Nhiệm vụ 3: Học viên tự soạn một vài kế hoạch bài học (giáo án) rồi trình bày hoặc dạy thử trong nhóm (lớp).
Thông tin phản hồi
1. Mục tiêu dạy học "Các yếu tố thống kê" ở lớp 5
Dạy học “Các yếu tố thống kê” trong Toán lớp 5 nhằm giúp HS:
1) Củng cố các kĩ năng: Đọc và phân tích "Bảng thống kê số liệu" và “Biểu đồ”; Tính số trung bình cộng.
2) Đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt.
2. Nội dung và PPDH dạy học "Các yếu tố thống kê" ở lớp 5
Dạy học "Các yếu tố thống kê" ở lớp 5 bao gồm các nội dung:
1) Ôn tập củng cố các kĩ năng: Đọc bảng số liệu; Nhận xét trên biểu đồ; Tính số trung bình cộng.
2) Giới thiệu về biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó. Tập đọc biểu đồ hình quạt.
Ví dụ:
- Đọc bảng số liệu.
Bạn Lan xem giờ tàu từ ga Hà Nội đi một số nơi như sau:
Ga đến | Giờ khởi hành | Giờ tới | |
Hà Nội | Hải Phòng | 6 giờ 05 phút | 8 giờ 10 phút |
Hà Nội | Lào cai | 22 giờ | 6 giờ |
Hà Nội | Quán Triều | 14 giờ 20 phút | 17 giờ 25 phút |
Hà Nội | Đồng Đăng | 5 giờ 45 phút | 11 giờ 30 phút |
Có thể bạn quan tâm!
- Quán Triệt Quan Điểm Phổ Cập Giáo Dục Có Chất Lượng Ở Tiểu Học
- Mục Tiêu Dạy Học "đại Lượng Và Đo Đại Lượng" Ở Lớp 5 :
- Nội Dung Dạy Học Về "thời Gian"
- Mục Tiêu Dạy Học " Giải Bài Toán Có Lời Văn" Ở Lớp 5
- Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 19
- Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 20
Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.
- Nhận xét trên biểu đồ.
Dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Có mấy HS trồng cây? Mỗi HS trồng được bao nhiêu cây?
b) Bạn nào trồng được ít cây nhất?
c) Bạn nào trồng được nhiều cây nhất?
d) Những bạn nào trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng?
e) Những bạn nào trồng được ít cây hơn bạn Liên?
- Tính số trung bình cộng.
Ví dụ: Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con). Bình quân thu nhập hằng tháng là 800000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền?
2) Giới thiệu về biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó. Tập đọc biểu đồ hình quạt.
Ví dụ 1: Hình vẽ dưới đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
Nhìn vào biểu đồ ta biết:
- Có 50% số sách là truyện thiếu nhi
- Có 25% số sách là sách giáo khoa
- Có 25% số sách là các loại sách khác
3. Một số vấn đề cụ thể
1) Những điểm cần chú ý khi dạy học về "Biểu đồ hình quạt"
Khi dạy học về biểu đồ hình quạt, cần giúp HS :
- Xác định mục đích mà biểu đồ thể hiện.
- Nhận biết ý nghĩa của các hình vẽ hoặc kí hiệu tượng trưng (có thể dựa vào các chú thích cho trên biểu đồ);
Ví dụ: Trên biểu đồ nói về “Kết quả học tập của HS ở một trường tiểu học”, phần hình màu trắng cho biết tỉ số phần trăm HS giỏi; phần tô nhạt cho biết tỉ số phần trăm HS khá; phần tô đậm cho biết tỉ số phần trăm HS trung bình.
- Nhận xét, tính toán hoặc so sánh các số liệu để tìm câu trả lời cần thiết.
Chú ý: Trong biểu đồ hình quạt, người ta coi toàn bộ hình tròn là 100% của tổng thể thống kê, do đó số liệu của các thành phần phải hợp đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện để tính toán, nghĩa là tổng các tỉ số phần trăm của các số liệu thành phần phải bằng 100%
.
Ví dụ: Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C. Biết rằng lớp 5C có 32 HS, hỏi có bao nhiêu bạn tham gia môn bơi?
Nhìn vào biểu đồ ta thấy có 12,5% HS tham gia môn bơi. Vậy số HS tham gia môn bơi là:
32 x 12,5 : 100 = 4 (học sinh)
2) Những điểm cần chú ý khi rèn luyện cho HS kĩ năng nhận xét, phân tích số liệu trên "Biểu đồ hình quạt".
Để rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích số liệu cho trên biểu đồ hình quạt, cần chú ý giúp HS:
- Đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi nhận xét, phân tích.
- Không bỏ sót các dữ liệu cần phục vụ cho việc nhận xét, phân tích.
- Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tính chất khái quát chung, sau đó mới phân tích các số liệu thành phần.
- Cần tìm ra mối liên hệ hay tính qui luật nào đó giữa các số liệu.
- Chú ý những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất..
- Chú ý việc sử dụng ngôn ngữ (tỉ số phần trăm) trong câu trả lời hoặc trong lời nhận
xét.
IV. Sản phẩm
1. Bản liệt kê nội dung dạy học chủ đề “Các yếu tố thống kê” ở lớp 5 (của cá nhân).
2. Biên bản ghi chép kết quả trao đổi ý kiến về: Đặc điểm nội dung dạy học chủ đề
“Các yếu tố thống kê” trong Toán 5.
3. Kế hoạch dạy học bài "Giới thiệu biểu đồ hình quạt" do học viên tự soạn thảo.
Chủ đề 5
Dạy học các yếu tố hình học trong Toán lớp 5
I. Mục tiêu
Học xong chủ đề này, học viên cần:
- Xác định được nội dung và mức độ dạy học các yếu tố hình học (YTHH) ở lớp 5.
- Phân tích được một số đặc điểm chủ yếu về nội dung dạy học các YTHH ở lớp 5, từ đó lựa chọn được các PPDH phù hợp với từng loại nội dung và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- Linh hoạt, tự tin, chủ động trong chuẩn bị kế hoạch dạy học từng bài và trong tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập.
II. Nguồn
1. Bộ SGK, SGV, Vở bài tập Toán lớp 5 của các tác giả: Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy, Lê Tiến Thành, Kiều Đức Thành (NXB Giáo dục, Hà Nội 2006)
2. Các băng hình minh họa (trích đoạn hoặc toàn bộ tiết học) một số dạng bài về các nội dung dạy học về YTHH.
III. Quá trình
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung và PPDH các yếu tố hình học trong Toán lớp 5
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc và tìm hiểu về mục tiêu, nội dung dạy học về các YTHH trong các tài liệu: SGK, SGV Toán ớp 5.
Nhiệm vụ 2: Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn về các vấn đề sau:
- Mục tiêu dạy học các YTHH ở lớp 5.
- Nội dung và phương pháp dạy học các YTHH ở lớp 5.
- Đặc điểm nội dung dạy học các YTHH trong Toán lớp 5.
Nhiệm vụ 3: Xem băng hình và thảo luận theo tài liệu hướng dẫn học băng hình.
Nhiệm vụ 4: Học viên tự soạn một vài kế hoạch bài học (giáo án) rồi trình bày hoặc dạy thử trong nhóm (lớp).
Thông tin phản hồi
1. Mục tiêu dạy học " Các YTHH" ở lớp 5
Dạy học các yếu tố hình học trong Toán lớp 5 nhằm giúp HS:
- Nhận biết hình tam giác, biết tính diện tích hình tam giác;
- Nhận biết hình thang, biết tính diện tích hình thang.
- Nhận biết hình tròn, đường tròn. Biết tính chu vi và diện tích hình tròn.
b) Nhận biết hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
c) Nhận biết hình trụ và hình cầu.
d) Biết tính diện tích của một số hình bằng cách chia hình đã cho thành các hình đã biết cách tính diện tích.
2. Đặc điểm nội dung dạy học các YTHH ở lớp 5
1) Kế thừa, hoàn thiện nội dung về “Các YTHH” của Toán lớp 5 CCGD. Cụ thể:
a) Ngoài việc giới thiệu mới hoặc bổ sung, hệ thống hóa các đặc diểm của một số hình phẳng (hình tam giác, hình thang, hình tròn), Toán lớp 5 giới thiệu một số hình không gian như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu;
b) Bổ sung một số nội dung có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống như: +) Giới thiệu hình cầu; +) Thực hành tính diện tích (ruộng đất); +) Coi “Biểu đồ hình quạt” như một cách để biểu diễn số liệu thống kê.
Đồng thời lược bớt nội dung nào có thể chưa phù hợp với trình độ nhận thức hoặc HS sẽ được học kĩ hơn trong chương trình THCS. Ví dụ, Toán lớp 5 (mới) chỉ giữ lại nội dung “Giới thiệu hình trụ” mà lược bớt nội dung “Thể tích hình trụ” của Toán lớp 5 CCGD.
2) Tăng cường các bài toán có nội dung thực tế; các bài toán phát triển trí tưởng tưọng không gian (nhận dạng hình, vị trí trong không gian, hình khai triển...)
3) Hình học vẫn được bố trí thành chương riêng. Nội dung dạy học được triển khai theo các hình. Các đại lượng hình học và các bài toán có nội dung hình học được gắn với các hình cụ thể.
Tuy nhiên, phần ôn tập được kết cấu theo vấn đề, ví dụ ôn tập về chu vi và diện tích (đối với hình phẳng); diện tích và thể tích (đối với hình không gian).
3. Một số vấn đề về phương pháp dạy học.
1) Dạy học các hình hình học và đặc điểm của nó
Việc hình thành biểu tượng về các hình hình học thực hiện tương tự như đã làm từ ở
các lớp duới.
a) Ví dụ 1: Hình thang
- GV cho HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra hình ảnh của hình thang. Sau đó HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
- GV cho HS tìm những ví dụ trong thực tế có hình ảnh là hình thang hoặc sử dụng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để lắp ghép hình thang.
- Dưói sự hướng dẫn của GV, HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang rồi tự phát hiện các đặc điểm của hình thang.
b) Ví dụ 2: Hình tròn, đường tròn.
ở lớp 3 HS đã được làm quen với “hình tròn”; tâm, bán kính, đường kính của một hình tròn và biết cách sử dụng com pa để vẽ một hình tròn, tuy nhiên HS chưa được giới thiệu về “đường tròn”.
Để giới thiệu cho HS lớp 5 đồng thời cả về “hình tròn” và “đường tròn”. GV có thể tiến hành như sau:
- GV đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói:”Đây là hình tròn”.
- HS dùng com pa vẽ trên giấy (GV vẽ trên bảng) một đường tròn và GV giới thiệu: ”Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn”.
- HS tự tạo dựng một vài bán kính trên hình tròn vừa vẽ; quan sát, tìm tòi và phát hiện
đặc điểm:” Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau”.
- HS tự tạo dựng một đường kính của hình tròn, quan sát và nêu lại đặc điểm: ”Đường kính dài gấp hai lần bán kính”.
Việc phân biệt đường tròn và hình tròn là cần thiết để chuẩn bị cho HS học về tính chu vi và diện tích của hình tròn.
2) Dạy học các đại lượng hình học (chu vi, diện tích, thể tích).
Việc dạy học các đại lượng hình học có thể được thực hiện theo một tiến trình gồm các bước sau:
- Hình thành biểu tượng về đại lượng hình học (mà HS cần lĩnh hội).
- Hình thành qui tắc hay công thức tính (gắn với các hình cụ thể).
- Hiểu, nhớ, vận dụng (theo cả chiều xuôi và chiều ngược lại) các qui tắc và công thức tính (điều này có liên quan đến việc vận dụng các yếu tố đại số).
- Hệ thống hoá các công thức và qui tắc tính toán (liên quan chặt chẽ đến việc củng cố các kĩ năng số học)
Chú ý: khi dạy bài mới, tuỳ từng hình cụ thể mà nêu lên cả qui tắc lẫn công thức hoặc chỉ một trong hai dạng đó; nhưng khi ôn tập thì tiến hành hệ thống hoá tất cả các công thức.
Ví dụ: khi dạy về diện tích các hình tam giác, hình thang, hình tròn hoặc thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương thì cần nêu cả qui tắc lẫn công thức tính diện tích (hoặc thể tích) của các hình. Nhưng khi dạy về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương thì chỉ phát biểu qui tắc tính mà không nêu công thức tính.
GV cần lưu ý là: ở lớp 4 HS đã biết cách xây dựng qui tắc tính diện tích hình chữ nhật và dựa vào đó để xây dựng các công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi. Tương tự như vậy khi xây dựng công thức tính diện tích hình tam giác ở lớp 5. Tuy nhiên, với hình tròn, Toán lớp 5 yêu cầu HS công nhận ngay công thức tính diện tích (đây là điểm khác biệt so với Toán lớp 5 CCGD). Nhưng khi học về “Diện tích xung quanh (và diện tích toàn phần) của hình hộp chữ nhật (hoặc hình lập phương)", GV không nên “áp đặt” ngay các công thức tính mà nên tổ chức cho HS tự khám phá, tự xây dựng các công thức tính dựa trên hình khai triển của hình hộp chữ nhật. Để đạt mục đích này, GV có thể tiến hành theo các bước như sau:
- Hướng dẫn HS quan sát mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh và nhận biết:”Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật”.
- HS tự tìm cách tính dựa trên nhận xét nói trên. HS có thể nêu lên ba hướng tính: +) Lần lượt tính diện tích của từng mặt bên rồi cộng các kết quả lại.
+) Dựa trên nhận xét: các mặt bên đằng trước và đằng sau; bên trái và bên phải có diện tích bằng nhau từng đôi một, nên để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta chỉ việc tính diện tích của từng cặp mặt mà thôi.