Nội Dung Dạy Học Về "thời Gian"

chứa” hay về “sự chiếm chỗ" trong không gian của một đồ vật), qua đó làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của đại lượng thể tích như:

- Nếu hình này nằm trọn trong hình kia thì thể tích hình này bé hơn thể tích hình kia (trong SGK vẽ hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật và nói: thể tích hình lập

phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương).

- Một hình P được tách thành hai hình M, N thì thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M, N.

- Hai hình có hình dạng khác nhau có thể có thể tích bằng nhau (Toán 5- trang 114).


Tiếp theo cần giúp HS bước đầu nhận biết về "Số đo thể tích" của một hình thông qua việc đếm số "hình lập phương nhỏ" lấp đầy hình đó (trong trường hợp các hình đơn giản).

b) Nhận biết đơn vị đo thể tích: cm3; dm3; m3.

Ta có thể so sánh thể tích của hai hình bằng cách so sánh trực tiếp “sức chứa” của hai hình này. Tuy nhiên còn một cách khác là so sánh (gián tiếp) thông qua việc tính số đo thể tích của chúng. Muốn vậy trước hết cần xác định một đơn vị đo thể tích, tức là xác định một hình mà số đo thể tích của nó được lấy làm đơn vị đo. Vì vậy, người ta chọn thể

tích của hình lập phương có cạnh là 1 đơn vị độ dài (1cm, 1dm hay 1m) làm đơn vị đo thể tích (1cm3 , 1dm3 hay 1m3 ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

GV cần giúp HS biết đọc, viết đúng các số đo thể tích. Ví dụ:

+) Đọc các số đo thể tích: 15 cm3 ; 205 dm3 ; 25/100 m3 ; 0,911 m3 .

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 16

+) Viết các số đo thể tích: Bảy nghìn hai trăm mét khối; Một phần tám mét khối; Không phẩy không năm mét khối.

Chú ý giúp HS tránh sai lầm khi viết số đo thể tích lẫn với số đo diện tích.


c) Toán lớp 5 tập trung giới thiệu các đơn vị đo thể tích thường dùng (cm3 , dm3 , m3); quan hệ giữa các đơn vị đó và sắp xếp chúng thành một bảng. Thông qua bảng cần giúp HS nhận xét: "Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền và bằng

1/1000 đơn vị lớn hơn tiếp liền”. Ngoài ra HS cần biết vận dụng quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích để thực hiện các bài tập đơn giản trong chuyển đổi các số đo thể tích.

Ví dụ: +) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối: 1cm3 ; 5,216 m3 ; 0,22 m3

+) Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét khối: 6m3 272 dm3 ; 2105 dm3 ; 3m3 82 dm3 .

Ngoài ra khi có điều kiện, GV cũng nên giới thiệu cho HS biết: 1lít = 1dm3

trong thực tiễn người ta thờng sử dụng lít là đơn vị để đo dung tích của một chất lỏng hoặc đo thể tích của một dụng cụ đựng chất lỏng.

d) Lỉên quan đến các đơn vị đo thể tích là việc tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Toán 5 giới thiệu một số dạng toán như:

+) Ví dụ 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật biết chiều dài 5cm; chiều rộng 4cm; chiều cao 9cm . (Dạng "trực tiếp")

+) Ví dụ 2: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có thể tích 1,8m3. Đáy bể có chiều dài 1,5m , chiều rộng 0,8m. Tính chiều cao của bể. (Dạng "gián tiếp")

+) Ví dụ 3: (Toán lớp 5 - tr.156): Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước đo ở trong lòng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3m, chiều cao 2,5m. Biết rằng 80% thể tích của bể đang chứa nước. Hỏi: a) Trong bể có bao nhiêu lít nớc ? (1l = 1dm3); b) Mức nước chứa trong bể cao bao nhiêu mét ? (Dạng bài có nội dung liên hệ với thực tế đời sống).

Lưu ý HS việc thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với số đo thể tích cũng giống như việc thực hiện các phép tính với các số tự nhiên hoặc số thập phân đã học.

2.4. Nội dung dạy học về "Thời gian"

a) Đến lớp 4, HS được giới thiệu tương đối hoàn chỉnh về các đơn vị đo thời gian và các quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. Toán 5 giới thiệu "Bảng đơn vị đo thời gian" như là một cách hệ thống hoá các đơn vị đo thời gian thường dùng và vận dụng bảng trong thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

Đặc điểm của mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian là không chuyển đổi theo hệ đếm cơ số 10, các đơn vị tiếp liền không hơn, kém nhau cùng một số lần. Để giúp HS khắc phục khó khăn này khi chuyển đổi đơn vị đo thời gian, GV cần hệ thống hoá các mối liên hệ cơ bản như: 1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 1 thế kỉ = 100

năm; 1 năm = 12 tháng, 1 tuần lễ = 7 ngày.


b) Toán lớp 5 tiếp tục giúp HS củng cố nhận biết thời điểm và khoảng thời gian thông qua: +) Các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của HS, kết hợp với việc xem lịch, xem đồng hồ; +) Giới thiệu thời điểm xảy ra các sự kiện lịch sử, ví dụ: năm công bố một số phát minh vĩ đại trong lịch sử loài người nh: đầu máy xe lửa (1804); máy tính điện tử (1946); vệ tinh nhân tạo (1957)

+) Cách xác định khoảng thời gian: xác định hai thời đIểm đầu và cuối khoảng thời gian ấy rồi tìm hiệu của chúng. Ví dụ: Năm 1492, nhà thám hiểm Cri-xtô-phơ Cô-lôm- bô phát hiện ra châu Mỹ. Năm 1961, I-u-ri Ga-ga-rin là ngời đầu tiên bay vào vũ trụ. Hỏi hai sự kiên trên cách nhau bao nhiêu năm ? (Toán lớp 5- tr.134).

Hoặc: “Một xe ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B, khởi hành vào lúc 9 giờ sáng. Hỏi xe ô tô

đó đến B vào lúc mấy giờ, biết rằng xe chạy từ A đến B hết 6 giờ ?”.


c) Thực hiện phép tính với số đo thời gian


GV cần chú ý rèn luyện cho HS cách thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với các số đo thời gian.

Cộng các số đo thời gian


Để thực hiện phép cộng các số đo thời gian:


- Đối với các số đo có một tên đơn vị đo: HS làm giống như đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân.

Ví dụ: 3 giờ + 14 giờ = 17 giờ; 3,4 ngày + 1,6 ngày = 5 ngày.


- Đối với các số đo có hai tên đơn vị đo: HS có thể lần lượt tiến hành các thao tác: +) Đặt tính theo cột dọc (mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo); +) Cộng giống như với các số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị đo ở từng nhóm ; +) Nếu kết quả một nhóm nào đó vợt quá đơn vị của mình thì tiến hành chuyển đổi và kết luận.

Ví dụ: 2 giờ 37 phút


+ 5 giờ 46 phút


7 giờ 83 phút


Vì 83 phút = 1 giờ 23 phút nên 7 giờ 83 phút = 8 giờ 23 phút.


Vậy: 2 giờ 37 phút + 5 giờ 46 phút = 8 giờ 23 phút.


Trong trờng hợp các số đo có hai tên đơn vị đo, sách Toán lớp 5 giới thiệu lần lượt từ đơn giản đến phức tạp, trước hết giới thiệu những phép cộng có tổng các số đo với đơn vị là giây (phút) không vượt quá 60, còn tổng các số đo với đơn vị là giờ thì không vượt quá 24.

Ví dụ: 2 giờ 35 phút 10 phút 15 giây 2 ngày 3 giờ


+ 5 giờ 23 phút + 5 phút 31 giây + 5 ngày 17 giờ Sau đó giới thiệu những phép cộng phức tạp hơn.

Ví dụ: 2 giờ 37 phút 22 phút 58 giây 7 năm 9 tháng


+ 5 giờ 46 phút + 23 phút 25 giây + 5 năm 6 tháng


8 giờ 23 phút 46 phút 23 giây 13 năm 3 tháng


Trừ các số đo thời gian


Cũng giống như với phép cộng, trong trường hợp trừ các số đo có hai tên đơn vị đo, HS có thể lần lượt tiến hành các thao tác: +) Đặt tính theo cột dọc (mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo); +) Trừ giống như với các số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị đo ở từng nhóm ; +) Nếu số đo của hàng trên không trừ được cho số đo của hàng dưới thì phải chuyển một đơn vị của hàng cao hơn liền trước sang để có thể trừ được.

Ví dụ: 3 phút 20 giây 2 phút 80 giây


- 2 phút 45 giây đổi thành - 2 phút 45 giây


46 phút 23 giây 0 phút 35 giây


Trớc khi nêu các trường hợp phức tạp GV nên cho HS thực hiện các phép trừ có dạng, ví dụ: 1giờ - 25 phút; 2phút – 37 giây; 12 ngày – 1ngày 7 giờ.

Để thực hiện phép tính nhân (chia) một số đo thời gian với (cho) một số, HS có thể lần lượt tiến hành các thao tác: +) Viết số đo thời gian tham gia phép tính theo từng nhóm đơn vị ; +) Nhân (hoặc chia) từng nhóm đơn vị ở thừa số (hoặc số bị chia) với số nhân hoặc chia; +) Nếu có một nhóm nào đó vượt quá đơn vị của mình thì tiến hành chuyển đổi và kết luận.

Ví dụ: 1giờ 10 phút 3 giờ 15 phút

x 3 x 5


3giờ 30 phút 15 giờ 75 phút


15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút


2.5. Nội dung dạy học về "Vận tốc"

a) Hình thành biểu tượng về vận tốc

Trong quá trình hình thành biểu tượng về “vận tốc”, SGK Toán 5 đã sử dụng hai thuật ngữ: “vận tốc trung bình” và “vận tốc”.

Trước hết, thông qua tình huống thực tế SGK Toán 5 giúp HS nhận biết về “vận tốc trung bình”: “Một ô tô đi quãng đường dài 170 km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?”.

Kết quả bài toán cho biết, trung bình mỗi giờ ô tô đi đợc 42,5 km hay vận tốc trung bình của ô tô là 42,5 km. Như thế “vận tốc trung bình” cho biết: một vật chuyển động luôn đi được một quãng đường như nhau trong cùng một đơn vị thời gian, hay vận tốc trung bình là một số không thay đổi (khi tính theo cùng một đơn vị thời gian).

Nhưng không có một chuyển động nào “lí tưởng” như vậy, chẳng hạn ô tô chạy có lúc nhanh lúc chậm, thậm chí có lúc phải dừng lại. Nghĩa là trong cùng một đơn vị thời gian ô tô đi được những quãng đường khác nhau. Vì vậy, khái niệm “vận tốc trung bình” không phản ánh đúng thực chất quá trình chuyển động của một vật trong thực tế. Tuy nhiên, để phù hợp với trình độ nhận thức của HS, người ta chỉ xem xét, nghiên cứu các chuyển động thẳng đều, nghĩa là vật chuyển động luôn đi được một quãng đường như nhau trong cùng một đơn vị thời gian và coi vận tốc trung bình như một đại lượng đặc tr- ưng cho quá trình chuyển động này.

Với ý nghĩa đó, Toán 5 giới thiệu cho HS khái niệm vận tốc như là vận tốc trung bình, cụ thể: “vận tốc trung bình, hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,5 km giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ”.

b) Cách tính vận tốc, công thức tính vận tốc

Dựa trên biểu tượng về khái niệm”vận tốc” như đã nói ở trên, Toán 5 giúp HS nhận biết cách tính vận tốc: ”Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian”.

Sau đó nêu công thức tính vận tốc: Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có thể viết:

v = s : t


Ví dụ: Một người chạy được 60 m trong 10 giây. Vận tốc chạy của ngời đó là: 60 : 10

= 6 (m/giây).


Qua việc tính vận tốc, HS được củng cố thêm hiểu biết“vận tốc” của một chuyển

động thẳng đều chính là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.


c) Đơn vị đo vận tốc và quan hệ giữa các đơn vị đó.

Các đơn vị đo vận tốc được giới thiệu ở Toán lớp 5 là: km/giờ; m/phút và m/giây.


Cần giúp HS biết đọc, viết đúng các số đo vận tốc. Ví dụ: vận tốc của ô tô là bốn m- ươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ, tránh viết sai, chẳng hạn 42,5 km giờ. (Chú ý tuy đọc là: ki-lô-mét giờ nhưng viết tắt là km/giờ)

Ngoài ra GV cũng nên chú ý tới một số dạng bài tập liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo vận tốc, chẳng hạn:

Ví dụ 1: +) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m/giây: 480m/phút; 90m/phút

+) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m/ phút: 48km/giờ; 7,2km/giờ

+) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là km/giờ:


70m/phút; 5m/giây.

Ví dụ 2 (Toán lớp 5- tr.144): Một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút.

Tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/giờ.


Ví dụ 3 (Toán lớp 5- tr.144): Một xe ngựa đi quãng đường 15,75km hết 1giờ 45phút.

Tính vận tốc của xe ngựa với đơn vị đo là m/phút.


d) Lỉên quan đến “vận tốc” là việc giải các bài toán về “Chuyển động đều”. Toán 5 giới thiệu một số dạng toán về “Chuyển động đều”như: Tính vận tốc; Tính quãng đường; Tính thời gian; Chuyển động ngược chiều; Chuyển động cùng chiều đuổi nhau.

Ví dụ: +) Một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ trong 2giờ 30 phút. Tính quãng

đường người đó đã đi được.


+) Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 42km. Tính thời gian đi hết quãng đường đó của ca nô.

e) Liên quan đến vận tốc, ngoài việc chú ý giới thiệu các bài toán có nội dung liên hệ với thực tế đời sống, trong một số bài tập Toán 5 đã kết hợp cung cấp một số tư liệu, hiểu biết về tự nhiên - xã hội . Ví dụ: Cá heo có thể bơi với vận tốc 72km/giờ; Báo gấm có thể chạy với vận tốc 120km/giờ...

IV. Sản phẩm

1. Bản liệt kê nội dung dạy học chủ đề "Đại lượng và đo đại lượng" ở lớp 5 (của cá nhân).

2. Biên bản ghi chép kết quả trao đổi ý kiến về: Đặc điểm nội dung dạy học chủ đề

"Đại lượng và đo đại lượng" trong Toán lớp 5.

3. Các kế hoạch dạy học các bài do học viên tự soạn thảo, chẳng hạn như các bài:

- Chu vi hình tròn.

- Diện tích hình thang.

- Cộng số đo thời gian.

- Vận tốc.

4. Dự 2 tiết dạy theo kế hoạch bài học đã soạn thảo. Đánh giá tiết dạy theo qui định hiện hành và ghi biên bản.


Chủ đề 4

Dạy học các yếu tố thống kê trong Toán lớp 5 I Mục tiêu Học xong chủ để 1

Dạy học các yếu tố thống kê trong Toán lớp 5


I. Mục tiêu

Học xong chủ để này, học viên cần:

- Xác định được nội dung và mức độ dạy học các yếu tố thống kê (YTTK) ở lớp 5.

- Phân tích được một số đặc điểm chủ yếu về nội dung dạy học các YTTK ở lớp 5, từ đó lựa chọn được các PPDH phù hợp với từng loại nội dung và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Linh hoạt, tự tin, chủ động trong chuẩn bị kế hoạch dạy học từng bài và trong tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập.

II. Nguồn

1. Bộ SGK, SGV, Vở bài tập Toán lớp 5 của các tác giả: Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy, Lê Tiến Thành, Kiều Đức Thành (NXB Giáo dục, Hà Nội 2006)

2. Các băng hình minh họa (trích đoạn hoặc toàn bộ tiết học) một số dạng bài về các nội dung dạy học về các YTTK.

III. Quá trình

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung và PPDH các yếu tố thống kê trong Toán lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Đọc và tìm hiểu về mục tiêu nội dung dạy học về 2Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Đọc và tìm hiểu về mục tiêu, nội dung dạy học về các YTTK trong các tài liệu: SGK, SGV Toán lớp 5.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn về các vấn đề sau:

- Mục tiêu dạy học các YTTK ở lớp 5.

- Nội dung và phương pháp dạy học các YTTK ở lớp 5.

- Đặc điểm nội dung dạy học các YTTK trong Toán lớp 5.

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí