của Việt Nam thì cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên, có thể đề xuất thực hiện một số nhóm các giải pháp chủ yếu sau:
3.3.1. Nhóm giải pháp về đổi mới tư duy trong thu hút FDI nhằm CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên
i) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên trong thu hút FDI nhằm CDCCKT
Nếu muốn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào tỉnh thông qua hình thức FDI thì trước hết cần phải có một cuộc cách mạng nhận thức. Từ các cấp lãnh cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp chính quyền cơ sở đều thống nhất trong đánh giá vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế của tỉnh. Cần phải xác định rõ ràng rằng, khi phát triển được thành phần kinh tế có vốn FDI thì chưa xét đến tầm ảnh hưởng cho toàn bộ nền kinh tế mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước cũng trở nên năng động hơn, hội nhập, thích nghi hơn với bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Muốn nhận thức được sâu, cần có sự phối hợp giữa tất cả các cơ quan quản lí, chính quyền các cấp, nhân dân cư trú trên địa bàn, các sở, ban ngành trực tiếp và gián tiếp liên quan để làm sao tạo nên một không khí hoà đồng, dễ chịu, tôn trọng lẫn nhau giữa hai phía, tạo nên sự yên tâm và thoả mái cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Cần phải củng cố nhận thức trong Lãnh đạo tỉnh thực hiện quan điểm trong đối xử bình đẳng giữa khu vực kinh tế có vốn FDI với các khu vực kinh tế khác trong tỉnh. Cụ thể là:
- Thường xuyên tổ chức gặp mặt các cơ quan quản lí chính quyền để quán triệt cụ thể quan điểm của tỉnh về vai trò của FDI đối với CDCCKT.
- Định kì tổ chức các hội thảo đánh giá tính hiệu quả, những đóng góp của khu vực FDI đối với CDCCKT và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Có những giải pháp tuyên truyền, với chế tài đủ mạnh, xử lí nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch, những hành vi phá hoại phi lí của những cá nhân lãnh đạo hoặc nhóm công dân đối với hoạt động FDI, tạo tâm lí không an tâm trong các nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 19
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 20
- Định Hướng Lựa Chọn Các Ưu Tiên Thu Hút Fdi Nhằm Cdcckt Của Tỉnh Thái Nguyên
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 23
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 24
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 25
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
ii) Coi trọng việc đổi mới công tác xúc tiến đầu tư để thu hút FDI hướng vào CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên
Công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện, theo một kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Trước hết, cần xác định xúc tiến đầu tư, cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, các sở, ban ngành và chính quyền tỉnh Thái Nguyên.
Các sở, Ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch ngành, địa phương.
Trên cơ sở quy hoạch các ngành, vùng kinh tế và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đã được duyệt, cần có kế hoạch chủ động vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty và nhà đầu tư có tiềm năng.
Các cơ quan của Tỉnh có liên quan cần tổ chức, phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn đa quốc gia để có chính sách vận động thu hút FDI phù hợp; đồng thời nghiên cứu hệ thống luật pháp, chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực, của các địa phương khác để kịp thời có đối sách thích hợp trong môi trường cạnh tranh.
Một vấn đề hết sức quan trọng là cơ quan quản lý của Tỉnh cần phối hợp, tập trung chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động hiện nay, giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh, đó là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng tại tỉnh Thái Nguyên.
Thực tiễn của quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế, về cơ bản kinh tế Việt Nam sớm hội nhập vào xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới, trong đó có lĩnh vực FDI. Trong quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng thị trường, FDI chẳng những được xem như là bộ phận cấu thành hữu cơ mang tính mặc nhiên của kinh tế thị trường, mà trên thực tế còn có sức ép rất lớn của tình trạng thiếu hụt gay gắt về vốn đầu tư do nguồn viện trợ quan trọng trước đây từ hệ thống XHCN chấm
dứt, trong khi nhu cầu gia tăng tốc độ công nghiệp hóa để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế lại được đặt ra một cách cấp thiết. Vì thế, hoạt động đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được coi trọng hiện nay. Để nâng cao hiệu quả công tác này, trước hết cần lập chương trình hành động quốc gia về xúc tiến FDI đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Tiếp theo cần đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, từng lĩnh vực và từng đối tượng của Tỉnh. Đồng thời cần tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Sở, ngành thuộc Tỉnh và các cơ quan đại diện ở một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động, xúc tiến FDI đối với từng dự án, từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là TNCs.
Lập quỹ xúc tiến đầu tư nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến, vận động đầu tư hàng năm theo hướng trích 1% từ nguồn đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI để trang trải công tác vận động xúc tiến đầu tư của Tỉnh.
Đối với Nhà nước cần phải rà soát các cam kết quốc tế của Việt Nam như Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường năng lực cạnh tranh, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ... đảm bảo thực thi các cam kết đúng hạn và có hiệu quả.
Tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện xã hội hóa và quốc tế hóa công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài. Cần có cơ chế, chính sách để thu hút FDI là công việc của nhiều thành phần kinh tế, của các tổ chức, của các cá nhân trong và ngoài tỉnh. Có những ngành nghề mà vai trò của các cá nhân rất quan trọng trong việc thu hút FDI khi thương hiệu của doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của những chuyên gia trình độ cao như các ngành y tế, giáo dục, các lĩnh vực có công nghệ nguồn, công nghệ cao. Nhiều khi mối quan hệ cá nhân lại giải quyết được nhiều vấn đề, nhất là tiếp xúc với các cộng đồng doanh nghiệp có tiếng nói quan trọng ở các nước phát triển.
Mỗi doanh nghiệp trong nước hay của nước ngoài đang hoạt động ở Thái Nguyên cũng cần chủ động tiếp xúc với các đối tác nước ngoài của mình, đưa ra các
triển vọng đầu tư, thuyết phục các đối tác nước ngoài cùng liên doanh, liên kết với mình hay thành lập các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau hoạt động ở Việt Nam.
Cần khai thác tốt lực lượng người Việt Nam có am hiểu về mảnh đất và con người Thái Nguyên đang định cư ở nước ngoài trong thu hút FDI. Đó là một lực lượng đáng kể có hiểu biết về truyền thống văn hóa Việt Nam và các nước khác, và họ là cầu nối rất tốt để giới thiệu môi trường và hình ảnh đầu tư.
Đặc biệt cần có cơ chế, chính sách để các tổ chức nước ngoài tham gia vào các hoạt động xúc tiến FDI ở Thái Nguyên.
Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài, tăng cường sự tiếp xúc của Lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp FDI. Nâng cấp trang thông tin điện tử về FDI, cập nhật và nâng cao chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga ...).
Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
3.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác quy hoạch, hệ thống văn bản luật pháp và tạo cơ chế chính sách để khuyến khích thu hút FDI nhằm CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên
i) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành, vùng và thành phần kinh tế để thu hút FDI nhằm CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên
Quy hoạch FDI phải là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực chung của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vốn và các nguồn lực trong nước, nguồn lực bên ngoài (vốn FPI, vốn FDI) trên cơ sở phát huy cao độ nội lực, bảo hộ hợp lý nền sản xuất của Tỉnh, phù hợp với quy tắc của WTO và thông lệ quốc tế, gắn với tiến trình hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế trong tỉnh. Việc quy hoạch thu hút vốn FDI ngay từ đầu cần phải gắn với phát huy nội lực (gồm có vốn, tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật đã tích lũy được cùng
với nguồn tài nguyên chưa sử dụng, nguồn lực con người, lợi thế về vị trí địa lý và chính trị) của Thái Nguyên; phát huy được lợi thế so sánh của sản phẩm, hàng hóa tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập KTQT.
Xây dựng quy hoạch phát triển ngành, vùng, thành phần kinh tế của Tỉnh phải gắn với mỗi ngành, có xem xét đến từng vùng, mỗi địa bàn, ưu tiên phát triển các có lợi thế so sánh, đồng thời tăng cường thu hút các dự án có công nghệ phù hợp, đầu tư vào những ngành mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên như là: Công nghiệp nặng, dịch vụ du lịch.
Rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể đối với từng ngành kết hợp với vùng - địa bàn, đặc biệt là các nhóm ngành lớn của nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên và góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tích cực với nội dung sau:
- Xây dựng dữ liệu về tiềm năng và thế mạnh của vùng trong Tỉnh, qua điều tra khảo sát về nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, ...
- Công bố danh mục những sản phẩm tỉnh Thái Nguyên có thể tự sản xuất.
- Công bố danh mục các dự án cần kêu gọi vốn FDI theo hình thức đầu tư khác nhau, trên cơ sở dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường, dự kiến quy mô, công suất, đối tác trong và ngoài nước, địa điểm, tiến độ thực hiện và các chính sách khuyến khích, ưu đãi... để làm cơ sở cho xúc tiến đầu tư. Tránh tình trạng như hiện tại ở Thái Nguyên đó là thu hút vốn FDI đã khó, nhưng giải ngân còn khó hơn; đồng thời khắc phục hiện tượng có một số lĩnh vực, một số địa bàn, một số ngành thì thiếu vốn trầm trọng, trong khi một số khác thì lại “bội thực” vốn FDI; đây cùng là hiện tượng mà trong năm 2007, 2008 ở cả nước đã gặp phải.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, thành phần và vùng kinh tế theo hướng xóa bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong tỉnh, tạo điều kiện cho khu vực có vốn FDI tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển các ngành, vùng kinh tế. Công tác quy hoạch cần phải có sự đổi mới, trước hết là cần phải điều chỉnh quy hoạch một số ngành và lĩnh vực trong Tỉnh như là: xi măng, sắt thép, nước giải khát, viễn thông, theo hướng loại bỏ bớt các hạn chế đối với FDI phù hợp với các cam kết
quốc tế song và đa phương. Ban hành các quy hoạch phát triển các ngành còn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án thuộc lĩnh vực này. Điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên có thể chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng KCN trong trường hợp đã lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp hiện có.
Trên cơ sở rà soát, sửa đổi, bổ sung Danh mục dự án kêu gọi vốn FDI giai đoạn 2005-2010, lập Danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn FDI giai đoạn 2010- 2015 theo hướng khuyến khích các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI vào Thái Nguyên.
Quy hoạch là một công việc rất quan trọng nhằm thu hút FDI đúng hướng, đúng mục đích góp phần CDCCKT. Quy hoạch tốt sẽ tránh tình trạng mất cân đối trong cơ cấu FDI, tránh được hiện tượng sử dụng đất sai mục đích, làm mất đi diện tích đất màu mỡ trong sản xuất nông nghiệp, đất rừng - đây là lĩnh vực Thái Nguyên đang có lợi thế cạnh tranh trong xu thế khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu.
ii) Tạo cơ chế ưu đãi và khuyến khích hơn nữa để thu hút FDI vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng và ngành kinh tế có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao nhưng đang thiếu vốn
Trước hết, cần phải xác định ngành kinh tế mũi nhọn là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, là ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành kinh tế khác, là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Đồng thời, là ngành khai thác các thế mạnh đặc biệt của tỉnh, việc phát triển các ngành này sẽ giúp khả năng cạnh tranh cao và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác, ngành mũi nhọn là ngành sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, có trình độ công nghệ cao, phù hợp với xu thế thời đại.
Đối với Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng như hiện nay, đó là các ngành sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, các ngành có định hướng xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu cao, các ngành tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam
trên thị trường thế giới như chế biến nông - lâm - thủy sản xuất khẩu, công nghiệp điện tử, phần mềm tin học, hóa dầu,...
Trong thời gian quan, mặc dù Nhà nước liên tục điều chỉnh mức ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành mà ta có lợi thế về nguyên liệu và lao động... nhưng thực tế, các ưu đãi nói trên vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời, nhiều dự án trong lĩnh vực này gặp khó khăn, trở ngại trong thực hiện đầu tư, không đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, để tăng cường thu hút FDI vào các lĩnh vực và các địa bàn nói trên, cần điều chỉnh một số chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng sau:
- Thực hiện chính sách hỗ trợ các dự án FDI đầu tư sử dụng công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng trong tỉnh cao, đào tạo nhân lực, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giảm chi phí dự án nhằm tạo mọi thuận lợi cho dự án triển khai có hiệu quả, đảm bảo đem lại lợi nhuận cho nhà FDI.
- Chỉ thu tượng trưng tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp trong khuôn khổ dự án kêu gọi vốn đầu tư góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo ngành gắn với vùng kinh tế, đặc biệt tại các địa bàn kinh tế thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện phát triển kinh tế khó khăn của tỉnh Thái Nguyên.
Đối với từng ngành và từng vùng, do vị trí và tầm quan trọng đặc thù của chúng cho nên các giải pháp được đề xuất cũng có tính cụ thể.
Đối với ngành công nghiệp - xây dựng:
Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng tăng trưởng nhanh, có hiệu quả, có sức cạnh tranh. Điều chỉnh sản xuất một số ngành công nghiệp hiện đang có tình trạng không có sức cạnh tranh; tăng các ngành chế tác và sản xuất vật liệu mới, các sản phẩm xuất khẩu.
Ngành công nghiệp là một ngành truyền thống và có thế mạnh đặc biệt của Thái Nguyên, là ngành có vai trò chủ yếu đối với vấn đề giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động trong tỉnh.
Ưu tiên hơn nữa ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như: công nghiệp điện tử, viễn thông, tin học (nhất là công nghiệp phần mềm)...
Khuyến khích thu hút FDI nhằm phát triển những ngành trọng điểm và mũi nhọn bao gồm những lĩnh vực sau đây:
- Một là, những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như: dệt may, chế biến gỗ lắp ráp cơ khí và điện tử...). Về mặt xã hội, việc phát triển nhóm ngành này vừa phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực, vừa góp phần giải tỏa sức ép về lao động, thúc đẩy phân công lại lao động ở nông thôn.
- Hai là, lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản. Xét trong quan hệ liên ngành, việc phát triển nhóm ngành này tạo ra thị trường rộng lớn cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, thúc đẩy CDCCKT trên cơ sở khai thác lợi thế và tài nguyên sinh học đa dạng của tỉnh Thái Nguyên. Những vấn đề quan trọng cần giải quyết để phát triển nhóm ngành này là thu hút FDI để đưa ứng dụng công nghệ sinh học trong các ngành sản xuất nguyên liệu; đổi mới công nghệ chế biến bảo đảm chất lượng và vệ sinh công nghiệp theo đúng yêu cầu thị trường...
- Ba là, lĩnh vực thuộc phân ngành công nghiệp cơ bản. Trong nhóm này, cần tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực cơ khí chế tạo có lựa chọn, khai thác và đi dần vào chế biến gỗ; cán thép; vật liệu xây dựng; kể cả vật liệu mới.
- Bốn là, lĩnh vực công nghệ cao là biểu hiện của việc thực hiện từng bước chuẩn bị để phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trọng điểm phát triển lĩnh vực này cần tập trung vào công nghiệp điện tử (gồm cả sản xuất linh kiện và lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng và điện tử công nghiệp), công nghệ thông tin (gồm cả sản xuất phần cứng và phần mềm), công nghệ tự động hóa (với các chương trình phần mềm và các thiết bị cơ - điện tử), công nghệ y tế kỹ thuật cao và công nghệ sinh học.
Để đảm bảo được vai trò mũi nhọn của chúng, cần phải có biện pháp ưu đãi đặc biệt về thuế, tiền thuế từ các TNCs có công nghệ nguồn; định hướng phát triển có trọng điểm vào những sản phẩm nhanh chóng tạo thế cạnh tranh trên thị trường... FDI cho ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên cần tập trung thu hút những dự án đầu tư chiều sâu, tăng cường bổ sung công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp, trước hết là các ngành công
nghiệp có lợi thế cạnh tranh.