Các Lễ Hội Truyền Thống Ở Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


5

Niết Bàn Tịnh Xá

Thành phố Vũng Tàu

6

Nhà số 42/11 Trần Phú

Thành phố Vũng Tàu

7

Thích Ca Phật Đài

Thành phố Vũng Tàu

8

Địa đạo Long Phước

Long phước - Thành phố Bà Rịa

9

Chùa Long Bàn

TT Long Điền - Long Điền

10

Đình Thắng Tam, lăng Cá Ông, miếu Bà

Thành phố Vũng Tàu

11

Trụ sở UB Việt Minh 1954

Thành phố Vũng Tàu

12

Nhà 18/5 Lê Lợi

Thành phố Vũng Tàu

13

Nhà 18 Lê Lợi

Thành phố Vũng Tàu

14

Đen ông Trân

Long Sơn - Thành phố Vũng Tàu

15

Chùa Linh Sơn

Thành phố Vũng Tàu

16

Trận địa pháo và hầm thủy lôi

Thành phố Vũng Tàu

17

Chùa phước Lâm

Thành phố Vũng Tàu

18

Nhà 86 Phan Chu Trinh

Thành phố Vũng Tàu

19

Thắng cảnh Bạch Dinh

Thành phố Vũng Tàu

20

Đồn nhà máy nước

Thành phố Vũng Tàu

21

Khu căn cứ Minh Đạm

Long Đất

22

Trận địa pháo trên núi Tao Phùng

Thành phố Vũng Tàu

23

Khu vực Ăngten Parapol

Thành phố Vũng Tàu

24

Khu căn cứ núi Dinh

Tân Hòa, Tân Hải-Tân Thành

25

Trận địa pháo câu Đá

Thành phố Vũng Tàu

26

Địa đạo xã Kim Long

Kim Long - Châu Đức

27

Chiến thắng Bình Giã

Châu Đức

28

Dinh Cô

Thị Trấn Long Hải - Long Đất

29

Bến Lộc An

Phước Thuận - Xuyên Mộc

30

Địa đạo Hắc Dịch

Hắc Dịch - Tân Thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030 - 8


(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)


Hệ thống địa đạo Hắc Dịch được xây dựng và hoạt động từ năm 1961 đến năm 1965. Hiện nay di tích này không còn nguyên vẹn nên rất khó cho công tác bảo tồn và nâng cấp.


Căn cứ Minh Đạm thuộc huyện Đất Đỏ, là căn cứ kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Minh Đạm ngoài di tích cách mạng còn là rừng núi đẹp.


Nhà tù Côn Đảo địa điểm tiêu biểu về kí ức khó quên về chế độ nhà tù của thực dân - đế quốc.


Các di tích lịch sử ở Bà Rịa - Vũng Tàu có tính chất văn hoá vùng, miền độc đáo, có nội dung phong phú, đa dạng. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 44 di tích đã được xếp hạng, trong đó cấp quốc gia là 29 và 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt (nhà tù Côn Đảo), 14 di tích cấp tỉnh cùng hàng trăm địa điểm lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh là những di sản văn hoá vật chất, tiêu biểu cho truyền thống lịch sử - văn hoá, truyền thống cách mạng.


Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu, của vùng Đông Nam Bộ. Dựa vào di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội, các bảo tàng và những hoạt động văn hoá nghệ thuật, là thế mạnh xây dựng các tuyến, điểm du lịch văn hoá. Quá trình hơn 300 năm khai phá, mở mang, xây dựng và phát triển vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu. Những địa danh nổi tiếng như Nhà tù Côn Đảo, chiến trường Bình Giã, địa đạo Long Phước, căn cứ Minh Đạm, căn cứ núi Dinh,... là niềm tự hào truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng quê hương.


Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể


- Lễ hội


Người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đời sống văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật tôn giáo, tín ngưỡng,.. rất phong phú và đa dạng, trong đó tiêu biểu nhất là yếu tố văn hóa miền biển như: Lễ hội Dinh Cô, lễ hội Trùng Cửu, lễ hội Nghing


Ông (rước cá Ông), lễ hội Miếu Bà. Đây là những ngày hội thu hút rất nhiều du khách từ các tỉnh Miền Đông về dự hội lễ và kết hợp du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.


Bảng 2.9. Các lễ hội truyền thống ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


TT

Tên lễ hội

Thời gian

Địa điểm

1

Lễ hội Dinh Cô

10 - 12 tháng 2

Dinh Cô, Long Hải

2

Lễ hội Nghinh Ông

16 - 18 tháng 8

Đình Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu

3

Lễ Trùng Cửu

9 tháng 9

Nhà Lớn, Long Sơn

4

Lễ hội Miếu Bà

16 - 18 tháng 10

Miếu Ngũ Hành, thành phố Vũng Tàu


(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)


Lễ Hội Dinh Cô, tên gọi "Dinh Cô" ở Long Hải đã trở nên quen thuộc với khách thập phương. Là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết nước, nằm trên mỏm đồi lộng gió ở bãi tắm Long Hải.


Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu và tục thờ cá Ông (Cá voi) bắt nguồn từ dạng tín ngưỡng vật tổ của cư dân vùng ven biển nước ta, phổ biến rộng rãi từ vùng biển Thanh Hoá đến tận Kiên Giang. Hàng năm, trên địa bàn Tỉnh, bà con cư dân ở các làng cá đều tổ chức Lễ hội Nghinh Ông, trong đó tiêu biểu nhất là Lễ hội Nghinh Ông ở đình Thắng Tam.


Ngoài ra, còn có các lễ hội dân tộc Chơro, lễ hội của cộng đồng người Hoa, lễ hội các tôn giáo hằng năm ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng mang đầy sắc thái của dân tộc, tôn giáo. Những lễ hội này thu hút đông đảo khách thập phương về dự lễ kết hợp với du lịch. Đây là cơ sở phát triển loại hình du lịch văn hóa của địa phương, làm đa dạng các sản phẩm du lịch.


- Nghề truyền thống


Nghề thủ công mỹ nghệ có điều kiện phát triển từ khi Vũng Tàu trở thành thành phố du lịch như: mỹ nghệ sò ốc, sơn mài, thêu đan, làm hoa, điêu khắc gỗ, đá; đắp tượng, hội họa. Đồ mỹ nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu có giá trị ở trong và ngoài nước, đã từng xuất sang Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, Nga,...


Các nghề truyền thống ở Bà Rịa - Vũng Tàu ngoài đáp ứng cho nhu cầu của người dân địa phương, còn tạo nên văn hóa làng nghề để khai thác du lịch. Có thể kể đến các làng nghề nổi bật: làng bún Long Kiên, làng nấu rượu Hòa Long, làng bánh tráng An Ngãi, làng đúc chuông đồng,...


- Các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, phong cách ẩm thực


Song song với sự phong phú và đa dạng của các hình thức lễ hội là sự phát triển của các loại hình văn hóa nghệ thuật như hát bội, diễn tuồng, hát dân ca, kể chuyện dân gian, đánh đàn, thổi sáo của dân tộc Châu Ro bên cạnh các trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, đua thuyền,... Các loại hình nghệ thuật đặc sắc mang âm hưởng của vùng biển Phương Nam này chưa được đưa vào khai thác triệt để phục vụ khách du lịch.


2.3.2 Các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu‌

2.3.2.1 Điều kiện tự nhiên


Bà Rịa - Vũng Tàu về phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh; Phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận; Phía Nam giáp Biển Đông. Ở vị trí địa lí này, tạo điều kiện cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một cửa ngõ, đầu cầu quan trọng của vùng kinh tế Nam Bộ hướng ra biển Đông, nằm trên đường giao lưu quốc tế đường hàng không, đường biển.


Lãnh thổ của Tỉnh bao gồm phần phía Đông của miền Đông Nam Bộ, trên phần đất liền có tọa độ địa lý là 10o05‘– 10o48‘ vĩ độ Bắc và 107o – 107o35‘ kinh độ


Đông. Đặc biệt, lãnh thổ của Tỉnh còn bao gồm cả quần đảo Côn Lôn (huyện Côn Đảo) ở phía Nam biển Đông cách Vũng Tàu 180km.


Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, là một trong 7 tỉnh thành phố của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng động lực và trên thực tế là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Bà Rịa - Vũng Tàu là một cực của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam xác định Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của cả nước, một địa bàn du lịch có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống tuyến điểm du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung.


2.3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội


Năm 2019, các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh đã có mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trừ dầu khí đạt 7,65%. Cụ thể, ngành công nghiệp trong năm 2019 tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp chủ đạo vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (trừ dầu thô và khí đốt) đạt khoảng 275.246 tỷ đồng, tăng 9,12%; các lĩnh vực sản xuất công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, lĩnh vực khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 9,8–9,9%; các sản phẩm công nghiệp mức tăng thấp nhất từ 1,4%, cao nhất đạt 69,92%,; trong đó sản xuất sắt, thép chiếm 35% tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng 8,75%. Trong năm 2019, có thêm 15 dự án công nghiệp đi vào hoạt động ổn định, đóng góp thêm khoảng 35.000 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp.

Dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics tăng trưởng mạnh, doanh thu dịch vụ cảng khoảng 4.056 tỷ đồng, tăng 4,8%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2019 ước đạt khoảng 71,1 triệu tấn, tăng 4,82%, đạt khoảng 52% tổng công suất


thiết kế của cảng đang hoạt động. Đến nay, đã có hơn 100 ha kho bãi logistics đi vào hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch phát triển tốt, các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch đều đạt ở mức cao, chất lượng được cải thiện. Doanh thu dịch vụ lưu trú khoảng 5.362 tỷ đồng, tăng 17,85%; số lượng khách lưu trú khoảng 3,71 triệu lượt, tăng 19,68%, trong đó khách nước ngoài khoảng 500.000 lượt, tăng 17,92%.

Ngoài ra, đối với mức bán lẻ hàng hóa ước khoảng 45.246 tỷ đồng, tăng 13,98%; kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí ước khoảng 5,082 triệu USD, tăng 14,02%; giá trị sản xuất nông nghiệp ước khoảng 8.362 tỷ đồng, tăng 3,45%, ngư nghiệp ước khoảng 10.777 tỷ đồng, tăng 4,21%...


Tình hình y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ được cải thiện tốt. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi hơn. Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân sự có trình độ cao công tác tại Tỉnh. Công tác an ninh - quốc phòng, trật tự xã hội được đảm bảo. Kết hợp chặt chẽ giữa an ninh với quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội.


2.4 Điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu‌


Qua phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở trên, ta có thể khái quát những điểm mạnh ngành du lịch Tỉnh đang có cũng như thấy được những điểm yếu chính đang tồn tại của ngành như sau:


2.4.1 Những điểm mạnh‌


Có vị trí địa lý đẹp, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và thu hút đầu tư nhiều nhất nước.


Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, không có mùa đông, ít bão thuận lợi cho khai thác du lịch quanh năm, đặc biệt là du lịch biển.


Bà Rịa – Vũng Tàu có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng, có đầy đủ núi - rừng và biển - đảo, đặc biệt là suối nước nóng và các bãi tắm đẹp. Bên cạnh các di tích lịch sử - văn hóa với điểm nhấn: hệ thống nhà tù Côn Đảo cùng với các lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương.


Ngành du lịch được khai thác sớm, từ thời Pháp thuộc nên Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, khai thác, được đầu tư cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật và ngày càng được mở rộng, nâng cấp.


Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch.


Với những thuận lợi trên ngành du lịch Tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục cả về doanh thu, số lượt khách, số lượng lao động. Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những địa phương có lượng khách du lịch lớn nhất nước ta, thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, sản phẩm du lịch mới, các loại hình dịch vụ đạt chất lượng được đầu tư phát triển.


2.4.2 Những điểm yếu‌


Mặc dù có nhiều điểm mạnh như trên nhưng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Tỷ lệ đóng góp GDP du lịch trong GDP khu vực dịch vụ - thương mại và tổng GDP toàn Tỉnh còn rất khiêm tốn, lần lượt tương ứng là 11,45%, 1,06%.


Đội ngũ nhân lực du lịch tuy đông đảo về số lượng song còn yếu về chất lượng, thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao.


Dịch vụ vận chuyển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu khá thuận tiện song chủ yếu là trên đường bộ; vận chuyển đường thủy phát triển chậm; đường hàng không


còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng đơn giản, lạc hậu; không có tuyến đường sắt nối vào hệ thống đường sắt quốc gia.


Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ vui chơi giải trí, mua sắm, ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, cũng như một số khách du lịch nội địa, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, quy mô nhỏ,…


Doanh thu và hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao: mới chỉ phát triển theo chiều rộng, chưa thu hút được khách có mức chi tiêu cao, khách nước ngoài,…


Sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa có những sản phẩm nhằm níu chân khách hàng trong nhiều ngày, chủ yếu khách xuống tắm biển nghỉ qua 1 đêm rồi về.


ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch

nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam

W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng

S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai

thác du lịch quanh năm

W2. Đội ngũ nhân lực du lịch còn yếu về chất

lượng

S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự

nhiên phong phú, đa dạng

W3. Hệ thống giao thông vận tải du lịch chậm

phát triển

S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ

chức quản lý, khai thác du lịch

W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ,

các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn

S5. Ngành du lịch Tỉnh được sự quan

tâm sâu sát

W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển

theo chiều rộng

S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được

lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước


Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí