Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ1: Lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc 4

Biểu đồ 2: FDI của Trung Quốc vào ASEAN giai đoạn 1999-2006 34

Biểu đồ 3: Tỷ trọng vốn FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nước 40

Biểu đồ 4: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nước giai đoạn 1999-2002 42

Biểu đồ 5: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nước giai đoạn 2003-2006*45

Biểu đồ 6: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 1999-200648 Biểu đồ 7: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 1999- 2002 50

Biểu đồ 8: Tỷ trọng vốn FDI các ngành trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn 1999-2002 53

Biểu đồ 9: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 2003-200655 Biểu đồ 10: Tỷ trọng vốn FDI các ngành trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

2003-2005 .......................................................................................................59


1. Tính cấp thiết của đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước nhận đầu tư, giúp các nước nhận đầu tư hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đối với các nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam hiện nay thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng đóng vai trò to lớn.

Trong thời gian gần đây đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc có những bước đột phá ngoạn mục. Các doanh nghiệp của Trung Quốc được sự ủng hộ của Chính phủ trong chiến lược “vươn ra quốc tế” (going global) đang gia tăng nhanh chóng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh, Trung Quốc hứa hẹn sẽ là một nguồn cung vốn dồi dào cho các nước tiếp nhận đầu tư.

Các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với những lợi thế riêng có của mình là điểm đến tiềm năng cho nguồn vốn từ người láng giềng khổng lồ này. Là một thành viên của ASEAN, có những đặc điểm kinh tế tương đồng với các nước trong khu vực, cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc cũng đang rộng mở cho Việt Nam. Nghiên cứu các thành tựu cũng như phân tích các tồn tại trong hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước trong khu vực để đúc rút bài học và có những định hướng, giải pháp đúng đắn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp đầy tiềm năng này là một vấn đề cấp thiết cho Việt Nam hiện nay. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước ASEAN, khoá luận rút ra các bài học và đề ra các giải pháp giúp Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước ASEAN. Phạm vi nghiên cứu là kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc thu hút FDI từ Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2006. Bên cạnh đó, khóa luận còn xem xét vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong phạm vi từ năm 1991 đến quý I năm 2008.

4. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, bài viết còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê từ các bảng biểu, báo cáo, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn và đi từ tư duy trừu tượng đến hiện thực khách quan.

5. Nội dung của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các bảng biểu số liệu kèm theo, khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương I: Tổng quan về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, ASEAN và Việt Nam

Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước ASEAN giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2006

Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp tăng cường thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Thu Hiền - người đã chỉ bảo và hướng dẫn em tận tình để em có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng xin được chân thành cảm ơn toàn thể Ban lãnh đạo, giảng viên, và bộ phận thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 23 tháng 04 năm 2008

Sinh viên

Lương Thị Thương Thương

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC, ASEAN VÀ VIỆT NAM‌

I. XU HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC

Cùng với việc tăng cường thu hút FDI, trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách tích cực khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài khiến lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI: Outward Direct Investment) của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng.

1. Đặc điểm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc diễn biến không đều theo thời gian, có xu hướng tăng mạnh từ năm 2001, được thống trị bởi các doanh nghiệp Nhà nước, tuy nhiên vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng trở nên rõ nét. Các lĩnh vực mà nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm là thương mại – dịch vụ và khai mỏ.

1.1. ODI của Trung Quốc thay đổi qua từng thời kỳ và bắt đầu tăng mạnh từ năm 2001

Biểu đồ1: Lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc


Nguồn Morck Yeung Zhao 2007 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc 1

Nguồn: Morck, Yeung, Zhao (2007).

Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc thay đổi theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào mức độ quản lý của Nhà nước.

Từ năm 1979 đến năm 1985, Nhà nước Trung Quốc nắm độc quyền về ngoại thương và kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chỉ các công ty thương mại thuộc sở hữu nhà nước mới được cấp phép đầu tư với quy mô dự án đầu tư rất hạn chế. Trong cả thời kỳ từ 1979 đến 1985, tổng vốn ODI của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 200 triệu USD (Poncet, 2007).

Sang đến giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1991, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu công nhận hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong các lĩnh vực phi thương mại để tìm kiếm công nghệ, tài nguyên, thị trường và ngoại tệ, đồng thời Chính phủ Trung Quốc cũng nới lỏng các điều kiện cho phép các doanh nghiệp được đầu tư ra nước ngoài, khiến lượng vốn ODI trong giai đoạn này tăng nhanh, đạt khoảng 200 triệu USD/năm (Poncet, 2007).

Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000, lượng ODI của Trung Quốc đạt khoảng 700 triệu USD/năm do nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt từ phía Nhà nước trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài bị tổn thất nặng nề khiến Chính phủ Trung Quốc đã phải sử dụng nhiều biện pháp thắt chặt hoạt động đầu tư làm cho lượng ODI đã giảm đi đáng kể trong các năm 1999, 2000 (Poncet, 2007).

Kể từ năm 2001 đến nay, chính sách “vươn ra quốc tế” (going global) khuyến khích tất cả doanh nghiệp Trung Quốc có năng lực đầu tư ra nước ngoài, cùng hàng loạt các biện pháp hỗ trợ được Chính phủ đưa ra đã tạo nên những thay đổi thần kỳ cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc. Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001- 2005), vốn ODI của Trung Quốc hàng năm tăng trung bình trên 100%. Theo

thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM), năm 2006 lượng vốn ODI của Trung Quốc đạt 21,16 tỷ USD, đưa Trung Quốc lên hàng thứ 13 trong số các nước có lượng vốn ODI lớn nhất thế giới (chiếm 2,72% tổng lượng ODI toàn cầu). Tính đến cuối năm 2006, đã có hơn 5000 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài và xây dựng được hơn 10000 chi nhánh tại 172 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới (MOFCOM, 2006).

Có thể thấy rằng mặc dù hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đi sau các nước công nghiệp phát triển tới hơn một thế kỷ nhưng đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, hứa hẹn đưa Trung Quốc trở thành một nguồn cung vốn quốc tế quan trọng trong thời gian tới.

1.2. ODI chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp quốc doanh tuy nhiên vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang ngày càng mở rộng.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài thuộc đủ mọi loại hình tuy nhiên các doanh nghiệp quốc doanh đóng vị trí chủ đạo trong hầu hết quá trình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Năm 2003, các công ty Nhà nước vẫn duy trì vị trí đứng đầu, chiếm phần đáng kể nhất trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với 43% tổng lượng vốn ODI, tiếp đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 39%, còn các công ty tư nhân chỉ chiếm 12% (Deutsche Bank, 2006).

Tuy nhiên gần đây, xu hướng đưa vốn ra nước ngoài đang tăng lên ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2004, tỷ lệ vốn ODI của các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đã đạt 45%, còn công ty tư nhân đạt 14%, trong khi đó, tỷ lệ vốn ODI của doanh nghiệp quốc doanh đã giảm xuống chỉ còn 34% (Deutsche Bank, 2006). Có thể thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc.

1.3. ODI chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ và khai mỏ

ODI từ Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại – dịch vụ (bao gồm cho thuê tài chính, vận tải - giao nhận, bán buôn - bán lẻ, bất động sản và tài chính) và khai mỏ (đặc biệt là dầu khí, khoáng sản). Trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006, vốn ODI của 2 ngành này thường xuyên chiếm trên 85% tổng vốn ODI từ các doanh nghiệp Trung Quốc (MOFCOM, 2006). Tiếp đến là ngành sản xuất chế tạo với tỷ trọng vốn đầu tư khoảng 11%. Lượng vốn còn lại được đầu tư vào các ngành khác như nông nghiệp, công nghệ thông tin, xây dựng, y tế giáo dục...

Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, đầu tư vào hoạt động cho thuê tài chính chiếm một tỷ trọng đáng kể là 26,24% tổng vốn ODI. Doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất chú trọng tới ngành tài chính, đặc biệt là các hoạt động ngân hàng. Năm 2006, tổng vốn đầu tư vào các hoạt động ngân hàng đã lên tới 3.530 tỷ USD, chiếm 16,68% lượng vốn ODI từ Trung Quốc (MOFCOM, 2006).

Khai mỏ là ngành đầu tư chiến lược mà Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để góp phần đảm bảo nguồn nguyên-nhiên liệu cho sản xuất trong nước. Hàng năm, lượng vốn đầu tư vào khai khoáng và dầu khí chiếm tới hơn 30% tổng vốn ODI của Trung Quốc (MOFCOM, 2006).

Nhìn vào cơ cấu đầu tư, có thể thấy các ngành nghề doanh nghiệp Trung Quốc đang hướng tới khá đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là những ngành truyền thống, hàm lượng công nghệ cao còn hạn chế, đồng thời các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực mới.

2. Động lực thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

Từ một quốc gia không khuyến khích hoạt động đầu tư quốc tế, Trung Quốc hiện đã là nước thu hút được nhiều FDI nhất trên thế giới và đang hướng tới việc trở thành một nhà đầu tư lớn trên toàn cầu. Sự gia tăng nhanh chóng hoạt động ODI của Trung Quốc trong thời gian gần đây có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô như sau:

2.1. Nhân tố “đẩy” từ phía Nhà nước

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm các mục đích: đảm bảo nguồn cung đầu vào cho sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Trung Quốc và khai thác hiệu quả lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình.

* Đảm bảo nguồn cung đầu vào cho sản xuất trong nước: Song song với việc kinh tế tăng trưởng nhanh thì Trung Quốc gặp phải những khó khăn về nguồn nguyên-nhiên-vật liệu đầu vào. Tài nguyên trong nước ngày càng cạn kiệt, không đủ đáp ứng nhu cầu dẫn đến nguy cơ tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn sẽ bị kéo xuống. Trong vòng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc từ một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Đông Á đã trở thành nước nhập khẩu dầu thứ hai thế giới, chiếm khoảng một phần ba nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2005 (Deutsche Bank, 2006). Điều tương tự cũng diễn ra với nhu cầu về nhôm, đồng, niken, quặng sắt và các nguyên-vật liệu thiết yếu khác. Bài toán đặt ra là phải tìm được nguồn cung cấp đầu vào từ nước ngoài và các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là câu trả lời cho bài toán này.

* Gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc: Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (12/2001), một mặt các doanh nghiệp Trung Quốc có thêm cơ hội vươn ra thị trường quốc tế, mặt khác cũng gặp phải cạnh tranh gay gắt tại tị trường nội địa. Để tận dụng tối đa thời cơ gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để thông qua cọ xát trên trường quốc tế, nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình. Một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc trong chiến lược vươn ra quốc tế (going global) là tạo ra các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) tầm cỡ quốc tế có năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.

* Khai thác hiệu quả lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ: Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng cùng thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn lao động dồi dào giá rẻ đã hấp dẫn đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài đến khai thác thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022