Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 46

Tuỳ theo từng bài tập, có thể cho các em tập theo hình thức đồng loạt, lần lượt, chia tổ nhóm, hoặc kết hợp với trò chơi, thi đấu. Nếu học sinh thực hiện chưa đúng, hoặc sai tư thế, giáo viên cần nhắc nhở, hoặc sửa ngay cho các em. Giáo viên cần chọn vị trí đứng tổ chức, điều khiển tập luyện của học sinh sao cho hợp lý, vừa dễ tổ chức và quan sát lại bảo hiểm được cho học sinh, động viên được các em trong luyện tập.

Trong giờ học giáo viên phải thường xuyên nhắc các em thực hiện hết lượng vận động của từng bài và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Giáo viên cần yêu cầu học sinh sử dụng đúng và bảo quản đồ dùng thiết bị học tập để nâng cao hiệu quả các bài tập. Cuối mỗi bài dạy giáo viên nên cho học sinh được trình diễn hoặc thi đấu với nhau thông qua các trò chơi.

Hoạt động 2: Xem băng (đĩa) hình

Thông tin cơ bản

Khi xem băng (đĩa) hình bài dạy số 7 và 17 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng, học viên chú ý đến các hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh thực hiện các động tác, kĩ thuật, cách thể hiện động tác, cách phối hợp động tác và cách tổ chức tập luyện bài tập tung bắt bóng, hoặc nhảy dây trong băng (đĩa) hình. Trong tiết dạy đó giáo viên đã tổ chức dạy học chia nhóm và học song song hai nội dung, sau đó chuyển đổi lại làm cho giờ học vừa sinh động, học sinh tập luyện hưng phấn và tiết kiệm thời gian.

Học viên cần xem kỹ cách dạy của giáo viên để học tập được nội dung, phương pháp dạy kĩ thuật hoặc cách tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và rèn luyện các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản để rút kinh nghiệm.

Nhiệm vụ

- Xem băng (đĩa) hình bài dạy số 7 và 17 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng và ghi chép về những phương pháp dạy học tích cực trong băng (đĩa) hình.

- Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp đoạn băng (đĩa) hình về nội dung, lượng vận động, về phương pháp dạy học và cách tổ chức tập luyện, cách đánh giá. Bạn xem băng (đĩa) hình và hãy ghi chép về những phương pháp dạy RLTTCB, cách tổ chức tập luyện và đánh giá mà bạn đã học tập được trong băng (đĩa) hình.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 46

Băng (đĩa) hình bài dạy số 7 và 17 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng, trong đó giáo viên đã thể hiện những phương pháp và cách tổ chức dạy học tích cực, phân tích động tác đúng, ngắn ngọn; cách tổ chức dạy học hợp lý, khoa học. Giáo viên đã thể hiện được những kiến thức kĩ năng cơ bản của bài tập RLTTCB.

Trong các trích đoạn băng (đĩa) hình dạy học môn Thể dục ở lớp 5 cũng có một số nội dung liên quan đến bài tập RLTTCB, bài TDPTC, các động tác của môn thể thao tự chọn, thông qua thực hiện các động tác thể dục, kĩ năng vận động, học sinh được chú ý rèn luyện các tư thế đúng nhằm phát triển thể chất của các em.

Hoạt động 3:

Tập luyện những bài tập và động tác kĩ thuật RLTTCB lớp 5

Thông tin cơ bản

Học viên cần tập luyện những bài tập RLTTCB theo sách Thể dục lớp 5 để có được động tác chính xác nhất làm mẫu cho học sinh. Các bài tập đó phần lớn là các bài tập phối hợp nên người học cần chú ý thực hiện nhiều lần cho thành thục mới đạt được yêu cầu.

Thông qua tập luyện, học viên nắm vững được cách tổ chức tập luyện và những phương pháp dạy học hiệu quả bài tập RLTTCB lớp 5.

Nhiệm vụ

- Tự tập luyện các động tác của bài tập RLTTCB theo sách Thể dục lớp 5 và lưu ý một số điểm : về tư thế chuẩn bị, kỹ thuật động tác; phối hợp hoạt động của các bộ phận cơ thể; phương hướng, biên độ động tác; cách tổ chức tập luyện.

- Hoàn thiện và thống nhất cách dạy của bài tập RLTTCB lớp 5.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

Học viên xem phần chung trong sách thể dục lớp 5 (từ trang 15 đến trang 18) , trong đó đã trình bày chi tiết nội dung kỹ thuật, phương pháp dạy học của từng bài tập RLTTCB lớp 5 là bài tập bật cao và phối hợp chạy- bật nhảy. Tập luyện hai nội dung này cũng tương tự như tập các bài tập bổ trợ hướng tới môn nhảy cao và nhảy xa. Bài tập bật cao ở lớp 5 mới chỉ là bật cao tại chỗ bước đầu làm quen với kỹ thuật bật cao. Bài tập

phối hợp chạy đà- bật nhảy chính là bài tập bước đầu giúp học sinh làm quen với chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy cao và nhảy xa sau này.

Học viên cần thực hành các động tác của bài tập RLTTCB lớp 5 đảm bảo đúng kĩ thuật, chính xác và đạt được yêu cầu của bài tập. Các bài tập rèn luyện tư thế thường đòi hỏi thực hiện động tác chuẩn xác trong không gian, phối hợp nhịp nhàng và dùng sức hợp lý. Cần thực hiện các bài tập kĩ thuật để hoàn thiện và thống nhất cách dạy RLTTCB lớp 5.

Hoạt động 4: Thực hành soạn bài và trao đổi với đồng nghiệp

Nhiệm vụ

- Thiết kế một bài dạy có bài tập RLTTCB theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh và chú ý một số điểm : là nội dung ôn tập hay học mới, tập luyện của học sinh, cách tổ chức tập luyện và phương pháp dạy học của giáo viên, sai lầm thường mắc, nguyên nhân và cách sửa.

- Trao đổi với nhóm chuyên môn về bài soạn. Xây dựng mẫu bài soạn chính thức để

dạy bài tập RLTTCB lớp 5.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

- Học viên soạn một bài dạy cụ thể RLTTCB theo những nội dung đã gợi ý trong sách thể dục lớp 5. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng và các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lên lớp khi dạy bài tập RLTTCB cần được thể hiện đầy đủ trong giáo án. Trong bài soạn nên có hình vẽ kĩ thuật và sơ đồ đội hình tập luyện; thời gian, số lần thực hành, các hoạt động phối hợp; nhiệm vụ ở lớp và giao cho học sinh khi về nhà. Các sai lầm thường mắc và cách sửa khi tập luyện bài tập RLTTCB.

- Bài soạn cần đầy đủ thông tin và đạt được các yêu cầu đề ra, phương pháp dạy học đưa ra cần phù hợp và cách tổ chức lớp để triển khai tập luyện phải phát huy tính tích cực của học sinh. Lượng vận động của học sinh cần được đảm bảo để hình thành được kiến thức, kĩ năng cơ bản và phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Thiết kế một bài dạy RLTTCB theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh và trao đổi với nhóm chuyên môn về bài soạn của mình. Xây dựng mẫu bài soạn chính thức để dạy nội dung bài tập RLTTCB lớp 5.

Hoạt động 5: Dạy thử, rút kinh nghiệm


Nhiệm vụ

- Dạy thử theo bài soạn mẫu, rút kinh nghiệm sau khi dạy thử nội dung bài tập RLTTCB.

- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

- Khi dạy thử theo bài soạn mẫu cần chú ý phương pháp dạy học đặc thù, cách hướng dẫn, thực hành động tác mẫu, tổ chức lớp tập luyện bài tập RLTTCB.

- Đánh giá của người dạy, rút kinh nghiệm một số tình huống sư phạm xảy ra trong thực tế để làm tốt hơn. ý kiến nhận xét và đóng góp của các đồng nghiệp, ý kiến của các chuyên gia và đánh giá về kết quả sau khi thực hiện dạy bài tập RLTTCB theo hướng tích cực hoá học sinh trong học tập.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp.


IV. Sản phẩm

1. Bảng liệt kê các đặc trưng về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và cách

đánh giá KQHT nội dung RLTTCB lớp 5.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học một nội dung về RLTTCB lớp 5. Ví dụ: Kế hoạch dạy học nhảy dây kiểu chân trước chân sau; kế hoạch dạy học tung, ném, bắt bóng…


chủ đề 4

Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh

trong nội dung trò chơi vận động

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên có khả năng:

- Xác định được các mục tiêu, nội dung, yêu cầu của các trò chơi vận động trong chương trình môn Thể dục lớp 5.

- Nắm được nội dung và các phương pháp dạy trò chơi vận động một cách linh hoạt. Nêu được các phương pháp đặc trưng khi tổ chức và hướng dẫn trò chơi vận động lớp 5.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học và tổ chức hướng dẫn trò chơi vận động ở lớp 5.

- Chủ động trong việc dạy nội dung trò chơi vận động ở lớp 5.

II. Nguồn

- Học viên cần có chương trình môn Thể dục tiểu học mới.

- Sách giáo viên Thể dục lớp 5 (phần chung).

- Tranh, ảnh, sơ đồ minh hoạ các trò chơi vận động lớp 5.

- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Thể dục lớp 5 theo chương trình và sách giáo khoa mới.

- Băng (đĩa) hình minh hoạ dạy học nội dung trò chơi vận động lớp 5.


III. Quá trình Hoạt động 1:

nghiên cứu về đặc trưng của việc dạy học

trò chơi vận động lớp 5

Thông tin cơ bản

Những trò chơi vận động trong chương trình môn Thể dục lớp 5 bao gồm một số trò chơi đã học ở các lớp dưới và học mới 8 trò chơi vận động. Đây là những trò chơi nhằm tiếp tục rèn luyện khả năng phối hợp vận động, phản xạ nhanh, tính chính xác, khả năng thăng bằng; phát triển các kĩ năng chạy, bật nhảy, ném, leo trèo, mang vác, sự phối hợp tập thể của mỗi em ...v.v. Nhìn chung các trò chơi đơn giản, dễ hướng dẫn và thực hiện, không đòi hỏi cơ sở vật chất thiết bị lớn lại phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5. Thông qua các trò chơi nhằm giáo dục học sinh cả về thể lực và trí lực như phát triển các tố chất thể lực cơ bản, giáo dục một số phẩm chất đạo đức, nếp sống vui tươi, lành mạnh, tự tin. Những trò chơi được giới thiệu trong sách dựa trên một số trò chơi dân gian và những trò chơi gần với hiểu biết hay vốn sống của học sinh tiểu học, vì vậy cần yêu cầu các em thực hiện đúng theo luật chơi và cách chơi đã hướng dẫn.



hỏi:

Nhiệm vụ

Đọc tài liệu và liệt kê tên và nội dung các trò chơi vận động ở lớp 5 và trả lời các câu


+ Trò chơi vận động lớp 5 gồm những trò chơi nào? Nội dung và cách chơi?

+ Phương pháp chung dạy các trò chơi vận động ở lớp 5 như thế nào? Phương pháp

nào đặc trưng nhất để dạy trò chơi vận động?


Thông tin phản hồi

Những trò chơi vận động trong chương trình môn Thể dục lớp 5 bao gồm một số trò chơi đã học ở các lớp 1- 4 và học mới 8 trò chơi vận động “Ai nhanh và khéo hơn", “Chạy nhanh theo số", “Chạy tiếp sức theo vòng tròn", “Bóng chuyền sáu", “Trồng nụ, trồng hoa", "Qua cầu tiếp sức", “Chuyển nhanh, nhảy nhanh", “Chuyền và bắt bóng tiếp sức". Đây là những trò chơi nhằm tiếp tục rèn luyện khả năng phối hợp vận động, phản xạ nhanh, tính chính xác, khả năng thăng bằng; phát triển các kĩ năng chạy, bật nhảy, ném, leo trèo, mang vác, sự phối hợp tập thể của mỗi em ...v.v. Thông qua các trò chơi nhằm giáo dục học sinh cả về thể lực và trí lực như phát triển các tố chất thể lực cơ bản, giáo dục một số phẩm chất đạo đức, nếp sống vui tươi, lành mạnh, tự tin. Những trò chơi được giới thiệu trong sách dựa trên một số trò chơi dân gian và những trò chơi gần với hiểu biết hay vốn sống của học sinh tiểu học, vì vậy cần yêu cầu các em thực hiện đúng theo luật chơi và cách chơi đã hướng dẫn.

Khi dạy trò chơi vận động : giáo viên gọi tên trò chơi, làm mẫu và giải thích ngắn gọn cách chơi, luật chơi, có thể sử dụng các sơ đồ hoặc hình vẽ để hướng dẫn hoặc minh hoạ cho trò chơi để học sinh dễ hiểu. Sau đó cho các em thử chơi, rồi mới chơi chính thức. Khi tổ chức học sinh chơi trò chơi, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ với những hoạt động trong cuộc sống, để các em dễ nhớ, dễ chơi. Tổ chức trò chơi cho học sinh cần chu đáo, kiểm soát được lượng vận động (thời gian, số lần, mức độ yêu cầu) tránh những hoạt động hoặc bài tập thiếu tính giáo dục. ưu tiên sử dụng những trò chơi vận động phát huy được kinh nghiệm và vốn hiểu biết của các em.

Đối với trò chơi đã học hoặc trò chơi được học sinh ưa thích, giáo viên có thể thay đổi hoặc tăng thêm yêu cầu, làm cho cuộc chơi thêm hấp dẫn và kích thích các em tham gia. Giáo viên nên dạy hết trò chơi đã hướng dẫn trong sách và có thể dạy thêm những trò chơi dân gian hoặc phổ biến ở địa phương, nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em. Trước mỗi giờ học, giáo viên cùng học sinh chuẩn bị chu đáo các phương tiện cũng như dụng cụ cho các trò chơi. Những trò chơi sử dụng với cầu, ghế để phát triển thăng bằng, giáo viên cần phải chú ý khâu bảo hiểm, đề phòng chấn thương cho học sinh.

Hoạt động 2: Xem băng (đĩa) hình


Thông tin cơ bản

Khi xem băng (đĩa) hình bài dạy số 7, 17, 25, 59, 63 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng và trích đoạn băng hình tập bài thể dục ghép với nhạc, trò chơi bóng chuyền sáu, học viên chú ý đến các hoạt động hướng dẫn trò chơi của giáo viên, cách tổ chức tập luyện và mức độ yêu cầu đối với học sinh khi tham gia chơi trò chơi trong băng hình. Học viên cần xem kỹ để học tập được nội dung, phương pháp dạy trò chơi hoặc cách tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để rút kinh nghiệm.

Nhiệm vụ

- Xem băng (đĩa) hình bài dạy số 7, 17, 25, 59, 63 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng và trích đoạn băng hình tập bài thể dục ghép với nhạc, trò chơi bóng chuyền sáu, hãy ghi chép về những phương pháp dạy học tích cực trong băng (đĩa) hình.

- Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp về đoạn băng (đĩa) hình về nội dung, lượng vận động, về phương pháp dạy học và cách tổ chức tập luyện, cách đánh giá. Bạn xem băng (đĩa) hình và hãy ghi chép về những phương pháp dạy trò chơi vận động mà bạn đã học tập được trong băng (đĩa) hình.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

Học viên xem băng (đĩa) hình bài dạy số 7, 17, 25, 59, 63 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng và trích đoạn băng hình tập bài thể dục ghép với nhạc, trò chơi bóng chuyền sáu, để nắm được nội dung và cách dạy trò chơi vận động.

Trong các trích đoạn băng (đĩa) hình dạy học môn Thể dục lớp 5 đều có hướng dẫn chơi trò chơi, có cả hướng dẫn trò chơi đã học và giới thiệu trò chơi mới học. Các trò chơi trong băng (đĩa) hình được thể hiện khá sinh động, học viên xem băng (đĩa) hình nên ghi chép cụ thể về những phương pháp dạy một trò chơi mới và những điều mà bạn đã học tập được trong băng (đĩa) hình. Giáo viên dạy trò chơi vận động trong các trích đoạn băng (đĩa) hình trên đã thể hiện tốt phương pháp dạy trò chơi như : giảng giải ngắn gọn, có liên hệ với những điều học sinh đã biết, cho học sinh chơi thử rồi mới chơi chính thức, tổ chức trò chơi hợp lý, yêu cầu cụ thể, có người tổ chức và trọng tài chính xác, động viên khuyến khích kịp thời học sinh trong quá trình chơi vv...

Hoạt động 3:

soạn bài dạy và trao đổi với đồng nghiệp


Thông tin cơ bản

Học viên nên nghiên cứu từng trò chơi trong sách Thể dục lớp 5 biết được chính xác nội dung, yêu cầu và tham gia trực tiếp vào trò chơi để hướng dẫn cho học sinh. Thông qua luyện tập, học viên sẽ nắm vững được nội dung, luật và cách tổ chức trò chơi và phương pháp hướng dẫn trò chơi có hiệu quả.

Thiết kế một bài dạy hoặc hướng dẫn trò chơi theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh.

Nhiệm vụ

- Tham gia luyện tập và chơi các trò chơi và nắm vững cách tổ chức, hướng dẫn từng trò chơi trong sách Thể dục lớp 5.

- Thống nhất cách thực hiện và dạy trò chơi vận động trong sách Thể dục lớp5. Soạn bài dạy cụ thể và trao đổi rút kinh nghiệm.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

Học viên xem phần trò chơi trong sách thể dục 5 để nắm chắc tên, nội dung, luật chơi, cách chơi và cách tổ chức trò chơi.

- Thực hành các trò chơi lớp 5 đảm bảo đúng yêu cầu của từng trò chơi. Khi luyện tập cần hoàn thiện và thống nhất cách dạy, hướng dẫn trò chơi lớp 5.

- Thiết kế một bài dạy hoặc hướng dẫn trò chơi theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh và yêu cầu chơi đúng theo đúng luật trò chơi. Có yêu cầu cụ thể cho từng đối tượng học sinh khi tham gia chơi, cách tổ chức hướng dẫn, thời gian, số lần, đánh giá, động viên khen thưởng đối với học sinh.

- Trao đổi với nhóm chuyên môn về bài soạn. Xây dựng mẫu bài soạn chính thức để

dạy trò chơi lớp 5.

Hoạt động 4: Dạy thử, rút kinh nghiệm

Nhiệm vụ

- Dạy thử theo bài soạn một số trò chơi vận động lớp 5 và rút kinh nghiệm.

- Trao đổi về những điều đã thu được sau khi dạy thử một số trò chơi vận động lớp 5.

Thông tin phản hồi

Ngày đăng: 04/11/2023