Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 14


ra đối với các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên làm thế nào để thu hút được nhiều dự án FDI và các dự án có quy mô lớn.

Như vậy, vào thời điểm trước khi Khu công nghiệp Sông Công chính thức đi vào hoạt động, hầu hết các dự án FDI đều tập trung vào khu vực Thành phố Thái Nguyên, khu vực đông dân cư, khu vực có cơ sở hạ tầng tốt và những khu vực tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Các huyện, thị khác rất khó khăn trong việc thu hút các dự án FDI. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm vào những khu vực có nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên phong phú và trữ lượng lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Thái Nguyên cần phải điều chỉnh, bổ sung và thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt (theo quyết định 58/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ); đồng thời cần tăng cường các điều kiện ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài, đưa các dự án vào vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè - vốn là thế mạnh của Thái Nguyên, tăng cường củng cố hạ tầng cơ sở và có chiến lược thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ du lịch, du lịch truyền thống và du lịch sinh thái – đây cũng là lĩnh vực tiềm năng của Thái Nguyên.

2.2.3. Tác động của FDI tới CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2009, CCKT của tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch theo xu hướng giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp (từ 31,44 % xuống 22,46 %), tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp (từ 37,17 lên 40,62 %) và tăng nhẹ tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 35,39% lên 36,93%), trong khi vốn FDI đăng kí tăng lên từ năm 2001 đến 2004 và năm 2005 giảm, đặc biệt giảm mạnh xuống chỉ là 3,285 triệu USD vào năm 2006; các năm từ 2007 đến 2009 vốn FDI cũng tăng giảm không có quy luật (xem Bảng 2.5), điều này dẫn đến việc CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên cũng không theo quy luật, năm 2003 CCKT chuyển dịch mạnh nhất và năm 2008 CCKT chuyển dịch yếu nhất (xem Biểu đồ 2.11). Tác động của FDI tới CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác như: nguồn vốn khác (FPI, vốn trong nước, vốn ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội), lao động, công nghệ, cơ chế chính sách, mức độ hội nhập của nền kinh tế và


khả năng cạnh tranh đối với nền kinh tế của tỉnh. Để có thể thấy được vai trò tác động của FDI tới CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên qua các năm cần phải xem xét trên cơ sở hồi quy tương quan.

Bảng 2.11: Vốn FDI với cơ cấu kinh tế Thái Nguyên, từ 1993-2009



Năm

Số dự án

Vốn đăng kí (triệu

USD)

Vốn pháp định (triệu

USD)

Vốn thực hiện (triệu

USD)

Tỷ trọng ngành NL- TS trong

GDP (%)

Tỷ trọng ngành CN- XD trong

GDP (%)

Tỷ trọng ngành Dịch vụ trong

GDP (%)

1993-1999(*)

13

63,67

26,13

27,08

35

30

35

2000

1

0,2

0,1

0

33,68

30,37

35,95

2001

2

3,4

1,8

0,33

31,44

37,17

35,39

2002

2

3,11

1,27

0,8

30,99

34,59

34,42

2003

2

4,6

4,04

4,16

27,14

36,8

36,06

2004

4

148,1

44,63

4,12

26,87

38,5

34,63

2005

1

6,2

4,5

10,58

26,21

38,71

35,08

2006

5

3,285

1,98

17,59

24,72

38,76

36,52

2007

6

117,45

35,87

34,41

24

39,54

36,46

2008

2

3,86

3,86

40,28

23,98

39,78

36,24

2009

2

15,5

15,5

7,98

22,46

40,62

36,93

Tổng

40

369,375

139,68

147,33




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 14

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2007, 2008, 2009 [13]

FDI

Cơ cấu kinh tế ngành (%)

(*) : Tỷ trọng trung bình các ngành trong GDP


160

140

120

100

80

60

40

20

0

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

1993- 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

1999

Năm

Số dự án FDI

Vốn đăng kí (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD)

Tỷ trọng ngành NL-TS trong GDP (%) Tỷ trọng ngành CN-XD trong GDP (%)

Tỷ trọng ngành Dịch vụ trong GDP (%)

Biểu đồ 2.10: Quan hệ giữa vốn FDI với CCKT của Thái Nguyên, 1993-2009

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2007, 2008,2009 [13]


Vốn FDI qua các năm của tỉnh Thái Nguyên có sự thay đổi không theo quy luật, tốc độ CDCCKT cũng thay đổi không theo quy luật. Tuy nhiên, CCKT của tỉnh Thái Nguyên như đã đề cập ở trên, tỷ trọng ngành nông lâm - thủy sản (NL-TS) có xu hướng giảm nhẹ, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (CN-XD) có xu hướng tăng nhanh hơn ngành dịch vụ (DV), điều này cũng khẳng định trên cơ sở nguồn vốn FDI vào ngành CN-XD chiếm một tỷ trọng lớn. Nếu chỉ tính các dự án FDI còn hiệu lực thì từ năm 1993 đến năm 2009, số dự án đầu tư vào ngành CN-XD có 21 dự án trên 24 dự án còn hiệu lực (chiếm 87,5%) với số vốn đăng kí là 234,73 triệu USD chiếm gần 98% tổng số vốn đăng kí của các dự án còn hiệu lực. Vì vậy, có thể thấy do sự gia tăng vốn FDI vào ngành CN-XD nên CCKT nội bộ của ngành này dịch chuyển mạnh mẽ hơn các ngành khác.

Như vậy, ngoài sự tác động của các nhân tố khác thì FDI đã có tác động tới CDCCKT theo ngành của Thái Nguyên (xem Biểu đồ 2.10), thực tế ở trên đã khẳng định 75% CDCCKT theo ngành là phụ thuộc vào vốn (trong đó có vốn FDI). Trong giai đoạn 2006-2010, CCKT theo ngành của Thái Nguyên là công nghiệp: 45%; dịch vụ: 37%; nông, lâm nghiệp: 18% và tốc độ tăng GDP hàng năm tăng từ 10- 11%. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng từ 14%-15%; dịch vụ tăng 10%; nông

- lâm nghiệp tăng 5% đòi hỏi nguồn vốn FDI phải tăng lên và cần phải thực hiện tiếp nhận nguồn vốn này một cách có hiệu quả, tránh sự thiếu vốn cho CDCCKT; nhưng cũng cần phải có giải pháp để tránh “bội thực” về vốn FDI khi các điều kiện khác chưa kịp đáp ứng để chủ động tiếp nhận. Trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần phải huy động có hiệu quả vốn FDI để tiếp tục thực hiện CDCCKT một cách mạnh mẽ hơn nữa.

Để xem xét tác động của FDI tới CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên, sử dụng hệ số cosφ, trên cơ sở tính toán số liệu giai đoạn 1993 - 2009 (xem Bảng 2.12).

Nếu φ = 00: không có sự CDCCKT, nếu φ = 900: sự CDCCKT là lớn nhất;

nói cách khác, nếu cos φ = 1: sẽ không có sự CDCCKT và nếu cos φ = 0: CCKT dịch chuyển lớn nhất. Góc φ càng lớn (cos φ càng nhỏ) thì mức độ CDCCKT càng mạnh.


Bảng 2.12. FDI và tốc độ CDCCKT theo ngành của tỉnh Thái Nguyên



Năm


GDP (%)

Tỷ trọng trong GDP

(%)

Vốn FDI trong các

ngành kinh tế


Cos φ


φ (0)

Nông

nghiệp

Công

nghiệp

Dịch

vụ

đăng kí

(tr.USD)

thực hiện

(tr.USD)

1993-1999

100

35

30

35

63,67

27,08

2000

100

33,68

30,37

35,95

0,2

0

2001

100

31,44

37,17

35,39

3,4

0,33

0,993367

3036’

2002

100

30,99

34,59

34,42

3,11

0,8

0,999694

1025’

2003

100

27,14

36,8

36,06

4,6

4,16

0,996701

4039’

2004

100

26,87

38,5

34,63

148,1

4,12

0,999265

2012’

2005

100

26,21

38,71

35,08

6,2

10,58

0,999902

0048’

2006

100

24,72

38,76

36,52

3,285

17,59

0,999384

200,6’

2007

100

24

39,54

36,46

117,45

34,41

0,999841

101,2’

2008

100

23,98

39,78

36,24

3,86

40,28

0,999985

0019’

2009

100

22,46

40,62

36,93

15,5

7,98

0,999523

1046’

2010 (ước)

100

16,5

45

38,5

369,375

147,33

0,992802

6053’

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TN 2005, 2008,2009, Văn kiện Đại hội XVII-Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên và tính toán của tác giả

Như vậy, để đạt được mục tiêu về CCKT theo ngành ở tỉnh Thái Nguyên năm 2010 là nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 45% và dịch vụ chiếm 38,5%, trong khi CCKT (xem Bảng 2.12) thì tốc độ CDCCKT của Thái Nguyên năm 2009-2010 phải đạt 6053’, đây là một tốc độ rất cao (cao hơn nhiều so với tốc độ CDCCKT trung bình của Việt Nam giai đoạn 1997-2007 là 2,620) (tính toán căn cứ vào số liệu ở Phụ lục 19). Tuy nhiên, tốc độ CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2009 là rất thấp (hầu hết góc φ từ 0019’ đến dưới 40), duy nhất có năm 2003 tốc độ chuyển dịch tương ứng với góc φ trên 40, điều này cho thấy CCKT của tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch rất chậm so với đòi hỏi thực tế của nền kinh tế. Nếu tính tốc độ CDCCKT trung bình của Thái Nguyên giai đoạn 2001-2007 thì khoảng 2,030, thấp hơn so với tốc độ CDCCKT của cả nước (khoảng 2,620), mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng từ 10-12% còn của cả nước vào khoảng từ 8-8,3%. Điều này cho thấy hiệu quả và chất lượng của tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên không lớn, việc thu hút FDI còn có sự chênh lệch quá lớn giữa ngành công nghiệp


với nông nghiệp và dịch vụ, tuy FDI vào Thái Nguyên có tăng lên nhưng CCKT lại chuyển dịch chậm là do mất cân đối trong việc thực hiện FDI vào các ngành kinh tế (ngành công nghiệp thu hút FDI lớn nhất), nông nghiệp và dịch vụ hầu như không đáng kể, cũng có thể khẳng định CDCCKT của Thái Nguyên chậm là do vai trò tác động của FDI tới CDCCKT của Thái Nguyên chưa lớn, chưa rõ nét. Rõ ràng để xứng đáng với vị trí và tiềm năng của một tỉnh có lợi thế về công nghiệp và dịch vụ, phát triển kinh tế của tỉnh nhanh, bền vững và theo hướng hiện đại vào năm 2020 cùng với CCKT mục tiêu tính trên GDP (theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đặt ra đối với tỉnh Thái Nguyên) là 10% nông nghiệp, 47% công nghiệp và 43 % dịch vụ, CCKT được tạo ra bởi các ngành công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao thì cần phải có sự CDCCKT giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Thái Nguyên là 6054’.

Điều này đòi hỏi tỉnh Thái Nguyên phải khai thác nguồn lực với phương thức hợp lí, cần có những chính sách mạnh hơn để thu hút FDI nhằm CDCCKT. Tuy nhiên, CDCCKT của Thái Nguyên đặt ra đối với các ngành đặc biệt là các ngành lợi thế cạnh tranh lớn cho thấy CDCCKT của Thái Nguyên thời gian qua phần nào chưa phù hợp với chiều hướng chuyển dịch nói chung (chuyển dịch theo mục tiêu của tỉnh kết hợp với cơ chế thị trường). Cần tận dụng áp lực về mở cửa thị trường và cạnh tranh quốc tế trong thu hút FDI nhằm thúc đẩy CDCCKT mạnh mẽ hơn.

Để phân tích tác động của FDI tới CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên có thể sử dụng nhiều mô hình quan hệ khác nhau, như là: xem xét mối quan hệ thông qua tốc độ CDCCKT; xem xét mối tương quan giữa biến FDI và các biến độc lập khác như khoa học công nghệ (T), lao động (L), cơ chế chính sách,... đến biến phụ thuộc là CDCCKT thông qua mức độ CDCCKT; hoặc có thể sử dụng hàm Cobb-Douglas.

Vô2 n FDI (tr.USD)

Mư2 c đô CDCCKT

i) Xem xét mối tương quan giữa FDI với tốc độ CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1993 - 2009


160

140


120

100

80

60


40

20

0


2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm

5

4.5

4

Vốn đăng kí (tr.USD) Vốn thực hiện (tr.USD)

Cos φ

φ (0)

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0


Biểu đồ 2.11: Quan hệ giữa vốn FDI với mức độ CDCCKT của Thái Nguyên


Như vậy, mức độ CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1993 - 2009 có sự thay đổi không theo quy luật. Tuy vậy, có thể thấy mối quan hệ tác động của FDI tới mức độ CDCCKT (xem Biểu đồ 2.11) đó là, khi vốn FDI của năm trước tăng lên thì độ lớn của góc φ có xu hướng tăng lên hay cos φ có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ khi FDI tăng lên sẽ làm cho CCKT của tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch với mức độ tăng lên. Mặt khác, có thể thấy tỷ lệ giải ngân vốn FDI có quan hệ chặt chẽ với CDCCKT, bởi lẽ khi vốn FDI thực hiện lớn sẽ làm cho CCKT dịch chuyển mạnh các năm 2003, 2005 và 2009 (xem Biểu đồ 2.11 và Bảng 2.12).

ii) Xem xét sự tác động của FDI tới CCKT theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1993 - 2009 (sử dụng mô hình hồi quy đơn)

Bảng 2.13: Vốn FDI và mức độ CDCCKT (góc φ) của Thái Nguyên, 1993-2009



Năm

Số dự án

Vốn đăng kí (triệu USD)

Vốn pháp định (triệu USD)

Vốn thực hiện (triệu USD)


φ (0)

Số vốn Đăng kí tăng thêm (tr. USD)

Số vốn thực hiện tăng thêm (tr.USD)

1993-2000

14

63,87

26,23

27,08

0

0

0

2001

2

3,4

1,8

0,33

6,603

0

0

2002

2

3,11

1,27

0,8

1,418

0

0,47

2003

2

4,6

4,04

4,16

4,656

1,49

3,36

2004

4

148,1

44,63

4,12

2,197

143,5

0

2005

1

6,2

4,5

10,8

0,804

0

6,46

2006

5

3,285

1,98

17,9

2,011

0

7,01

2007

6

117,45

35,87

34,1

1,020

114,165

16,82

2008

2

3,86

3,86

40,8

0,317

0

5,87

2009

2

15,5

15,5

7,8

1,769

11,64

0

Tổng

40

369,375

139,68

147,33




Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TN 2005, 2008,2009 và tính toán của tác giả Một là, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định tương quan giữa vốn

FDI đăng kí tăng thêm và vốn FDI thực hiện tăng thêm với độ lớn của góc φ (0o≤φ

≤ 90o). Biến φ là biến phụ thuộc; biến k1 (vốn FDI đăng kí tăng thêm) và biến k2 ( vốn FDI thực hiện tăng thêm) là biến độc lập.


Vốn FDI đăng kí (biến độc lập: k1)

Vốn FDI thực hiện (biến độc lập: k2)

Tốc độ CDCCKT (biến phụ thuộc: φ)


Hình 2.1: Mô hình tương quan giữa vốn FDI với tốc độ CDCCKT

Thực hiện phân tích tương quan (correlation) ta sẽ có được kết quả (xem Phụ lục 21). Tuy nhiên, tác động của vốn FDI đăng kí đến tốc độ CDCCKT không phản ánh chính xác, do vậy chỉ xác định mối tương quan giữa vốn FDI thực hiện (biến k2) với tốc độ CDCCKT - hệ số cosφ (hay góc φ).

Mặt khác, do vốn FDI thực hiện của năm trước (năm n) sẽ quyết định đến tốc độ CDCCKT - hệ số cosφ (hay góc φ) của năm sau đó (năm n+1) và các năm tiếp theo, do vậy khi xác định mức độ tương quan sẽ sử dụng số liệu vốn k2 ở năm n tương ứng với hệ số cosφ (hay góc φ) ở năm (n+1) và các năm tiếp theo. Nhưng vì ở đây hệ số cosφ được sử dụng liên quan đến các thành phần trong CCKT ở hai năm liền nhau (năm n và năm n+1) nên chỉ xem xét sự tương quan giữa k2 ở năm n với hệ số cosφ (hay góc φ) ở năm (n+1) để có thể kết luận cho các năm sau. Sử dụng hồi quy tương quan với hỗ trợ của phần mềm SPSS version 13, sẽ có được kết quả tương quan (xem Phụ lục 21), từ kết quả đó phản ánh vốn thực hiện (k2) có mối tương quan đến tốc độ CDCCKT (góc φ) của tỉnh Thái Nguyên, cụ thể hệ số tương quan Pearson cho thấy, mối quan hệ giữa biến k2 và φ có quan hệ thuận chiều. Hệ số Pearson cho thấy hai biến này có quan hệ ở mức yếu (hay khi biến k1 tăng thì biến φ tăng và ngược lại). Hệ số tương quan Pearson giữa k1 và φ có ý nghĩa trong thống kê với giá trị báo cáo đạt 0,456 (nhỏ hơn 0,5).

Hai là, xem xét sự tác động của FDI tới CDCCKT thể hiện mối tương quan giữa vốn FDI đăng kí (v1) và vốn FDI thực hiện (v2) đến sự thay đổi tỷ trọng của các ngành trong GDP của Thái Nguyên, thể hiện mối quan hệ tương quan theo mô hình sau:


Vốn FDI đăng kí (biến độc lập: k1)

Vốn FDI thực hiện (biến độc lập: k2)

Tỷ trọng ngành NL-TS (biến phụ thuộc: NL-TS)

Tỷ trọng ngành CN-XD (biến phụ thuộc: CN-XD)

Tỷ trọng ngành DV (biến phụ thuộc: DV)


Hình 2.2: Mô hình tương quan giữa vốn FDI với tỷ trọng các ngành kinh tế Tuy nhiên, vốn FDI đăng ký tăng thêm ít có ảnh lớn tới mức độ CDCCKT,

do vậy có thể chỉ xem xét mối tương quan giữa vốn FDI thực hiện tăng thêm (k2) và mức độ CDCCKT và sự thay đổi tỷ trọng của các ngành trong GDP của tỉnh Thái Nguyên

Mối quan hệ tương quan này có thể xác định trên cơ sở ứng dụng phần mềm SPSS version 13 để xử lý số liệu (số liệu Bảng 2.13) và kết quả (xem Phụ lục 21).

- Mối quan hệ giữa vốn FDI đăng ký và tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế:

Vốn FDI đăng ký (k1) có mối tương quan dương (tương quan thuận) với tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế, giá trị kết quả đạt 0,115 có nghĩa là vốn FDI đăng ký có mối quan hệ tương quan với tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Giá trị kết quả xử lý số liệu cũng cho thấy hệ số tương quan giữa vốn FDI đăng ký với tỉ trọng ngành nông lâm – thủy sản (-0,110) và tỉ trọng ngành dịch vụ (-0,219) có mối tương quan âm (tương quan nghịch) hay sự tăng giảm của vốn FDI đăng ký và tỉ trọng ngành nông lâm – thủy sản, ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế của Thái Nguyên không cùng chiều (xem Phụ lục 21). Điều này có nghĩa là theo số liệu phân tích cho thấy, thực tế vốn FDI đăng kí ở tỉnh Thái Nguyên tăng lên làm cho CCKT chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm nhẹ tỷ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ, đây là một thực tế cho thấy sự mất cân đối trong thu hút FDI giữa các ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, ngành công nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2022