Tiến Trình Dạy Học Từng Mạch Nội Dung Trong Chủ Đề Vật Chất Và Năng Lượng :

sao vật liệu lại được sử dụng vào việc này mà không vào việc kia ?” “Tại sao không dùng vật liệu này mà lại dùng vật liệu kia ?”… Qua đó, GV giúp HS nhận ra và lí giải mối liên hệ giữa đặc điểm của vật liệu, nguồn năng lượng và cách sử dụng chúng đồng thời khêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích ở HS khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh.

3. Tiến trình dạy học từng mạch nội dung trong chủ đề Vật chất và năng lượng :

* Tiến trình dạy học về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng

- Tổ chức cho HS quan sát để tìm hiểu đặc điểm của vật liệu

- Yêu cầu HS nêu hoặc GV giới thiệu cho các em về công dụng, cách sử dụng của vật liệu . Liên hệ công dụng, cách sử dụng vật liệu với đặc điểm của vật liệu (để tìm hiểu vì sao người ta lại sử dụng vật liệu đó như vậy).

- Củng cố và mở rộng (HS tìm hiểu, nêu những ví dụ khác về công dụng, cách sử dụng,…của vật liệu).

Lưu ý : GV cũng có thể bắt đầu bài học bằng cách yêu cầu HS trình bày hiểu biết của các em về vật liệu (cách sử dụng, công dụng của vật liệu, cách khai thác, lí do sử dụng vật liệu vào các công việc như vậy, ...). Tiếp đó mới cho các em quan sát, thực hành để tìm hiểu.

* Tiến trình dạy học các nội dung về sự chuyển thể của chất, hỗn hợp và dung dịch, sự biến đổi hoá học

- Tổ chức cho HS tìm hiểu, phân tích một/ một số ví dụ cụ thể (có thể qua quan sát, làm thí nghiệm, hoặc qua mô tả) để nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm của sự chuyển thể, sự tạo thành hỗn hợp, dung dịch, hay sự biến đổi hoá học.

- GV giúp HS đi tới một phát biểu khái quát về dấu hiệu, đặc điểm để nhận biết (ở mức độ đơn giản) sự chuyển thể của chất, hỗn hợp và dung dịch, sự biến đổi hoá học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

- Yêu cầu HS nêu hoặc GV đưa ra ví dụ về những hiện tượng, ứng dụng có liên quan. Lưu ý : GV cũng có thể bắt đầu bài học bằng cách yêu cầu HS trình bày hiểu biết của các em về sự chuyển thể, sự tạo thành hỗn hợp, dung dịch, hay sự biến đổi hoá học từ đó

đặt vấn đề cần tìm hiểu sự biến đổi này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 24

* Tiến trình dạy học nội dung sử dụng năng lượng

- Khơi gợi hiểu biết ban đầu của HS về cách khai thác, sử dụng nguồn năng lượng.

- Tổ chức cho HS quan sát, làm thí nghiệm, đọc tìm thông tin để tìm hiểu về cách khai thác, sử dụng nguồn năng lượng.

- Tổ chức cho HS quan sát, đọc tìm thông tin, thảo luận để tìm hiểu về tác hại, nguy cơ của việc sử dụng nguồn năng lượng bừa bãi, không đảm bảo an toàn và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm nguồn năng lượng.

- Yêu cầu HS liên hệ thực tế về việc sử dụng nguồn năng lượng ở gia đình và địa phương.

Trên đây chỉ là một số tiến trình dạy học gợi ý. Trong thực tế dạy học, tuỳ vào điều kiện cụ thể, GV có thể tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo. Chẳng hạn, GV có thể tổ chức cho HS quan sát thực tế, tham quan một số nhà máy, xí nghiệp như nhà máy điện, xí nghiệp dệt may, … ở địa phương. Nếu có điều kiện, GV cũng có thể khai thác các băng hình về việc sử dụng các vật liệu, nguồn năng lượng ở trong nước cũng như trên thế giới nhằm mở rộng vốn hiểu biết của các em cũng như làm cho bài học sinh động, hấp dẫn hơn.

Hoạt động 3:

Một số phương pháp dạy học chủ đề Thực vật và động vật Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Nghiên cứu SGK SGV môn Khoa học lớp 5 chủ đề Thực vật 1Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu SGK, SGV môn Khoa học lớp 5, chủ đề Thực vật và động vật và dựa vào kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi và bài tập sau :

1. Chủ đề chủ đề Thực vật và động vật bao gồm những mạch nội dung nào và theo bạn nên sử dụng những phương pháp dạy học nào để dạy chủ đề này ?

2. Có bao nhiêu bài trong chủ đề Thực vật và động vật (SGK Khoa học lớp 5) sử dụng 5 loại kí hiệu : “Trò chơi học tập”, “Liên hệ thực tế và trả lời”, “Bạn cần biết”, “Quan sát”, “Vẽ” ? Đó là bài nào ?

3. Có bao nhiêu bài trong chủ đề Thực vật và động vật (SGK Khoa học lớp 5) sử dụng 4 loại kí hiệu. Đó là bài gì, bài đó đã sử dụng những kí hiệu nào ?

4. Có bao nhiêu bài trong chủ đề Thực vật và động vật (SGK Khoa học lớp 5) sử dụng 3 loại kí hiệu. Đó là bài gì, bài đó đã sử dụng những kí hiệu nào ?

5. Trong thực tế, bạn thường sử dụng phối hợp những phương pháp nào ? Lập kế hoạch 1 bài học trong chủ đề Thực vật và động vật có sử dụng phối hợp các phương pháp đó.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi trong nhóm chuyên môn kết quả thực hiện nhiệm vụ 1 của bạn.

Nhiệm vụ 3: Dạy thử và rút kinh nghiệm về tiết dạy.

Thông tin phản hồi hoạt động 3

Câu 1. Chủ đề Thực vật và động vật ở lớp 5 bao gồm các mạch nội dung :

- Sinh sản của thực vật

- Sinh sản của động vật

Trong mạch kiến thức về sự sinh sản của thực vật HS được tìm hiểu về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, sự sinh sản và quá trình phát triển của thực vật. Trong mạch kiến thức về sự sinh sản của động vật, HS được tìm hiểu đặc điểm sinh sản, tập tính của một số động vật: côn trùng, ếch nhái, chim và thú. Tuỳ từng loại kiến thức mà GVsử dụng phương pháp quan sát, thực hành, kết hợp với vấn đáp …

- PPDH thường được sử dụng ở chủ đề thực vật là phương pháp quan sát, kết hợp với phương pháp thảo luận hoặc hỏi đáp và phương pháp thực hành. Nguyên tắc chung để dạy các bài về thực vật là tạo cơ hội cho HS quan sát cây cối thật và tham gia các hoạt động thực tế. GV có thể cho HS đi xem các vườn ươm giống cây trồng, các vườn cây được trồng từ cách giâm cành, triết cành,…điều này sẽ giúp cho việc dạy và học trở nên lí thú và có hiệu quả hơn.

- Đối với các bài học về sự sinh sản của động vật, GV có thể sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp hỏi đáp. Khai thác tối đa các hình vẽ trong SGK, các tranh ảnh (hoặc một số băng hình/ đĩa hình) sưu tầm được cho HS quan sát. Đồng thời dựa vào sự hiểu biết của HS để xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng các em vào mục tiêu kiến thức cần đạt được.

Câu 2. Có 1 bài trong chủ đề Thực vật và động vật (SGK Khoa học 5) sử dụng 5 loại kí hiệu : “Trò chơi học tập”, “Liên hệ thực tế và trả lời”, “Bạn cần biết”, “Quan sát”, “Vẽ”. Đó là bài 57. Sự sinh sản của ếch.

Câu 3. Có 3 bài trong chủ đề Thực vật và động vật (SGK Khoa học 5) sử dụng 4 loại kí hiệu. Đó là:

- Bài 52. Sự sinh sản của thực vật có hoa với các kí hiệu : “Thực hành”, “Trò chơi học tập”, “Liên hệ thực tế và trả lời”, “Bạn cần biết”.

- Bài 55. Sự sinh sản của động vật với các kí hiệu : “Quan sát”, “Thực hành”, “Trò chơi học tập”, “Bạn cần biết”.

- Bài 58. Sự sinh sản và nuôi con của chim với các kí hiệu : “Liên hệ thực tế và trả lời”, “Quan sát”, “Bạn cần biết”, “Thực hành”.

4. Có 5 bài trong chủ đề Thực vật và động vật (SGK Khoa học lớp 5) sử dụng 3 loại kí hiệu. Đó là :

- Bài 51. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa với các kí hiệu : “Quan sát”, “Thực hành”, “Bạn cần biết”.

- Bài 54. Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ với các kí hiệu : “Quan sát”, “Thực hành”, “Bạn cần biết”.

- Bài 56. Sự sinh sản của côn trùng với các kí hiệu : “Liên hệ thực tế và trả lời”, “Quan sát”, “Vẽ”.

- Bài 59. Sự sinh sản của thú với các kí hiệu : “Quan sát”, “Liên hệ thực tế và trả lời”, “Bạn cần biết”.

- Bài 60. Sự nuôi và dạy con của một số loài thú với các kí hiệu : “Thực hành”, “Liên hệ thực tế và trả lời”, “Trò chơi học tập”.

Hoạt động 4:

Một số phương pháp dạy học chủ đề môI trường

và tài nguyên thiên nhiên

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Nghiên cứu SGK SGV môn Khoa học lớp 5 chủ đề Môi 3Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu SGK, SGV môn Khoa học lớp 5, chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên và dựa vào kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi và bài tập sau:

1. Chủ đề chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên bao gồm những mạch nội dung nào ? Theo anh/ chị để dạy chủ đề này nên sử dụng những phương pháp dạy học nào? Nêu nguyên tắc chung khi dạy học chủ đề này.

2. Nghiên cứu bài 67. Tác động của con người đến môi trường không khí và nước

( SGK trang 138, 139 và SGV trang 211, 212) để trả lời các câu hỏi sau :

2.1. SGK đã sử dụng những kí hiệu nào ? HS có thể thu nhận được những thông tin gì qua kênh hình và kênh chữ trong SGK ?

2.2. Để dạy học bài này, SGV đã gợi ý những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nào ?

2.3. Bạn có cải tiến gì khi dạy bài này để tăng cường tính giáo dục môi trường phù hợp với thực tế ở địa phương ?

Nhiệm vụ 3: Trao đổi trong nhóm chuyên môn về những hiểu biết của cá nhân đối với những vấn đề trên.

Nhiệm vụ 4: Lập kế hoạch 1 bài học thuộc chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên và trao đổi với đồng nghiệp.

Nhiệm vụ 5: Dạy thử và rút kinh nghiệm về tiết dạy.

Thông tin phản hồi hoạt động 4

Câu 1. Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở lớp 5 bao gồm các mạch nội dung :

- Vai trò của môi trường đối với con người.

- Tác động của con người đối với môi trường.

- Một số biện pháp bảo vệ môi trường.

Khi dạy chủ đề này, GV cần chú ý khai thác vốn sống, những kiến thức HS đã được học từ các lớp 1, 2, 3, 4 và các kiến thức của các chủ đề trước ở lớp 5. Các PPDH thường được sử dụng để dạy chủ đề này là : quan sát kết hợp thảo luận hoặc hỏi đáp, thực hành, trò chơi,…

Nguyên tắc chung khi dạy học chủ đề này là :

- Liên hệ với thực tế, với những vấn đề về môi trường ở địa phương, trường học, thôn xóm và gia đình HS.

- Tạo cơ hội cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường một cách phù hợp với khả năng của các em.

- Khuyến khích HS có những sáng kiến giữ gìn, bảo vệ môi trường và có những hoạt động thiết thực để vận động gia đình, cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- …..

Câu 2.

2.1. SGK đã sử dụng những kí hiệu : “Quan sát”, “Liên hệ thực tế và trả lời”, “Bạn cần biết”

- Qua kênh hình, HS có thể thu được các thông tin : Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí (khí thải của nhà máy và các phương tiện giao thông; tiếng ồn do hoạt động của máy móc và các phương tiện giao thông). Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước

( nước thải của nhà máy; hoạt động của các phương tiện giao thông đường biển; các vụ đắm tầu chở dầu, mưa a xít, ...)

- Qua kênh chữ, HS biết được : Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.

- Kí hiệu “Liên hệ thực tế và trả lời” yêu cầu HS liên hệ đến những việc làm của người dân địa phương dẫn đến gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. Đồng thời cũng yêu cầu các em nêu tác hại của ô nhiễm không khí và nước.

2.2. Để dạy học bài này, SGV đã gợi ý những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học :

- Hoạt động 1 : Kết hợp quan sát các hình ảnh trong SGK với thảo luận nhóm

- Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp

2.3. Gợi ý cải tiến : Trước bài học 1 tuần, GV giao nhiệm vụ cho HS điều tra về nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nguồn nước ở địa phương.

- Một số HS sẽ tìm hiểu về ô nhiễm không khí với các câu hỏi gợi ý sau :

+ Theo em, không khí ở nơi em ở là trong sạch hay bị ô nhiễm? Nêu rõ nguyên nhân không khí trong sạch hoặc bị ô nhiễm? (có thể hỏi ý kiến của những người xung quanh để tìm hiểu).

+ Tình trạng không khí của địa phương có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bản thân em, gia đình em và những người xung quanh như thế nào ?

- Một số HS sẽ tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước với các câu hỏi gợi ý :

+ Gia đình em và những người xung quanh sử dụng nguồn nước nào ? Theo em, nguồn nước nơi em ở là trong sạch hay bị ô nhiễm? Nêu rõ nguyên nhân nuồn nước trong sạch hoặc bị ô nhiễm? (có thể hỏi ý kiến của những người xung quanh để tìm hiểu).

+Tình trạng nguồn nước được sử dụng ở địa phương có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bản thân em, gia đình em và những người xung quanh ?

Trên cơ sở kết quả điều tra thực tế địa phương của HS, GV yêu cầu một số HS báo cáo trước lớp trong hoạt động 2 đã nêu trên.

IV – sản phẩm

1. Hoàn thành các bảng 1 và các ghi chép cá nhân theo yêu cầu của các hoạt động 2, 3 và 4

2. Bốn kế hoạch bài học thuộc 4 chủ đề.


C. Tổng kết đánh giá

1. Trong dạy học môn Khoa học lớp 5, vì sao cần giúp HS liên hệ, vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế cuộc sống ?

2. Có thể giúp HS liên hệ, vận dụng kiến thức khoa học với thực tiễn trong dạy học bằng cách nào ? Hãy chọn một bài để minh hoạ.

Thông tin phản hồi cho bài tập đánh giá

1. Sự cần thiết phải giúp HS liên hệ, vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống :

- Nâng cao hứng thú học tập môn Khoa học.

- Giáo dục thái độ (ý thức vận dụng kiến thức khoa học vào giải quyết các vấn đề

thực tiễn của cuộc sống ở gia đình cũng như cộng đồng).

- Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng bền vững, sâu sắc hơn.

2. Cách thức giúp HS liên hệ, vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn trong dạy học môn Khoa học :

- Vấn đề thực tế là xuất phát điểm dẫn tới nhu cầu tìm tòi kiến thức khoa học để giải quyết.

- Những kinh nghiệm thực tế là cơ sở cho việc xây dựng kiến thức khoa học.

- Vận dụng kiến thức khoa học vào giải quyết các vấn đề thực tế.

HƯỚNG DẪN HỌC THEO BĂNG HÌNH

I. Giới thiệu trích đoạn băng hình

Tên băng hình : Trò chơi củng cố kiến thức

“Bài 4. Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?” Lớp 5

(thời gian : 15 phút)

Mục đích: Băng hình nhằm giúp GV hiểu rõ hơn về cách sử dụng phương pháp trò chơi kết hợp với dạy học hợp tác theo nhóm trong khâu củng cố kiến thức của bài 4: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?”

2. Đối tượng học băng hình

Người học băng hình là giáo viên tiểu học dạy lớp 5 bắt đầu tiếp cận với chương trình và SGK Khoa học mới.

3. Nội dung trích đoạn băng hình

Trình bày sự hình thành cơ thể người bằng sơ đồ

II. Những hoạt động trước khi xem băng

GV nêu câu hỏi thảo luận :

1. Vị trí của trích đoạn trong toàn bài ?

2. Mục tiêu của trích đoạn ?

3. Nội dung của trích đoạn ?

4. Phương pháp dạy học và những đồ dùng học tập được GV sử dụng trong trích đoạn

?

5. Nêu những điểm thành công và những điểm còn han chế của việc trích đoạn dạy

học.

III. Những hoạt động trong khi xem băng hình

- Học viên xem trích đoạn băng hình

- Ghi chép để có thể trả lời được những câu hỏi đã nêu trước ở mục 3.

IV. Những hoạt động sau khi xem băng

- Hoàn thiện lại phần đã ghi chép trong quá trình xem băng. Nếu cần có thể xem lại băng.

- Thảo luận với đồng nghiệp về những câu hỏi đã được gợi ý trước khi xem băng.

Ngày đăng: 04/11/2023