Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 17


họ chuyển giao công nghệ trung bình tiên tiến vào tỉnh Thái Nguyên. Nếu tỉnh Thái Nguyên không thận trọng dễ dẫn đến nguy cơ trở thành bãi rác công nghiệp hoặc ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phát triển kém bền vững. Mặt khác, tỉnh Thái Nguyên đang thiếu một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có đủ trình độ để giám định, xác định công nghệ phù hợp với ngành công nghiệp – xây dựng của tỉnh; chủ yếu hoạt động chuyển giao công nghệ là do phía nước ngoài tư vấn và thực hiện.

vii) Những hạn chế trong thu hút FDI nhằm CDCCKT ngành dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên

Có thể nói FDI vào ngành dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số thành tựu quan trọng góp phần CDCCKT, FDI sẽ còn được thu hút mạnh vào ngành dịch vụ khi đang thực thi lộ trình mở cửa lĩnh vực này trong khuôn khổ cam kết của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Đây là ngành sẽ phát triển mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng cao như du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khai thác mạng dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ điện tử - tin học. Thực tế giai đoạn 1993-2009, FDI vào ngành dịch vụ chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố và những địa phương có cơ sở hạ tầng tốt như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương… còn lại đối với tỉnh Thái Nguyên rất khiêm tốn, trong khi đó chủ yếu tập trung ở Thành phố Thái Nguyên. Điều này làm cho CDCCKT theo vùng bị hạn chế.

Việc phát triển mạnh FDI vào lĩnh vực dịch vụ mà không tuân thủ theo lộ trình thì với những tiềm lực tài chính, kinh nghiệm,… mạnh hơn hẳn của các công ty nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ đó sẽ nhanh chóng rơi vào tay các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, có những ngành dịch vụ với quy mô phát triển nhanh chóng mà tỉnh Thái Nguyên không lường trước được như lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, thị trường chứng khoán, …cần có lộ trình phát triển để các doanh nghiệp trong tỉnh làm quen với các lĩnh vực dịch vụ mới này để có khả năng khai thác và cung ứng hiệu quả hơn.


FDI vào ngành dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên còn rất hạn chế cả về số dự án lẫn quy mô các dự án FDI, các dịch vụ mới, dịch vụ chất lượng cao chưa được chú trọng, CCKT ngành dịch vụ chuyển dịch chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên, cơ chế chính sách thu hút FDI vào ngành dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên còn chưa rõ và chưa có lộ trình cụ thể. Một số cam kết quốc tế trong kinh doanh dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên chưa có đủ điều kiện và khả năng thực hiện. Chưa tạo ra được những sản phẩm dịch vụ đặc thù vùng miền để thu hút FDI hướng vào CDCCKT. Ngược lại, khi ngành dịch vụ chất lượng cao phát triển sẽ tạo điều kiện đáp ứng cho các Nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư, làm việc và sinh sống tại Thái Nguyên, góp phần tạo động lực thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên một cách mạnh mẽ hơn nhằm CDCCKT.

Cùng với lộ trình của cả nước đang trong quá trình chuyển đổi, tỉnh Thái Nguyên cần có chiến lược mở cửa thị trường dịch vụ theo một lộ trình nhất định, thực hiện CNH, HĐH đất nước. Thị trường dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên hiện nay chủ yếu định hướng vào các công ty và người tiêu dùng nội địa, nên các công ty trong tỉnh cần được tạo điều kiện để có khả năng đảm nhận được những dịch vụ trọng yếu, đáp ứng được yêu cầu của các Nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời mở rộng hình thức FDI vào ngành dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên. Như vậy mới bảo đảm được tiến trình thu hút FDI hướng vào CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên một cách bền vững

viii) Những hạn chế trong thu hút FDI nhằm CDCCKT ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Hệ thống luật pháp của cả nước nói chung, cơ chế và chính sách của tỉnh Thái Nguyên nói riêng để điều chỉnh hoạt động FDI đối với ngành nông nghiệp còn chắp vá, hay thay đổi, nhất là trong quản lý đất đai, các chế độ ưu đãi, công tác quy hoạch trong nông nghiệp… đã làm ảnh hưởng tới sự hấp dẫn đối với thu hút FDI nhằm CDCCKT ngành nông nghiệp góp phần CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

So với các ngành khác, số lượng các dự án FDI trong ngành nông nghiệp bị giải thể của tỉnh Thái Nguyên chiếm tỷ lệ cao. Hơn nữa, hoạt động FDI vào ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên những năm qua chỉ chủ yếu chú trọng khai thác


Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 17

tiềm năng đất đai, sức lao động,… chưa thực sự quan tâm chú trọng đầu tư mạnh vào chế biến nông sản xuất - xuất khẩu rau, quả, tạo cây, con giống có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện của địa phương góp phần CDCCKT nội bộ ngành nông nghiệp.

Đa số dự án FDI trong ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên có quy mô vốn nhỏ, phổ biến dưới 5 triệu USD, phân bố rất không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Nhìn chung, nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh.

Trong các doanh nghiệp FDI trong ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, vốn góp pháp định của phía Việt Nam thường rất nhỏ, chỉ khoảng 30% (trong đó 70% là giá trị quyền sử dụng đất) và nhà xưởng, thiết bị sẵn có nên thường bị phía đối tác coi nhẹ, lấn lướt, đẩy vào thế bị động, không kiểm soát được tình hình. Việc nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị để tạo tài sản cố định hoặc bao tiêu sản phẩm thường do phía nước ngoài đảm nhiệm, tự quyết định số lượng, chủng loại, phẩm cấp, giá cả. Do đó, gây nên sự nghi ngờ về tính chính xác của phía tỉnh Thái Nguyên. Thực tế cho thấy, phần lớn đều bị khai tăng phẩm cấp và giá cả. Mặt khác, khi góp vốn, đối tác phía địa phương cũng thường khai tăng giá trị thực của tài sản lên nhiều lần. Những việc làm thiếu trung thực của cả hai phía dẫn đến khó khăn, phức tạp trong tính toán hiệu quả kinh tế tài chính của doanh nghiệp FDI của tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, quan hệ phối hợp, cộng tác giữa các bên liên doanh chưa được giải quyết tốt, thiếu sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, thường xẩy ra bất đồng, mâu thuẫn trong tổ chức, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu quả hoạt động liên doanh của tỉnh Thái Nguyên. Trong khi hiệu quả của FDI trong ngành nông nghiệp thường cao hơn các ngành khác ở Thái Nguyên (thể hiện chỉ số ICOR thấp), nhưng FDI vào ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự được chú trọng và có định hướng rõ ràng.

Vẫn còn các dự án FDI trong ngành nông nghiệp hoạt động đạt hiệu quả thấp hoặc nhiều năm thua lỗ, xu hướng chuyển doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng thể hiện rõ nét và tăng lên qua các năm.

Như vậy, ngoài những ưu điểm thì thu hút FDI nhằm CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính những hạn chế này đã làm cho CCKT


của tỉnh Thái Nguyên dưới sự tác động của FDI và các nhân tố khác chưa chuyển dịch tối ưu và bền vững, chưa đạt được mục tiêu của CCKT theo sự vận động của quy luật kinh tế thị trường.

2.3.4. Những nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Những hạn chế trong thu hút FDI hướng vào CDCCKT ở trên của tỉnh Thái Nguyên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận thấy do các nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan.

i) Nguyên nhân chủ quan

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ phía tỉnh Thái Nguyên bao gồm từ việc nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, cơ chế chính sách của tỉnh, công tác quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng... cho đến các nguyên nhân từ phía các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân của tỉnh tham gia trực tiếp trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI hướng vào CDCCKT, cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác quy hoạch trong thu hút FDI theo ngành kinh tế, theo vùng, theo thành phần kinh tế và theo sản phẩm của tỉnh chưa rõ ràng và hợp lý, chưa chú trong công tác quy hoạch gắn với đặc thù vùng, miền; chưa có quy hoạch cụ thể về phát triển những sản phẩm đặc sản, chưa tạo ra được các đầu mối bao tiêu sản phẩm; nhiều sản phẩm phát triển tự phát, không có chiến lược lâu dài, không có thị trường tiêu thụ ổn định; vấn đề phát triển thị trường mới và củng cố thị trường truyền thống chưa được quan tâm thỏa đáng...

- Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành kinh tế còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong tỉnh, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Cơ cấu vốn FDI còn một số bất hợp lý. Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh mặc dù đã có chính sách ưu đãi nhất định, hệ số ICOR cao, nhưng FDI còn quá thấp và tỷ trọng vốn FDI đăng ký liên tục giảm. Tỷ trọng đầu tư ngành dịch vụ trong tỉnh còn thấp do chưa khuyến khích mạnh mẽ vào ngành này. Trong xu thế hội nhập KTQT và gia nhập WTO của Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, một số lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ đã thu hút FDI, tuy vậy chưa nhiều và tương xứng với phát triển quy mô nền kinh tế của tỉnh. Mặt khác, FDI


trong ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ còn mất cân đối; đòi hỏi phải có những điều chỉnh cơ cấu trong nội bộ từng ngành một cách hợp lý góp phần thu hút FDI nhằm CDCCKT trong nội bộ từng ngành, đáp ứng yêu cầu CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên.

- Các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) chưa phát triển lớn mạnh và có thực sự được quan tâm hình thành nhằm thu hút các dự án FDI. Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài không có định hướng để đầu tư vốn FDI, hiện tượng “quy hoạch treo”, “quy hoạch ngẫu hứng” vẫn xuất hiện mà chưa có sự phân tích, đánh giá một cách kỹ lưỡng, nhiều thời điểm có tình trạng quy hoạch chồng chéo, quy hoạch chồng lên quy hoạch. Một thực tế đã xuất hiện sự chệch hướng giữa quy hoạch của trung ương với tỉnh, giữa tỉnh với các huyện và giữa các vùng, ngành kinh tế của tỉnh.

Thứ hai, công tác dự báo trong thu hút FDI hướng vào CDCCKT của tỉnh còn nhiều hạn chế, nhiều thời điểm bị động và không phân định rõ đối tác FDI, chưa có định hướng cụ thể khuyến khích thu hút FDI theo các ngành, các sản phẩm mà tỉnh Thái Nguyên có nhiều lợi thế (như các ngành cơ khí chế tạo, ngành chế biến gỗ, ngành giấy, vật liệu xây dựng, sản xuất phôi thép, phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ vận tải, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ phần mềm, ...). Chưa xác định các ngành mũi nhọn, các đối tác trọng điểm để thu hút FDI hướng vào CDCCKT của tỉnh. Mục tiêu cơ cấu kinh tế đặt ra của tỉnh trong tương lai để phấn đấu chưa thực sự khách quan, tuỳ thuộc nhiều vào tính chủ quan của tỉnh, do vậy chưa thực sự gắn với sự vận động của cơ chế thị trường, điều này làm cho thu hút FDI hướng vào CDCCKT chưa thể hiện rõ nét.

Thứ ba, tỉnh Thái Nguyên chưa có được một đội ngũ chuyên gia giỏi, am hiểu rõ lĩnh vực chuyển giao khoa học công nghệ. Do vậy, việc đánh giá tính phù hợp và mức độ hiện đại của công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI chưa được đánh giá đúng mức, không đánh giá theo ngành, theo vùng kinh tế. Việc kiểm soát công nghệ hầu như chưa thực hiện được, chưa có sự đánh giá định kỳ đối với công nghệ của các dự án FDI. Điều này dẫn đến công nghệ được chuyển giao thông


qua FDI nhưng lại có tác động tiêu cực đến môi trường và làm cho CDCCKT của tỉnh không bền vững và không hiệu quả.

Thứ tư, nhận thức của một bộ phận đội ngũ lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về FDI với CDCCKT của tỉnh chưa rõ, chưa đúng đắn. Nhận thức là một quá trình lâu dài, việc thay đổi nhận thức và quan điểm của lãnh đạo rất khó, thực tế đội ngũ lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tuy đã đổi mới về tư duy, đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của FDI với CDCCKT bằng nhiều hành động và biện pháp thiết thực.

- Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận cán bộ lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự đổi mới, chưa quyết đoán và chưa thực sự giám nghĩ, giám làm. Tư tưởng và quan điểm của một số cán bộ làm công tác thu hút và triển khai các dự án FDI đôi khi chưa có tính thống nhất; các ngành, các cấp, các tổ chức và cán nhân có liên quan chưa thực sự phối hợp để chủ động trong thu hút FDI. Trong thực tế, tỉnh Thái Nguyên đã phải trả giá vì sự không quyết đoán của lãnh đạo nên đã dẫn đến nhiều dự án FDI đã dự định đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên nhưng không được thực hiện. Từ nhận thức đúng đắn của lãnh đạo tỉnh mới dẫn đến có các quan điểm và định hướng đúng đắn trong thu hút FDI nhằm CDCCKT của tỉnh một cách mạnh mẽ.

- Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường trong tỉnh theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức chung về FDI đều thống nhất như các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là “coi FDI là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác”. Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và tỉnh Thái Nguyên vẫn còn rất khác nhau và phân biệt giữa đầu tư trong nước và FDI, chưa thực sự coi FDI là thành phần kinh tế của tỉnh. Điều này thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn, …) cũng chưa thực sự cho phép FDI tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn FDI nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích FDI mà để trong tỉnh tự làm; những hành động và biểu hiện này có thể làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.


Thứ năm, về cơ chế chính sách và hành lang pháp lí của tỉnh Thái Nguyên để điều tiết FDI với CDCCKT. Để có thể thu hút FDI nhằm CDCCKT thì cần phải tạo ra được một hệ thống cơ chế chính sách và hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp. FDI hướng vào CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên mới bước đầu được quan tâm và được cụ thể hóa ở một số chính sách. Tuy nhiên, chính sách trong công tác quy hoạch ngành kinh tế, vùng kinh tế chưa thực sự đồng bộ và còn nhiều bất cập, quy hoạch của các địa phương trong tỉnh chưa ổn định, còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch ngành, cấp và tính khả thi thấp. Các mục tiêu về CCKT và phương hướng sử dụng các yếu tố cho CDCCKT của tỉnh chủ yếu dựa trên chỉ tiêu kế hoạch, mang nặng tính chủ quan, chưa chú ý đến quy luật vận động của nền kinh tế thị trường và việc tạo ra hành lang cơ chế, pháp lý để thu hút FDI nhằm CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự phù hợp. Chính sách trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã có phần lỗi thời không còn phù hợp với tình hình thực tế; quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế để định hướng thu hút FDI cũng chưa rõ ràng nên nhà đầu tư nước ngoài chưa yên tâm sản xuất và không mạnh dạn đầu tư. Đặc biệt là cơ chế, chính sách kêu gọi thu hút FDI vào các khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp tập trung (KCN) và khu công nghệ cao còn thiếu, chưa được cụ thể.

Thứ sáu, về các điều kiện để tiếp nhận vốn FDI và triển khai thực hiện hoạt động FDI nhằm CDCCKT chưa đáp ứng theo yêu cầu khách quan. Cụ thể, hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn yếu kém và thiếu, nhiều công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Việc đền bù giải phóng mặt bằng của một số công trình, dự án FDI lớn còn thực hiện quá chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư công trình. Từ đó, chưa tạo ra được yếu tố “hút” để các nhà đầu tư nước ngoài chủ động tìm đến tỉnh Thái Nguyên để đầu tư.

- Việc cải cách thủ tục hành chính triển khai còn chậm và còn nhiều yếu kém, có nhiều chính sách ưu đãi và tích cực cải thiện môi trường đầu tư nhưng tốc độ thu hút FDI còn chậm. Thủ tục hành chính còn phiền hà, nhiều khâu như thuê đất, giải phóng mặt bằng chưa được cải thiện, nhiều quy trình chung của tỉnh đã được phê chuẩn thực hiện nhưng nhiều cơ quan chưa có sự công khai quy trình nội


bộ, chưa công khai hoá đầu mối thụ lí công việc. Mặt khác, việc phối hợp giải quyết các công việc liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài của các cấp các ngành trong tỉnh chưa được chặt chẽ. Do vậy, có lúc có công việc bị ách tắc và giải quyết chậm chễ ở nhiều khâu.

- Công tác quảng bá tiềm năng và tuyên truyền về các cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh mới chỉ thực hiện trên các phương tiện truyền thông thông tin, chưa tổ chức được các cuộc xúc tiến đầu tư lớn để thu hút đầu tư từ bên ngoài và quảng bá môi trường đầu tư có bài bản. Các dịch vụ thông tin, viễn thông, ngân hàng, dịch vụ thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu còn yếu. Nguyên nhân quan trọng nhất là hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được chuyên nghiệp, chưa năng động và cũng chưa linh hoạt và chưa mang tính quốc tế vì vậy rất khó thu hút được các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài...

- Thái Nguyên vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc. Trong giai đoạn 1991-1996 tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm là 11,53% nhưng những năm gần đây tốc độ tăng trưởng lại giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở một số nước trong khu vực và những tác động khách quan khác, chỉ còn 9,14% giai đoạn năm 2001-2005; giai đoạn năm 2006-2010 đạt 11,04%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và chưa hợp lí, đầu tư dàn trải, chưa thấy rõ được vai trò của các ngành mà tỉnh có thế mạnh. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên thấp, các dịch vụ hỗ trợ cho triển khai các dự án FDI chưa có hoặc chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.

- Tỉnh chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu quốc tế, thương hiệu và năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp, đây cũng là một khó khăn lớn trong việc tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chất lượng thấp. Thể hiện hệ thống giao thông, bệnh viện, trường học, các nhà hàng, khách sạn chưa đạt chuẩn quốc tế; chưa có những dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống kho bãi, sân bay, bến cảng không có, ...

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 26/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí