Quán Triệt Quan Điểm Phổ Cập Giáo Dục Có Chất Lượng Ở Tiểu Học

cố cho các kiến thức số học (đặc biệt là số thập phân và các phép tính với số thập phân),...

- Các nội dung giáo dục khác (như những vấn đề đang được quan tâm về tự nhiên, xã hội gần gũi với cuộc sống của HS tiểu học) được tích hợp với các nội dung toán học, tạo điều kiện cho HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng của Toán 5 để thực hành phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống hằng ngày, góp phần thực hiện học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn,...

3. Quán triệt quan điểm phổ cập giáo dục có chất lượng ở Tiểu học

Nội dung và phương pháp dạy học Toán 5, đặc biệt là mức độ cần đạt của từng nội dung, đã được lựa chọn, thử nghiệm, rà soát, kiểm tra, điều chỉnh liên tục nhiều vòng (từ năm học 2001 – 2002 đến năm học 2005 – 2006) sao cho:

- Toán 5 chỉ bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất, thiết thực nhất, phù hợp với chương trình môn Toán ở lớp 5, phù hợp với trình độ nhận thức và điều kiện học tập của các đối tượng học sinh lớp 5.

- Mọi học sinh phát triển bình thường (kể cả những học sinh có hoàn cảnh khó khăn) nếu học tập chuyên cần, có sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ hợp lí, đúng mức của nhà trường, gia đình, cộng đồng đều có thể thành công trong học tập Toán lớp 5.

- Toán lớp 5 đem lại mức chất lượng giáo dục cơ bản về môn Toán ở tầm cao hơn trước cho mọi đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện sự bình đẳng trong giáo dục tiểu học.

Thực tế dạy học, kiểm tra kết quả học tập Toán lớp 5 liên tục trong 5 năm thử nghiệm ở 429 trường tiểu học của 12 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền khác nhau trong cả nước đã xác nhận tính khả thi cao và tính hiệu quả cao của nội dung và phương pháp dạy học Toán 5, khẳng định nhiều ưu điểm nổi bật của dạy học Toán 5 theo Chương trình Tiểu học mới. Có được các kết quả đó vì Toán 5 đã quán triệt quan điểm phổ cập giáo dục có chất lượng ở Tiểu học (như đã nêu ở trên).

IV. Sản phẩm

1. Bảng tóm tắt mục tiêu dạy học và yêu cầu cơ bản cần đạt của môn Toán lớp 5.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

2. Biên bản ghi chép kết quả trao đổi ý kiến về các vấn đề nêu trong hoạt động 2 của nhiệm vụ 2 (đặc điểm chung của chương trình và SGK môn Toán lớp 5).

Chủ đề 2

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 14

Dạy học số học trong toán lớp 5 I Mục tiêu Học xong chủ đề này học viên 1

Dạy học số học trong toán lớp 5


I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên cần:

- Xác định được nội dung và mức độ dạy học số học ở lớp 5.

- Phân tích được một số đặc điểm chủ yếu về nội dung dạy học số học ở lớp 5, từ đó lựa chọn được các PPDH phù hợp với từng loại nội dung và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Linh hoạt, tự tin, chủ động trong chuẩn bị kế hoạch dạy học từng bài và trong tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập.

II. Nguồn

1. Bộ SGK, SGV, Vở bài tập Toán lớp 5 của các tác giả: Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy, Lê Tiến Thành, Kiều Đức Thành (NXB Giáo dục, Hà Nội 2006)

2. Các băng hình minh họa (trích đoạn hoặc toàn bộ tiết học) một số dạng bài về các nội dung số học.

III. Quá trình

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu dạy học số học ở lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Đọc và tìm hiểu về mục tiêu dạy học mạch kiến 2Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Đọc và tìm hiểu về mục tiêu dạy học mạch kiến thức số học trong các tài liệu: SGK, SGV Toán lớp 5.

Nhiệm vụ 2 Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn về mục tiêu dạy học mạch 3

Nhiệm vụ 2: Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn về mục tiêu dạy học mạch kiến thức số học


Thông tin phản hồi

Mục tiêu dạy học Số học ở lớp 5:

Dạy học Số học trong Toán lớp 5 nhằm giúp HS:

1) - Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị cho việc học số thập phân.

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng về số tự nhiên và phân số; về các phép tính với số tự nhiên và phân số.

2) - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập phân.

- Biết thực hành tính (cộng, trừ, nhân, chia) với các số thập phân (kết quả phép tính là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân);

- Biết tính giá trị biểu thức có đến ba dấu phép tính; Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính; Biết vận dụng một số tính chất của các phép tính để tính một cách hợp lí; nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10,100, 1000,....

3) Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm nội dung và PPDH Về phân số

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Đọc và ghi chép nội dung dạy học về phân số trong các 4Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Đọc và ghi chép nội dung dạy học về phân số trong các tài liệu: SGK Toán 5; SGV Toán 5.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn về các vấn đề sau:

- Nội dung dạy học chủ đề phân số ở lớp 5.

- Đặc điểm nội dung dạy học chủ đề phân số trong Toán 5.

Nhiệm vụ 3 Học viên tự soạn một vài kế hoạch bài học giáo án rồi trình 5

Nhiệm vụ 3: Học viên tự soạn một vài kế hoạch bài học (giáo án) rồi trình bày hoặc dạy thử trong nhóm (lớp).


Thông tin phản hồi

1. Dạy học về Phân số ở lớp 5

Sự phát triển của nội dung dạy học phân số trong Chương trình Tiểu học mới có thể chia thành 3 bước như sau:

- Bước 1 (ở học kì II lớp 2 và ở lớp 3): Chuẩn bị cho học sinh bước đầu làm quen


với các phần bằng nhau của đơn vị như:


nhưng chưa nêu tên gọi “phân số”.

1 , 1 ,

2 3

1 , 1 (ở lớp 2) và 1 ,

4 5 6

1 , 1 ,

7 8

1 (ở lớp 3)

9

ở bước này, học sinh nhận ra các phần bằng nhau của đơn vị nhờ hình ảnh trực quan và hoạt động “chia thành các phần bằng nhau (khi học các bảng chia). Chẳng hạn:

Chia một tấm bìa hình vuông thành 4 phần bằng nhau. Mỗi phần nhận được là “Một phần tư” của

Hình

hình vuông. “Một phần tư” viết là:

1 (Hoạt động này 4

HS đã được làm quen khi đọc bảng chia 4).


- Bước 2 (ở học kì II lớp 4): Chính thức dạy học phân số theo mức độ rất đơn giản như giới thiệu về phân số (chủ yếu là các “phân số thực sự” (phân số có tử số bé hơn mẫu số); phân số bằng nhau; rút gọn phân số; qui đồng mẫu số các phân số; so sánh hai phân số; các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; tìm phân số của một số.

Các nội dung nêu trên đều được giới thiệu trên cơ sở đã có những hiểu biết ban đầu về các phần bằng nhau của đơn vị và dựa vào các hình ảnh trực quan gần gũi với học sinh.

- Bước 3 (ở đầu học kì I của lớp 5): Ôn tập, bổ sung, hệ thống hoá toàn bộ nội dung dạy học phân số ở Tiểu học để:

Củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản về phân số và các phép tính với phân số.

Khẳng định mức độ dạy học các kiến thức và kĩ năng cơ bản về phân số và các phép tính với phân số: chủ yếu là các nội dung đơn giản, phù hợp với mức độ cần đạt nêu trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở lớp 4 và lớp 5.

Bổ sung về phân số thập phân, hỗn số nhằm hoàn chỉnh nội dung dạy học phân số ở Tiểu học và chuẩn bị cho dạy học số thập phân.

2. Dạy học về Hỗn số ở lớp 5

Nội dung dạy học hỗn số trong Toán lớp 5 gồm:

1. Hình thành khái niệm hỗn số: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng mô hình trực quan (đã có trong Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 5 hoặc có thể tự làm theo hình vẽ của SGK để nhận ra, chẳng hạn:

- 2 3 là cách viết gọn lại của 2 và 4

3 hoặc của 2 + 3 . 4 4

- Hỗn số gồm có phần nguyên và phần phân số (Chẳng hạn 2 3 là hỗn số, 2 3

phần nguyên là 2, phần phân số là

.

4

3 ); phần phân số bao giờ cũng bé hơn đơn vị 4

4

3 <1

4

- Cách đọc, viết hỗn số (xem Toán 5, trang 125).

2. Hướng dẫn cách chuyển hỗn số thành phân số

Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng mô hình trực quan để nhận ra, chẳng hạn:

2 5 = 2 + 5 =

2x8 5 21

8 8 8 8

Tức là 2 5 =

2x8 5 21

8 8 8

Từ đó, học sinh có thể tự nêu dưới dạng khái quát cách chuyển một hỗn số thành phân số (xem Toán lớp 5 trang 13).

3. Hướng dẫn chuyển một số phân số thập phân thành hỗn số, chẳng hạn

162 =

10

16 2 (xem Toán lớp 5, trang 38 và trang 39).

10

Chú ý:

- Về sắp xếp 3 nội dung trên:

Sách giáo khoa Toán 5 sắp xếp nội dung 1 và nội dung 2 trong hai tiết học liền nhau để phục vụ cho hình thành bước đầu khái niệm hỗn số, và chứng tỏ hỗn số là cách viết khác của các phân số có tử số lớn hơn mẫu số, tức là hỗn số là một bộ phận của các phân số đã học.

Nội dung 3 sắp xếp tách riêng hai nội dung trên và trình bày dưới dạng bài tập vì SGK Toán 5 chỉ mới dừng ở mức độ “tối thiểu”, phục vụ cho chuyển một số phân số thập phân (có tử số lớn hơn mẫu số) thành số thập phân.

- Về nội dung 3:

Có thể “mở rộng” nội dung thành bài học về chuyển một số phân số có tử số lớn


hơn mẫu số thành hỗn số (tương tự như chuyển


162 thành 16 10


2 ). Nhưng như trên đã 10

lưu ý, SGK Toán lớp 5 chỉ chọn mức “tối thiểu”, tức là chỉ hướng dẫn (dưới dạng bài tập)

chuyển một số phân số thập phân thành hỗn số để phục vụ cho chuyển một số phân số thập phân (có tử số lớn hơn mẫu số) thành số thập phân.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm nội dung và PPDH Về số Thập phân và các phép tính với số Thập phân

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Đọc và ghi chép nội dung dạy học về số thập phân và 6Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Đọc và ghi chép nội dung dạy học về số thập phân và các phép tính với số thập phân trong các tài liệu: SGK, SGV Toán lớp 5.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn về các vấn đề sau:

- Nội dung dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân ở lớp 5.

- Đặc điểm nội dung dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân trong Toán 5.

Nhiệm vụ 3: Xem băng hình và thảo luận theo tài liệu hướng dẫn học băng hình.

Nhiệm vụ 4 Học viên tự soạn một vài kế hoạch bài học giáo án rồi trình 7

Nhiệm vụ 4: Học viên tự soạn một vài kế hoạch bài học (giáo án) rồi trình bày hoặc dạy thử trong nhóm (lớp).


Thông tin phản hồi

1. Giới thiệu khái niệm số thập phân, đọc viết, so sánh các số thập phân.

1. Toán lớp 5 giới thiệu khái niệm số thập phân trên cơ sở những kiến thức rất cơ bản đã trang bị cho học sinh về số tự nhiên, phân số, số đo độ dài (tức là sử dụng phối hợp các kiến thức về số và đại lượng). Với cách giới thiệu như vậy thì:

- Có thể nêu các tình huống thực tế gần gũi với học sinh lớp 5 để từ đó dẫn dắt tới nhu cầu làm xuất hiện số thập phân.

Ví dụ: Khi đo độ dài một đoạn thẳng được số đo là 2m 34cm, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh suy nghĩ để tìm cách chuyển 2m 34cm thành số đo độ dài chỉ có một đơn vị là mét. Tìm hiểu và giải quyết vấn đề này sẽ giúp học sinh nhận ra rằng cần phải có “loại số mới” để viết vào chỗ chấm sao cho: 2m 34cm = ...m.

- Có thể huy động những kiến thức và kinh nghiệm của học sinh trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến sự xuất hiện của số thập phân.

Ví dụ: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh huy động các kiến thức về số và đại lượng để chuyển 2m 34cm thành số đo có một tên đơn vị đo là mét như sau:

2m 34cm = 2m + 34cm


= 2m +

34 m = 2 34 m

100 100

Đây là cơ sở rất quan trọng để giới thiệu "loại số mới", chẳng hạn: giới thiệu 2,34 từ trường hợp 2m 34cm.

2. Toán 5 giới thiệu số thập phân với tư cách là sự mở rộng của số tự nhiên.

- Từ lớp 1 đến lớp 4 học sinh được học các số tự nhiên; từ số có một chữ số đến số có hai, ba chữ số...; rồi đến số có nhiều chữ số. Như thế, nếu xuất phát từ hàng đơn vị thì từ lớp 1 đến lớp 4 học sinh được học các số tự nhiên ngày càng có nhiều chữ số ở bên trái hàng đơn vị.

- Với sự chuẩn bị các kiến thức đơn giản về phân số (trong đó có phân số thập phân, hỗn số) thì có thể giới thiệu số thập phân là sự mở rộng của các số tự nhiên "về bên phải hàng đơn vị" nhờ có dấu phẩy ngăn cách phần nguyên (biểu thị dưới dạng số tự nhiên) và phần thập phân (cũng viết dưới dạng số tự nhiên nhưng biểu thị những "phần mười”, "phần trăm", "phần nghìn", ... của đơn vị).

3. Với quan niệm như vậy nên Toán lớp 5 đã giới thiệu số thập phân lần lượt như

sau:

- Dựa vào kết quả phép đo độ dài và các kiến thức đã học về số tự nhiên, phân số

để giới thiệu một số ví dụ về số thập phân, trong đó có:

Những số thập phân liên quan trực tiếp đến các "hàng" ở phần thập phân của số thập phân như 0,1; 0,01; 0,001; ... rồi 0,5; 0,07; 0,009; ...

Một số dạng đơn giản của số thập phân với phần nguyên gồm các chữ số ở bên trái dấu phẩy, phần thập phân gồm các chữ số ở bên phải dấu phẩy. Chẳng hạn: 2,7; 8,56; 90,638; 0,195; ...

- Giới thiệu các "hàng" của số thập phân; cách đọc, cách viết số thập phân; cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

- Giới thiệu về số thập phân bằng nhau và cách so sánh hai số thập phân.

4. Phối hợp giữa dạy học một cách "tường minh" trong các tiết dạy học bài mới và dạy học không "tường minh" trong các tiết thực hành, luyện tập, ôn tập của sách giáo khoa Toán 5 sẽ đem lại cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản liên quan đến khái niệm số thập phân như sau:

a) Về kiến thức

- Củng cố cách đọc, viết phân số thập phân; hỗn số.

- Nhận biết được và biết cách đọc, cách viết số thập phân; phân biệt được và nêu

được phần nguyên, phần thập phân của số thập phân.

- Nhận biết được đặc điểm của các số thập phân bằng nhau và biết qui tắc so sánh hai số thập phân; biết được rằng cho một số nhóm các số thập phân thì bao giờ cũng sắp xếp được nhóm đó theo thứ tự xác định.

- Nhận biết được giữa hai số thập phân bao giờ cũng có số thập phân khác.

Chẳng hạn: Tìm một số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm, sao cho 0,1 <

... < 0,2.

b) Về kĩ năng

- Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân.

- Biết chuyển hỗn số thành phân số.

- Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

- Biết xác định giá trị (theo vị trí) của các chữ số trong một số thập phân.

- Biết đọc, viết số thập phân.

- Biết so sánh hai số thập phân.

- Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.

2. Các phép tính với số thập phân

Cấu tạo nội dung dạy học về cả bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với số thập phân trong sách giáo khoa Toán 5 đều thống nhất như sau:

1. Nêu một tình huống thực tế (dưới dạng một ví dụ, một bài toán), khi giải quyết vấn đề của tình huống đó đòi hỏi phải thực hiện phép tính (cộng hoặc trừ, nhân, chia) với số thập phân.

2. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các kiến thức đã học (về số, đại lượng…) để chuyển phép tính với số thập phân về phép tính với số tự nhiên, tìm kết quả phép tính với số tự nhiên, rồi chuyển thành kết quả tính với số thập phân.

3. Giới thiệu cách đặt tính và cách tính với số thập phân (với ý nghĩa là sự “mở rộng” theo kiểu “tương tự” kĩ thuật tính tương ứng của các số tự nhiên).

Có thể nêu sơ đồ về cấu tạo nội dung phép tính với số thập phân trong sách giáo khoa Toán 5 như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2023