tham khảo các nhà nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hoá, giúp cho việc trùng tu vẫn giữ được những giá trị vốn có của di tích, tránh tình trạng trùng tu mà làm mất những thuộc tính quan trọng của di tích như nhiều nơi đang mắc phải. Về hoạt động này, Tp. HCM cần có kế hoạch trùng tu, cải tạo các di tích ở Quận 8 một cách chi tiết, tổng quát và mang tính dài hạn.
Thứ hai, các di tích lịch sử - văn hoá là bộ phận không thể thiếu trong phát triển du lịch nhưng bản thân nó chưa tạo ra sức hút trong du lịch. Chính vì vậy, cần phải dựa vào các di tích lịch sử - văn hoá này để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho Quận 8.
- Cần kết nối các di tích lại với nhau theo những đặc trưng của các di tích để hình thành các sản phẩm du lịch. Chẳng hạn như kết nối các di tích có giá trị lịch sử lại với nhau, hình thành nên một chuỗi di tích để giới thiệu về lịch sử. Hoặc kết nối các di tích có giá trị văn hoá, kiến trúc với nhau lại để hình thành nên một chuỗi di tích giúp du khách tìm hiểu khám phá nét đẹp về văn hoá. Được như vậy sản phẩm du lịch sẽ mang tính đặc thù hơn và có sức hút hơn. Để làm được điều này, nhà nước cần mời các chuyên gia xem xét, đánh giá lại giá trị của các di tích một cách cụ thể, chi tiết. Những đánh giá này có thể được sử dụng làm tài liệu thuyết minh cho du khách khi đến tham quan tại di tích.
- Một vấn đề mang tính đặc thù của di tích lịch sử - văn hoá là nó không tồn tại đơn lẻ, nó phải được đặt trong tổng thể để có thể thấy được, tái hiện lại được dòng chảy của lịch sử và văn hoá. Chính vì vậy, để phát huy các di tích lịch sử - văn hoá, không nên tách rời Quận 8 với các quận khác mà nên liên kết, phối hợp lại với nhau tạo nên những sản phẩm có thể tái hiện lại được một giai đoạn của lịch sử. Chẳng hạn như sản phẩm du lịch thời kì chống pháp gồm những di tích lịch sử gắn với cuộc chiến tranh chống pháp của nhân dân ta ở các Quận tiêu biểu để phục vụ cho những du khách muốn khám phá về cuộc đấu tranh hào hùng của dân tộc. Hoặc chuỗi sản phẩm du lịch văn hoá Nam Bộ-Sài Gòn với sự kết nối của các di tích văn hoá ở một số Quận, nhằm thu hút những du khách thích khám phá về văn hoá Nam Bộ ở Sài Gòn.
- Sản phẩm du lịch gắn với di tích-lịch sử phải được đa dạng hoá theo từng đối tượng du khách. Chẳng hạn như sản phẩm du lịch bao gồm các di tích có giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc thù giành cho sinh viên các trường mỹ thuật và kiến trúc. Hoặc sản phẩm du lịch về nguồn lịch sử dành cho các cựu chiến binh. Hoặc sản phẩm du lịch giáo dục truyền thống giành cho khách hàng là học sinh, sinh viên. Hoặc sản phẩm du lịch là văn hoá giành cho du khách nước ngoài, sinh viên các chuyên ngành về văn hoá. Sự đa dạng trong sản phẩm du lịch là hoàn toàn phù hợp với xu hướng đa dạng về nhau cầu du lịch của các du khách.
Thứ ba, phải tạo ra được điểm đến du lịch hấp dẫn. Như đã đề cập ở chương 1, điểm đến là một tập hợp các yếu tố từ sản phẩm du lịch cốt lõi, đến sản phẩm du lịch bổ trợ, đến cơ sở hạ tầng. Cho nên, để tạo ra được một điểm đến hấp dẫn, cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
- Phát triển các dịch vụ du lịch bổ trợ tại Quận 8. Cần tạo ra những dịch vụ du lịch bổ trợ đặc trưng của Quận để níu kéo du khách tiêu dùng và sử dụng dịch vụ ở Quận 8 nhiều hơn. Trước hết là phát triển các sản phẩm ẩm
thực hấp dẫn. Lãnh đạo Quận 8 cần tiến hành khảo sát và nghiên cứu để hình thành danh sách những món ăn ngon, hấp dẫn đang tồn tại trên địa bàn Quận để hỗ trợ quảng bá cho du khách, và hình thành chuỗi ẩm thực. Cơ sở hạ tầng du lịch như giao thông, khách sạn, nhà nghĩ cần phải được phát triển đồng bộ theo hướng vừa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa phục vụ phát triển du lịch.
- Cần xây dựng lối sống lành mạnh trong khu dân cư, đặc biệt là những khu dân cư có di tích lịch sử - văn hoá. Mục đích của giải pháp này là để tạo ra một không gian phù hợp cho các di tích lịch sử - văn hoá thể hiện được ý nghĩa và giá trị của nó. Khách du lịch không chỉ đơn thuần là tham quan di tích mà còn muốn xem, tham quan sức sống và sinh lực của di tích. Trong khi đó sức sống và sinh lực này lại phụ thuộc vào lối sống ở các khu dân cư. Để làm được điều này, đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp phối hợp, và quyết liệt trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở khu dân cư. Trước mắt chính quyền Quận 8 tập trung vào những cộng đồng có di tích và gắn với di tích để đẩy mạnh phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đồng thời cũng lựa chọn một số đối tượng làm trọng tâm của hoạt động này như xe ôm, dịch vụ ăn uống, buôn bán nhỏ, vệ sinh môi trường bởi vì những đối tượng này tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, góp phần tạo nên bộ mặt, hình ảnh của du lịch Quận 8. Chẳng hạn như xây dựng hình ảnh đội xe ôm thân thiện và trách nhiệm tại các điểm trên địa bàn Quận 8 để vừa tạo sự an tâm cho du khách, vừa góp phần quảng bá hình ảnh thân thiện, nhiệt tình và lịch sử đến du khách. Các đội xe ôm này không được chặt chém, nói năng cộc cằn, hoặc cố tình vận chuyển tuyến đường xa để xin thêm tiền. Những cá nhân buôn bán nhỏ lẻ tại các di tính cũng cần được tổ chức lại bài bản, và làm cho họ thay đổi nhận thức, đoàn kết, có trách nhiệm với nhau, với di tích và với khách du lịch nhằm tạo ra một nét đẹp ở các di tích, làm cho du
khách cảm thấy được sự nề nếp, linh thiêng và văn hoá trong hoạt động buôn bán ở các di tích lịch sử - văn hoá.
- Một vấn đề quan trọng nữa là cần đảm bảo an ninh cho khách du lịch tại điểm đến du lịch. Đảm bảo an ninh cho khách du lịch để du khách yên tâm hơn khi đến tham quan các khu di tích lịch sử - văn hoá. Trước hết cần kết hợp với đội ngũ xe ôm để hình thành các đội chống trộm cắp tự quản. Có những cảnh báo phù hợp cho du khách về tình hình an ninh tại điểm du lịch. Về phía Tp. HCM, cần xin cơ chế đặc thù để hình thành lực lượng cảnh sát du lịch cảnh sát du lịch như một số nước trên thế giới đã làm chẳng hạn như Thái Lan.
3.1.6. Giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu văn hoá, con người Quận 8, Tp. HCM
Khai thác và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa đưa vào hoạt động du lịch là việc làm cần thiết. Hiện nay, du lịch cộng đồng đang trở thành một xu hướng. Vì vậy, cần triển khai cho nhân dân những kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng. Chính quyền, người dân và doanh nghiệp khai thác du lịch cần liên kết với các hoạt động du lịch của tỉnh, liên kết với các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn Quận 8; xây dựng các chương trình du lịch, tuyến du lịch cụ thể, phong phú đến các điểm di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn các xã, phường. Khuyến khích việc duy trì phong tục, tập quán lành mạnh, các lễ hội truyền thống, bài trừ thủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc, các tri thức dân gian; phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu như: làng dệt chiếu Bình An, làng bao giấy Bình Đông, làng đóng sửa ghe Cầu Rạch Ông.
Với vị thế là một thành phố trọng điểm của cả nước nói chung và miền Nam nói riêng, Tp. HCM có nhiều đột phá trong chính sách, chiến lược phát