Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 28

- Chương trình cũ: Số tiết học Địa lí Việt Nam bằng Địa lí thế giới

- Chương trình mới: Thời gian học Địa lí Việt Nam nhiều hơn chương trình cũ 1 tiết và nhiều hơn Địa lí thế giới

c) Nội dung

- Nội dung chương trình được lựa chọn theo tinh thần giảm tải, điều đó thể hiện rõ trong từng nội dung cụ thể của chương trình: giảm những nội dung phức tạp, trừu tượng đối với HS, giảm số lượng quốc gia được học trong chương trình,...

- Chú ý tích hợp các nội dung địa lí trong từng mảng kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức.

Hoạt động 2:

tìm hiểu những điểm mới của phần Địa lí trong SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu cấu trúc nội dung và cách trình bày phần Địa lí trong SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5, từ đó rút ra những điểm mới của SGK Địa lí lớp 5.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Nhiệm vụ 2 : Liệt kê các dạng bài có trong phần Địa lí ở SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5.


Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 28

Thông tin phản hồi

Phần Địa lí trong SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5

1. Quan điểm biên soạn SGK

Khi biên soạn SGK, các tác giả đã đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phản ánh đúng ý tưởng, mục tiêu, nội dung của chương trình

- Thể hiện tinh thần giảm tải về nội dung

- Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, thiết thực

- SGK góp phần Đổi mới phương pháp dạy học

- SGK phải có tính hấp dẫn

2. Những điểm mới của SGK

a). Cấu trúc nội dung

- Nội dung gồm 29 bài, được phân phối như sau:

+ Địa lí Việt Nam: 16 bài (kể cả 2 bài ôn tập)

+ Địa lí thế giới: 13 bài (kể cả 2 bài ôn tập)

- So với SGK cũ, SGK mới có một số điểm khác như sau:

+ Mảng Địa lí Việt Nam:

Nội dung Giao thông vận tải được xếp trong một bài riêng;

Thêm nội dung Du lịch;

Thêm bài: Thương mại và du lịch.

+ Mảng Địa lí thế giới:

Giảm 1 tiết ở châu á;

Nội dung học về các nước ở Châu á: chỉ học các nước láng giềng, không học Nhật Bản và ấn Độ;

Châu Âu: Không học các nước Anh, Đức.

+ Không có bài thực hành: Vì các nội dung thực hành rèn luyện kĩ năng được tích hợp trong nội dung của các bài học kiến thức mới.

+ Tên bài: Có một số thay đổi nhằm giảm bớt sự dài dòng, đồng thời tạo ấn tượng tốt cho trí nhớ của học sinh.

Ví dụ: Bài "Vị trí, giới hạn, hình dạng của nước ta" trong SGK cũ, nay được đổi thành " Việt Nam - đất nước của chúng ta", bài "Một số nước châu á " đổi thành " Các nước láng giềng",...

b) Phương pháp của SGK

Thể hiện rõ tinh thần Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.

c) Hình thức của SGK

- Khổ sách lớn hơn trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trình bày các hình được rõ ràng.

- Các trình bày: đẹp hơn, các bản đồ được biên vẽ một các khoa học, đảm bảo tính chính xác.

- Phối hợp chặt chẽ giữa hình và chữ.

+ Kênh chữ:

Có vai trò cung cấp thông tin, nội dung trọng tâm của bài được đặt trong phần

đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài.

Các câu hỏi và lệnh giữa bài được in nghiêng, có vai trò hướng dẫn học sinh học tập. Thông qua việc trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các lệnh này, học sinh suy nghĩ,

làm việc với kênh hình trong SGK, phương tiện dạy học, liên hệ thực tế để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành phương pháp học tập bộ môn.

+ Kênh hình:

Các hình trong SGK được tăng lên đáng kể, nhất là phần Địa lí thế giới.

Đa dạng về thể loại: Bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, ảnh,..

Chú ý sự kết nối giữa ảnh và bản đồ.

Kênh hình với chức năng là nguồn tri thức được chú trọng hơn chức năng minh hoạ cho kênh chữ.

d) Các dạng bài trong SGK

- Bài học kiến thức mới:

+ Các bài về địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Các bài về địa lí dân cư Việt Nam.

+ Các các bài về địa lí kinh tế Việt Nam.

+ Các các bài về địa lí thế giới.

- Bài ôn tập: ôn tập giữa kì, ôn tập học kì và cuối năm.

IV. Sản phẩm

1. Bản liệt kê những điểm kế thừa và những điểm mới của chương trình Địa lí lớp 5

2. Bản liệt kê những điểm mới của SGK Địa lí 5, quan điểm biên soạn SGK Địa lí lớp

5


Chủ đề 2

Dạy học một số dạng bài học kiến thức mới ở phần địa lí trong SGK lịch sử và Địa lí lớp 5

I. Mục tiêu

- HV hiểu và trình bày được mục tiêu, nội dung cơ bản và một số điểm cần chú ý khi dạy học các bài về địa lí Việt Nam (tự nhiên, dân cư, kinh tế ), địa lí thế giới.

- Lập kế hoạch bài học và tổ chức dạy học từng dạng bài trong SGK.

II. Nguồn

- SGK, SGV Lịch sử và Địa lí lớp 5.

- Tài liệu bồi dưỡng GV cốt cán cấp tỉnh (thành phố), phân môn Địa lí lớp 5.

III. Quá Trình

Hoạt động 1:


Tìm hiểu các bài về địa lí tự nhiên Việt Nam

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu các bài về địa lí tự nhiên Việt Nam (bài 1 đến bài 7) ở phần

Địa lí trong SGK, SGV Lịch sử và Địa lí 5

Nhiệm vụ 2: Ghi chép lại ý kiến cá nhân về những vấn đề sau:

- Mục tiêu, nội dung chính của nhóm bài về tự nhiên Việt Nam

- Một số điểm cần chú ý khi dạy các bài về tự nhiên Việt Nam

Nhiệm vụ 3: Lập kế hoạch bài học một bài cụ thể về tự nhiên Việt Nam và trao đổi với

đồng nghiệp

Nhiệm vụ 4: Dạy thử và rút kinh nghiệm về tiết dạy


Thông tin phản hồi

1) Mục tiêu của nhóm bài về địa lí tự nhiên Việt Nam

Sau khi học nhóm bài về địa lí tự nhiên Việt Nam, HS cần:

- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên Việt Nam.

- Biết sử dụng bản đồ tự nhiên, bảng thống kê, xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, tự nhiên với con người ở mức độ đơn giản.

- Có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ tự nhiên.

2) Nội dung cơ bản của nhóm bài về tự nhiên Việt Nam

- Vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

- Đặc điểm đặc trưng của hình dạng lãnh thổ Việt Nam: Lãnh thổ gồm có đất liền, biển, đảo và quần đảo. Phần đất liền hẹp ngang, kéo dài theo phương bắc nam, có đường bờ biển giống hình chữ S.

- Một số đặc điểm tiêu biểu của từng thành phần tự nhiên nước ta: địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, biển, đất và rừng.

- Một số vai trò của từng thành phần đối với sản xuất và đời sống.

3) Một số điểm cần chú ý khi dạy nhóm bài về tự nhiên Việt Nam

Khi dạy học nhóm bài về tự nhiên Việt Nam, GV cần chú ý giúp HS:

- Nhận biết được đặc điểm đặc trưng của từng thành phần tự nhiên.

- Hình thành được một số biểu tượng, khái niệm địa lí trên cơ sở tranh ảnh, bản đồ, liên hệ thực tế.

- Xác lập các mối quan hệ địa lí đơn giản.

Dưới đây là ví dụ cụ thể: Dạy mục 1, Bài 2 - Địa hình và khoáng sản

- Mục tiêu cơ bản của mục 1 trong bài học này là thông qua việc hướng dẫn HS quan sát bản đồ, đọc hiểu phần kênh chữ trong SGK để nhận biết phần đất liền nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, các núi có hai hướng chính: hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung; 1/4 diện tích là đồng bằng và chủ yếu là đồng bằng châu thổ, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng lua gạo và là nơi tập trung dân cư đông đúc.

- Khi dạy bài này, trước hết GV cần tập trung vào việc cho HS quan sát hình 1 (lược đồ địa hình Việt Nam) trang 69 SGK, xác định nơi có các đồng bằng (quy định là các nơi có độ cao từ 50m trở xuống, những nơi là đồi núi (từ 50 m trở lên), sau đó yêu cầu HS so sánh diện tích vùng đồng bằng với vùng đồi núi để từ đó rút ra nhận xét: phần đất liền có nhiều đồi núi hơn đồng bằng.

- Tiếp theo, GV yêu cầu HS đọc phần chữ trang 70 để biết số liệu chính xác về tỉ lệ giứa đồi núi và đồng bằng. Để cụ thể hóa số liệu này, GV nên vẽ biểu đồ hình tròn hoặc hình vuông, hình chữ nhật thể hiện 3 phần là đồi núi, một phần là đồng bằng cho HS dễ hiểu.

- Để giúp HS nhận biết đặc điểm chung của vùng núi, vùng đồng bằng và sự phân bố của chúng, GV nên yêu cầu HS dựa vào bản đồ, kết hợp kênh chữ, vốn hiểu biết (kiến thức đã học ở lớp 4, xem ti vi,..), trả lời các câu hỏi:

+ Đồi núi nước ta phần lớn có độ cao là bao nhiêu mét?

+ Chỉ trên bản đồ và kể tên các dãy núi chính của nước ta. Cho biết các dãy núi chính có hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

+ Chỉ trên bản đồ các đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải đồng bằng Duyên hải miền Trung. Cho biết các đồng bằng có đặc điểm gì nổi bật? Có giá trị như thế nào đối với sản xuất và đời sống?

Nếu có tranh ảnh về các dãy núi và các đồng bằng, GV nên cho HS dựa vào đó mô tả để hình thành biểu tượng cụ thể về núi, đồi, đồng bằng của nước ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các bài về địa lí dân cư Việt Nam


Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu các bài về địa lí dân cư (bài 8, 9) ở phần Địa lí trong SGK, SGV Lịch sử và Địa lí 5.

Nhiệm vụ 2: Ghi chép lại ý kiến cá nhân về những vấn đề sau:

- Mục tiêu, nội dung chính của nhóm bài về dân cư Việt Nam.

- Một số điểm cần chú ý khi dạy các bài về dân cư Việt Nam.

Nhiệm vụ 3: Lập kế hoạch bài học một bài cụ thể về dân cư Việt Nam và trao đổi với

đồng nghiệp.

Nhiệm vụ 4: Dạy thử và rút kinh nghiệm về tiết dạy.


Thông tin phản hồi

1) Mục tiêu của nhóm bài về dân cư Việt Nam

Sau khi học nhóm bài về dân cư Việt Nam, HS cần:

- Trình bày được một số đặc điểm chính về số dân, dân tộc và phân bố dân cư trên

đất nước ta.

- Bước đầu biết đọc bản đồ dân cư Việt Nam, biểu đồ và bảng số liệu về dân số ở mức

độ đơn giản.

2) Nội dung cơ bản của nhóm bài về dân cư Việt Nam

- Gia tăng dân số nhanh và một số hậu quả.

- Nước ta có dân số đông, mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng và ven biển, vùng núi và cao nguyên có mật độ dân cư thấp hơn.

- Nước ta có 54 dân tộc

3) Một số điểm cần chú ý khi dạy nhóm bài về dân cư Việt Nam

Khi dạy học nhóm bài về dân cư, GV cần chú ý giúp HS:

- Nhận biết được một số đặc điểm chính của dân cư Việt Nam

- Hình thành và rèn kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê về dân số, dân

cư.


- Liên hệ thực tiễn, khai thác vốn hiểu biết của học sinh

- Xác lập mối quan hệ đơn giản giữa tự nhiên và dân cư. Dưới đây là một ví dụ: Bài 8 - Dân số nước ta

Mục tiêu cơ bản của bài học này là: Trên sơ sở phân tích bảng số liệu, biểu đồ, tranh

ảnh và vốn hiểu biết thực tiễn, HS biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số

nhanh và một số hậu quả của dân số tăng nhanh, nhớ được gần đúng số dân của nước ta ở

thời điểm gần nhất.

Để đạt được mục tiêu này, GV cần đặc biệt chú ý tới bảng số liệu và biểu đồ ở trang 83 SGK, tranh ảnh về hậu quả của dân số đông và tăng nhanh (nếu có), vận dụng vốn hiểu biết của HS, hướng dẫn các em tìm hiểu bài theo trình tự sau:

(1) Hướng dẫn HS học mục 1. Dân số

- Trước hết, GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu số dân các nước Đông Nam á để

trả lời các câu hỏi:

+ Cho biết số dân của nước ta năm 2004.

+ So sánh, đối chiếu số dân của nước ta với số dân các nước có trong bảng và cho biết số dân của nước ta đứng thứ mấy so với các nước có trong bảng; từ đó có nhận xét gì về số dân của nước ta (đông dân hay ít dân)

- Sau khi HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn xác câu trả lời và kết luận:: nước ta có diện tích vào loại trung bình nhưng lại thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.

- GV có thể hỏi HS: Qua các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, ra-đio, báo..) em nào có thể cho biết dân số nước ta năm nay (ví dụ năm 2006) có khoảng bao nhiêu người? (năm 2006 nước ta có khoảng 84 triệu người)

(2) Hướng dẫn HS học mục 2. Gia tăng dân số

- Trước hết GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm đọc số dân của từng năm, sau đó kết hợp so sánh chiều cao của các cột và sự chênh lệch các số liệu qua các năm để nhận thấy dân số nước ta tăng liên tục và tăng nhanh.

- Đối với HS có khả năng tính toán khá: Để biết được bình quân mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người, GV có thể chia lớp thành hai nhóm lớn, trong mỗi nhóm lại chia thành các cặp và yêu cầu HS tính khoảng cách của các cột (các cột cách nhau bao nhiêu năm) và tính xem trong khoảng đó dân số tăng thêm bao nhiêu người, sau đó lấy số dân tăng thêm chia cho số năm. Nhóm 1 tính số dân tăng lên mỗi năm trong khoảng từ 1979 đến 1989, nhóm 2 tính số dân tăng lên mỗi năm trong khoảng thời gian từ 1989 đến 1999. Sau khi các nhóm tính xong, GV yêu cầu HS đọc kết quả, GV ghi lên bảng và giúp HS rút ra kết luận: bình quân mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng trên một triệu người.

- Đối với lớp HS có khả năng tính toán hạn chế hơn, GV chỉ nên yêu cầu HS tính xem từ 1979 đến 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu triệu người, sau đó yêu cầu các em chia số dân tăng thêm cho 20 năm để biết số dân tăng thêm bình quân trong mỗi năm. GV cũng có thể làm giúp HS, vừa tính vừa giảng giải để giúp HS nhận biết mỗi năm dân số nước ta tăng thêm trên một triệu người.

- Từ kết quả đã tính, GV có thể yêu cầu HS lấy số dân năm 2004 cộng thêm một triệu người mỗi năm để biết số dân (số tương đối) của thời điểm gần nhất đối với HS (ví dụ: năm 2004 số dân nước ta là 82 triệu người, năm 2006 sẽ là 84 triệu, năm 2007 sẽ là 85 triệu người,...)

- Sau khi HS biết được dân số nước ta có gia tăng nhanh, GV tổ chức cho các nhóm HS xem tranh về hậu quả dân số tăng nhanh (nếu có) hoặc liên hệ thực tế để nêu những hậu quả do dân số tăng nhanh. GV gợi ý: gia đình đông người sẽ có nhu cầu về ăn, mặc, ở khác gì với gia đình ít người? nếu thu nhập của bố mẹ không cao thì gia đình đông người sẽ gặp những khó khăn gì?...

Hoạt động 3 :


Tìm hiểu các bài về Địa lí kinh tế Việt Nam Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu các bài về địa lí kinh tế (từ bài 10 đến bài 16) ở phần Địa lí trong SGK, SGV Lịch sử và Địa lí 5.

Nhiệm vụ 2: Ghi chép lại ý kiến cá nhân về những vấn đề sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung chính của nhóm bài về địa lí kinh tế Việt Nam.

- Xác định một số điểm cần chú ý khi dạy các bài về địa lí kinh tế Việt Nam.

Nhiệm vụ 3: Xem trích đoạn bài 11 (Lâm nghiệp và thuỷ sản)

Nhiệm vụ 4: Trả lời phiếu học tập qua xem trích đoạn băng hình và trao đổi với đồng nghiệp về trích đoạn.

Nhiệm vụ 5: Lập kế hoạch bài học một bài cụ thể về địa lí kinh tế Việt Nam và trao

đổi với đồng nghiệp.

Nhiệm vụ 6: Dạy thử và rút kinh nghiệm về tiết dạy.


Thông tin phản hồi

1) Mục tiêu của nhóm bài về kinh tế Việt Nam

Ngày đăng: 04/11/2023