Chiến Lược Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Du Lịch Tỉnh‌


Thách thức (T)


T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở lại


T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp


T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp


T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao


T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên

thiếu vốn đầu tư và phát triển

3. Các chiến lược S/T: sử dụng các thế mạnh để tránh hoặc giảm thiểu các thách thức


S1, S5, S6 + T5 Chiến

lược tăng trưởng

4. Các chiến lược W/T: chiến lược phòng vệ - giảm thiểu các điểm yếu và né tránh các đe dọa.


W2, W4, W5 + T2, T4,

T5 Chiến lược tăng trưởng nội bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030 - 11


Nguồn : Tác giả tổng hợp


3.3.1 Chiến lược phát triển thị trường‌


Với tiềm năng du lịch sinh thái biển độc đáo, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần hướng đến thị trường quốc tế, song trước mắt cũng như lâu dài Bà Rịa – Vũng Tàu cần củng cố và mở rộng khai thác thị trường nội địa có hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay.


Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đi đầu trong việc thu hút khách nội địa, tuy nhiên lượng khách đến Tỉnh không ổn định, thường quá tải trong những ngày lễ lớn, dịp cuối tuần nhưng lại thưa thớt trong những ngày thường. Khách đến chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70%. Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía nam, khu vực năng động và có mức thu nhập bình quân/người rất cao, nhu cầu đi du lịch của người dân khu vực này là rất lớn. So với Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc thì ngành du lịch Tỉnh có lợi thế lớn về vị trí địa lý dễ thu hút khách du lịch ngắn ngày. Nhằm vào thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ là chiến lược đúng đắn bởi ngành du lịch Tỉnh chưa có lợi thế nhiều trong việc thu hút khách quốc tế, sản phẩm du lịch chưa đa dạng nên chưa thể kéo dài thời gian lưu trú của khách.


3.3.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh‌


Như đã trình bày ở trên, các sản phẩm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hiện được đánh giá là quá đơn điệu và chất lượng kém. Sản phẩm du lịch nếu được đa dạng hóa, phong phú sẽ thu hút được nhiều du khách hơn, thời gian lưu trú của khách dài hơn, doanh thu du lịch nhiều hơn và điều quan trọng hơn là sẽ làm cho ngành du lịch Bà Rịa

– Vũng Tàu tăng sức cạnh tranh. Do đó ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần đẩy mạnh phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sau:


Loại hình du lịch: sinh thái rừng - biển - đảo, tham quan di tích lịch sử cách mạng, chữa bệnh, thương mại - hội nghị, hội thảo (MICE).


Loại sản phẩm du lịch: sinh thái rừng - biển - đảo, tham quan nghiên cứu khoa học, tham quan di tích văn hóa - lịch sử - lễ hội, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng


nóng, nghỉ dưỡng biển và núi cao cấp, giải trí cao cấp (chơi Golf), thương mại - hội nghị, cuối tuần, thể thao biển và núi, mạo hiểm, tham quan cho người khuyết tật.


Bên cạnh đó, du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh, khách du lịch mong muốn hướng về thiên nhiên, tận hưởng khí hậu trong lành, khám phá hệ động thực vật xung quanh,…Vì vậy ngành du lịch phải thiết kế các sản phẩm du lịch gần giống với thiên nhiên, phù hợp với môi trường xunh quanh.


3.3.3 Chiến lược liên doanh, liên kết‌


Trong thời gian tới, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần chú trọng nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm, định hướng vai trò và nhiệm vụ của công tác hợp tác và phát triển du lịch từ các cơ quan ban ngành đến các cơ sở kinh doanh du lịch. Trên cơ sở đó góp phần giúp các cơ quan, đơn vị định đúng hướng, xây dựng chính sách, kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hợp tác.


Phối hợp với các địa phương trong vùng hoàn thành các tuyến du lịch liên tỉnh, liên quốc gia, đồng thời xây dựng các chương trình du lịch có tính vùng, tập trung các nguồn lực tạo ra ấn tượng sâu sắc hơn cho từng tỉnh cũng như cả vùng.


Phối hợp chặt chẽ với các hoạt động du lịch của các tỉnh lân cận và các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là hoạt động nhận – gửi khách được tiến hành đồng bộ, hiệu quả, đem lại lợi ích chung cho ngành du lịch các tỉnh.


3.3.4 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch‌


Thực tế của ngành du lịch Việt Nam nói chung là đang thiếu các chuyên gia du lịch. Hiện nay du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang nằm trong tình trạng chung đó và hơn thế nữa là du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu còn thiếu cả nguồn nhân lực có trình độ và


kinh nghiệm về kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch ở hiện tại và trong tương lai.


Bà Rịa – Vũng Tàu cần tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn - trung - dài hạn cho đối tượng lao động trong ngành du lịch. Lao động trong ngành du lịch sẽ được quan tâm nhiều hơn, các chương trình đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn thường xuyên được mở cho nhân viên của ngành. Trong tương lai nhu cầu lao động có chuyên môn đáp ứng cho các khu du lịch là rất lớn.


Bên cạnh việc Bà Rịa – Vũng Tàu tự tổ chức và liên kết với các trường đào tạo du lịch để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, Tỉnh có thể phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Du lịch để đào tạo cán bộ theo chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế, có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về quản lý, kinh doanh dịch vụ du lịch đến với Bà Rịa – Vũng Tàu.


3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu‌


Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có tiềm năng và ưu thế để phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Để thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch tổng thể cũng như thực thi hiệu quả chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh đến năm 2025 như đã trình bày ở trên thì các chiến lược bộ phận phải được thực hiện đạt kết quả tốt. Do đó, trong thời gian tới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải thực hiện một số giải pháp sau:


3.4.1 Tiếp tục huy động vốn đầu tư phát triển du lịch‌


Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ sở vui chơi giải trí thể thao,… giữ vai trò chủ đạo. Nếu không đầu tư hoặc


đầu tư không đồng bộ thì việc quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc huy động tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng.


Bà Rịa – Vũng Tàu có thể huy động vốn từ nguồn ngân sách, nguồn tích lũy GDP của Tỉnh, nguồn vốn ODA với các nhà tài trợ chính như: Nhật Bản, Ngân Hàng Thế Giới (WB), Ngân Hàng Phát Triển Châu Á và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.


Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu cần tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các dự án có quy mô lớn tầm cỡ quốc tế như các khu du lịch giải trí cao cấp, thương mại, du lịch.


Tự tạo nguồn vốn cũng là giải pháp có ý nghĩa đối với hoàn cảnh nước ta nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thực hiện đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.


Theo đó, Tỉnh cần tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước cho việc tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông,…) cho các khu du lịch trọng điểm. Nguồn vốn đầu tư này đóng vai trò quan trọng trong việc kích cầu, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư của các thành phần khác đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm.


Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú. Hiện nay hệ thống các cơ sở lưu trú chưa đồng bộ, đặc biệt là khách có khả năng chi trả cao. Hướng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cần chú trọng xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao kèm theo các công trình thể thao tổng hợp, khu tổ chức hội nghị hội thảo. Cần xây dựng hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn. Đầu tư phát triển hệ thống các công viên kết hợp với khu vui chơi giải trí thể thao.


3.4.2 Đẩy mạnh khai thác thị trường, xúc tiến phát triển du lịch‌


Bà Rịa – Vũng Tàu cần xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển thị trường nội địa chú trọng khách nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, mua sắm.


Khi khai thác thị trường trong và ngoài nước Tỉnh cần lựa chọn thị trường trọng điểm để xây dựng chương trình quảng bá phù hợp, hình thành các nhóm nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại tìm kiếm khách hàng, hình thành cầu du lịch.


Theo đó, Tỉnh sẽ tập trung thu hút thị trường khách quốc tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.


Đối với thị trường nội địa chú trọng thị trường thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ. Tích cực mở rộng thị trường bằng các biện pháp thu hút khách và cơ chế thông thoáng. Gắn thị trường của Tỉnh với thị trường của vùng, của cả nước.


Bên cạnh đó, Tỉnh cần đưa ra các phương thức quảng bá phù hợp, góp phần tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Huy động vốn của các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp vốn nhà nước cho công tác quảng bá các sản phẩm du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu,…


Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình để quảng bá du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu như: Vũng Tàu - Biển hát, Cuộc thi thả diều quốc tế, ẩm thực thế giới,


hoa hậu quí bà,… Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền du lịch Bà Rịa

– Vũng Tàu trên các phương tiện truyền thông, báo chí và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho du khách những thông tin để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh du lịch. Marketing trong du lịch giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.


Tỉnh nên tham gia các chương trình hội chợ, hội nghị quốc tế để tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Kết hợp với việc tổ chức các tuần lễ văn hóa ẩm thực, nghệ thuật văn hóa, họp báo quốc tế. Do đó, Tỉnh cần tạo lập mối quan hệ tốt với báo chí trong và ngoài nước, mời các công ty kinh doanh lữ hành, công ty du lịch, nhà báo đến thăm tìm hiểu về du lịch của Tỉnh. Phối hợp với các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, các hãng hàng không của chúng ta để quảng bá hình ảnh du lịch của Tỉnh ở nước ngoài.


3.4.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh‌


Bên cạnh sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên, Tỉnh cũng phải chú trọng phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên nhân văn. Với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, nổi tiếng, ngành du lịch dễ dàng cung cấp các lọai hình tham quan di tích, lịch sử cách mạng, lễ hội. Vấn đề khó khăn nhất để phát triển các loại sản phẩm này là làm sao khai thác có hiệu quả, bền vững. Nếu khai thác không đúng thì chất lượng các sản phẩm này sẽ không phản ánh đúng bản chất, rất dễ bị thương mại hóa.


Ngành du lịch Tỉnh cần đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phẩm du lịch hiện đang được cung cấp phục vụ khách du lịch thông qua đánh giá sự hài lòng của du khách về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tư phát triển loại sản phẩm đó thông qua


một số tiêu chí như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình dáng sản phẩm, thái độ phục vụ, mức độ quan tâm của du khách, mức chi tiêu đối với sản phẩm,…


Thực hiện phân loại sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, định vị sản phẩm chủ lực, sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế để làm căn cứ phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, hỗ trợ công tác quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực.


Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa, theo sự kiện nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.


Song song đó là nghiên cứu các sản phẩm đặc thù, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của du khách. Tập trung vào các khu du lịch trọng điểm tạo ra các sản phẩm độc đáo. Du lịch sinh thái biển – biển – đảo, tham quan, nghiên cứu tại các khu du lịch như khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, rừng ngập mặn ven biển, vườn quốc gia Côn Đảo. Xây dựng các tuyến du lịch sinh thái, khảo cứu trong rừng nguyên sinh, khu bảo tồn nối kết với các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển làm đa dạng, phong phú các tour du lịch.


Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển đảm bảo lợi thế cạnh tranh, coi đây là sản phẩm chủ lực. Sản phẩm du lịch biển phải đa dạng:tắm biển, nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao trên biển và thưởng thức các món ăn đặc sản miền biển.


Đẩy mạnh du lịch điều dưỡng chữa bệnh tại khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, nghỉ dưỡng Núi Dinh.


Tổ chức lại khu phố mua sắm, phố ẩm thực đêm để đáp ứng nhu cầu du khách lưu trú. Loại hình này đã tổ chức nhưng không duy trì, hiệu quả không cao do sản

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí