quốc phòng
Để định hướng cho việc phát triển các khu KTQP trong thời gian tới, chúng ta cần nhận thức đúng về đầu tư vào khu KTQP, xác định vai trò của quân đội trong khu KTQP, tiến hành phân tích SWOT khi quân đội tham gia các hoạt động đầu tư và từ đó định hướng các giải pháp đầu tư phù hợp.
5.1.2.1. Thống nhất quan niệm coi đầu tư vào các khu kinh tế quốc phòng là đầu tư cho hàng hóa công cộng
Hoạt động công ích là phạm trù quản lý kinh tế, việc xác định danh mục hoạt động công ích và cơ chế hoạt động công ích phụ thuộc vào yêu cầu và điều kiện chung của từng đất nước trong từng thời kỳ. Nếu xét theo lĩnh vực quản lý, các hoạt động công ích có thể được chia thành các hoạt động trên lĩnh vực an ninh, chính trị, xã hội như: quốc phòng, bảo vệ pháp luật, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái,… Các hoạt động công ích này có tính chất ổn định và giống nhau ở các quốc gia. Các hoạt động công ích trên các lĩnh vực khác thì biến động nhiều hơn và thay đổi theo từng quốc gia, từng thời kỳ. Các lĩnh vực có nhiều hoạt động công ích là giáo dục, tưới tiêu, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường,…
Theo nhận định trên thì đầu tư vào các khu KTQP có nhiều nhiệm vụ của hàng hóa công cộng: (i) Xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp tổ chức lại dân cư; (ii) Tạo nên những yếu tố bước đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa; (iii) Nâng cao đời sống vật chất văn hóa và tinh thần cho nhân dân [131]. Chi tiết hóa những nhiệm vụ trên, chúng ta có thể thấy các hoạt động đầu tư vào các khu KTQP đều có các lĩnh vực được đề cập và vì vậy đây thực chất là đầu tư cho hoạt động công ích.
Coi đầu tư vào các khu KTQP là đầu tư cho hàng hóa công cộng và vì vậy cần luật hóa hoạt động đầu tư vào các khu KTQP, trong đó xác định tỷ lệ ngân sách đầu tư cho các khu KTQP và xây dựng cơ chế quản lý đầu tư vào các khu KTQP như quy chế quản lý các dự án đầu tư phát triển khác có tính đến yếu tố AN, QP.
Ngân sách nhà nước hằng năm nên có một tỷ lệ nhất định giành cho đầu tư vào các khu KTQP, tỷ lệ này cần được luật hóa, có như vậy việc đầu tư vào các khu KTQP mới được chủ động về vốn, từ đó có thể huy động đủ các nguồn lực và triển khai các dự án theo quy hoạch phát triển các khu KTQP.
Việc quản lý đầu tư vào các khu KTQP sẽ phải áp dụng theo cơ chế quản
lý các dự án đầu tư phát triển, điều này được thể hiện từ giai đoạn quy hoạch, lập dự án khả thi đến triển khai thực hiện đầu tư và vận hành, khai thác kết quả đầu tư sao cho nguồn vốn ngân sách được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Xuất phát từ nhận thức trên, căn cứ vào thực trạng của các đơn vị quốc phòng tham gia vào các dự án đầu tư vào khu KTQP, chúng ta sẽ đề xuất các giải pháp nhằm đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Có thể tiến hành phân tích SWOT đối với việc quân đội tham gia các dự án phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiệu Quả Đầu Tư Thông Qua Kết Quả Công Tác Xoá Đói Giảm Nghèo
- Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 19
- Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 20
- Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 22
- Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 23
- Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 24
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
5.1.2.2. Phân tích SWOT đối với hoạt động đầu tư của quân đội vào các khu kinh tế quốc phòng
Điểm mạnh:
- Có lực lượng quân đội triển khai hoạt động trên địa bàn hoặc đóng quân gần địa bàn các dự án. Điều này giúp cho việc nắm bắt được tình hình thực tế cũng như giảm được nhiều chi phí so với các lực lượng khác tham gia dự án.
- Có thể huy động nhiều lực lượng khác nhau trong hỗ trợ các dự án. Quân đội với tổ chức, bố trí lực lượng cũng như chức năng riêng có nên dễ huy động lực lượng của mình cũng như các bên có liên quan khác tham gia dự án. Đây là một lợi thế hơn hẳn của quân đội so với các tổ chức kinh tế khác.
- Có kinh nghiệm trong công tác dân vận (truyền thống của quân đội “vì nhân dân quên mình, đi dân nhớ, ở dân thương”). Đây cũng là một lợi thế rất lớn của quân đội khi triển khai các dự án. Người dân thường tin tưởng ở quân đội và hết lòng hỗ trợ, phối hợp để thực hiện các dự án.
- Tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có của quân đội trong triển khai các dự
án.
Điểm yếu:
- Không chuyên nghiệp trong quản lý các dự án dạng đầu tư phát triển này.
- Chưa có quy chế, tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của các dự án đầu tư
vào khu KTQP.
- Hệ thống quản lý đầu tư vào khu KTQP chưa đồng bộ từ khâu quy hoạch đến lập, thẩm định cũng như triển khai và vận hành dự án trong tương lai.
- Năng lực quản lý dự án của đội ngũ cán bộ còn thấp.
- Hạn chế về các máy móc, trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng phù hợp
với đặc thù dự án.
- Cơ chế chỉ huy và phục tùng trong quân đội cùng với sự hạn chế về kiến thức chuyên môn dự án ảnh hưởng đến cả ba giai đoạn đầu tư, đặc biệt là giai đoạn thực hiện đầu tư (triển khai các dự án).
- Khu KTQP thường là vùng nghèo có xuất phát điểm thấp, kinh tế thị trường kém phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
- Nhìn chung đời sống của đa số đồng bào dân tộc khu KTQP còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Cách trở về địa lý, địa hình tự nhiên phức tạp, đi lại khó khăn.
- Dân cư sống phân tán trên diện rộng, một số vùng tình trạng di dân tự do diễn ra phức tạp.
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp, nhất là mặt bằng dân trí còn thấp kém.
Cơ hội:
- Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc các xã đặc biệt khó khăn (đặc biệt là địa phương khu KTQP), trong đó phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư hỗ trợ xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm.
- Kinh tế cả nước trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh và ổn định, đã tạo ra nguồn lực đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống hạ tầng vùng dân tộc và miền núi, khó khăn, biên giới, hải đảo nói riêng.
- Triển vọng số lượng các dự án đầu tư vào các khu KTQP lớn. Để đảm bảo ANQP bền vững tại các vùng biên giới, mô hình các dự án dạng này sẽ cần được rút kinh nghiệm và nhân rộng.
- Quân đội vẫn được Đảng và Nhà nước lựa chọn làm chủ đầu tư các dự án vào các khu KTQP. Điều này chủ yếu liên quan đến các khu KTQP thường là những nơi rất nhạy cảm về chính trị, các thế lực thù địch có thể lợi dụng sự đầu tư của mình với nhiều động cơ khác nhau, việc quân đội tham gia đầu tư là cần thiết.
- Chính phủ và Bộ Quốc phòng đã đổi mới, bổ sung các cơ chế chính sách, cải cách mạnh nền hành chính quốc gia, nhiều vấn đề đã được luật hóa tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho việc đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư vào khu KTQP.
Thách thức:
- Vấn đề quân đội tham gia làm kinh tế. Đây là vấn đề được đặt ra khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quân đội làm kinh tế thường bị đánh giá là kém hiệu quả và triệt tiêu cạnh tranh trong nền kinh tế.
- Sự phát triển của các tổ chức, đơn vị quản lý dự án chuyên nghiệp. Cùng với sự phát triển của đất nước, các yêu cầu đối với các dự án đầu tư công cộng sẽ mở rộng hơn, xu hướng tất yếu là nhiều thành phần kinh tế sẽ được tham gia thực hiện các dự án tương tự như dự án đầu tư vào khu KTQP.
- Sự cạnh tranh của các dự án cùng loại. Bên cạnh các dự án của quân đội thì địa phương cũng có các dự án nhằm các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Điều không tránh khỏi là sẽ có cạnh tranh để thu hút các nguồn lực cho các dự án: vốn, lao động, tài nguyên (đất đai, nguồn nước,…) điều này làm cho việc triển khai các dự án đầu tư vào khu KTQP sẽ khó khăn hơn.
Qua việc vận dụng công cụ SWOT để phân tích hoạt động đầu tư của các đơn vị quân đội vào các khu KTQP có thể rút ra kết luận: Các đơn vị quân đội được Đảng và Nhà nước chỉ định làm chủ đầu tư các dự án khu KTQP là cần thiết, tất yếu để bảo đảm phát triển bền vững các khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa của đất nước.
5.1.2.3. Định hướng đề xuất các giải pháp đầu tư vào khu kinh tế quốc phòng
Sử dụng phân tích SWOT, luận án đề xuất các giải pháp phù hợp. Các giải pháp được đề xuất phải đảm bảo phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của quân đội khi tham gia đầu tư vào khu KTQP, đồng thời tận dụng được cơ hội và hạn chế được các thách thức như đã trình bày ở trên.
Các giải pháp được đề xuất liên quan đến các hoạt động đầu tư trong ba giai đoạn: tiền đầu tư, đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
Trong giai đoạn tiền đầu tư, luận án sẽ đề xuất các giải pháp liên quan đến quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển các khu KTQP, công tác lập dự án, thẩm định dự án đầu tư vào khu KTQP.
Trong giai đoạn đầu tư, luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư và ban quản lý dự án, tăng cường sự phối hợp giữa các bên có liên quan nhằm quản lý và thực hiện đầu tư với hiệu quả cao.
Đối với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư, luận án tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thụ hưởng của bên tiếp nhận dự án (chính quyền và người dân địa phương)
năng lực thực hiện các hoạt động
6
5
4
3
2
1
0
Tiền đầu tư
Đầu tư
Vận hành đầu tư
Các giai đoạn đầu tư
Mức độ đáp ứng yêu cầu
Trong ba giai đoạn trên, căn cứ vào thực trạng được phân tích của các chương trên và tính chất của các dự án đầu tư vào khu KTQP, có thể thấy giai đoạn tiền đầu tư năng lực thấp nhất (dự án được lập và thẩm định chỉ đạt mức nghiên cứu cơ hội đầu tư), đánh giá mức 2,5/5 (điểm 5 là mức độ yêu cầu cần đạt). Việc thực hiện đầu tư mặc dù có những khiếm khuyết nhất định, tuy nhiên do tính chất không quá phức tạp khi triển khai các dự án thì năng lực hiện có của các chủ đầu tư và ban quản lý dự án cũng như các bên có liên quan khác cũng có thể đáp ứng ở mức độ nhất định, đánh giá mức 3,0/5. Đối với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư cho dù năng lực của các bên thụ hưởng dự án còn thấp, nhưng kết quả đầu tư thực chất tương đối gần gũi với hoạt động hằng ngày của người dân và chính quyền địa phương và sự phối hợp của quân đội với bên tiếp nhận dự án là không quá phức tạp nên mức đáp ứng yêu cầu của giai đoạn này là 3,5/5.
Vì năng lực của giai đoạn tiền đầu tư ở mức thấp (2,5/5) dẫn đến kết quả và hiệu quả của đầu tư vào khu KTQP là thấp (theo nguyên tắc khâu yếu hoặc thắt cổ chai). Với sự phân tích đó, luận án sẽ tập trung nhiều vào các giải pháp liên quan đến giai đoạn tiền đầu tư, sau đó là giai đoạn đầu tư và cuối cùng là giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư.
Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, ba giai đoạn trên có mối quan hệ
liên hoàn và vì vậy luận án sẽ đề cập đến những giải pháp liên quan đến cả ba giai đoạn.
Quy hoạch, lập dự án đầu tư
Tiền đầu tư
Đầu tư
Vận hành các kết quả đầu tư
Công tác thẩm định dự án
Công tác quản lý dự án
Nâng cao năng lực Đoàn KT - QP
Công tác quản lý sau đầu tư
Hệ thống tiêu thức, phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư vào khu KTQP
Các giai đoạn đầu tư
Các giải pháp liên quan
Những giải pháp chính được đề cập trong luận án bao gồm: Xây dựng quy hoạch phát triển các khu KTQP, hoàn thiện công tác thẩm định dự án, hoàn thiện công tác quản lý đầu tư, xúc tiến công tác quản lý sau đầu tư, hoàn thiện các đoàn KTQP, giao chức năng chủ đầu tư và hoặc quản lý dự án cho các đoàn KTQP, hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư vào các khu KTQP, xây dựng hệ thống các tiêu thức đánh giá hiệu quả đầu tư vào khu KTQP.
Hệ thống quản lý đầu tư vào các khu KTQP
Sơ đồ 5.1 Hệ thống giải pháp cơ bản cho đầu tư phát triển
các khu KTQP
Các giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển các khu KTQP, hoàn thiện công tác thẩm định dự án nhằm vào giai đoạn tiền đầu tư; giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư nhằm vào giai đoạn đầu tư; giải pháp xúc tiến công tác quản lý sau đầu tư nhằm vào giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Giải pháp hoàn thiện các đoàn KTQP, giao chức năng chủ đầu tư và hoặc quản lý dự án cho các đoàn KTQP nhằm cho hai giai đoạn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Hai giải pháp xây
dựng hệ thống các tiêu thức đánh giá hiệu quả đầu tư vào khu KTQP và hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư vào các khu KTQP nhằm vào cả ba giai đoạn.
5.2. Một số giải pháp hoàn thiện đầu tư vào khu kinh tế quốc phòng
5.2.1. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển các khu kinh tế quốc phòng
Quy hoạch khu KTQP phải phù hợp với nội dung quy hoạch vùng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới của Chính phủ và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương có thẩm quyền, quy mô đầu tư vào các khu KTQP được xác định trên cơ sở kế hoạch bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư và phù hợp với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo trong vùng dự án. Trong giải pháp này, luận án đề xuất một số yêu cầu sau.
Một là: Đổi mới quy trình xây dựng quy hoạch, dự án.
Nên đổi mới công tác quy hoạch phát triển các khu KTQP. Vì quy mô (vốn, hạng mục) của các khu KTQP thường không lớn, nằm trên địa bàn của một số xã, huyện nên việc quy hoạch từ dưới lên sẽ phù hợp hơn.
Các bước quy hoạch cho từng khu KTQP nên được tiến hành như sau:
- Cần phân tích thực trạng các khu KTQP trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng, miền cùng những yêu cầu về an ninh, quốc phòng từ đó đưa ra các yêu cầu phát triển đối với từng khu KTQP.
- Xác định các nhiệm vụ cho từng khu KTQP, mỗi khu KTQP do có đặc thù, yêu cầu riêng nên sẽ có các nhiệm vụ riêng.
- Từ các nhiệm vụ của từng khu KTQP, xác định các kết quả đầu ra mà mỗi khu KTQP cần đạt được.
- Xác định các hoạt động đầu tư cần tiến hành ở từng khu KTQP.
- Xác định các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính) cần huy động cho hoạt động đầu tư của từng khu KTQP.
Mỗi bước trên cần xác định đầy đủ, chính xác và xác định các rủi ro có thể gặp của từng khu KTQP từ đó xác định các thuận lợi, khó khăn khi đầu tư vào từng khu. Trên cơ sở các phương án đầu tư vào các khu KTQP, tiến hành cân đối nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính) để phân bổ vốn phù hợp. Chỉ đầu tư vào khu KTQP khi đã cân đối đủ vốn.
Mặc dù quy mô các dự án đầu tư vào khu KTQP không lớn nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề và đến nhiều bên, bản chất của vấn đề tương đối phức tạp và có tính hệ thống và mỗi khu KTQP có đặc điểm riêng nên việc đầu tư vào các khu KTQP cần một kế hoạch được tổ chức tốt và phối hợp nhiều đơn vị tham gia để giải quyết những vấn đề đó. Các đơn vị này cùng tham gia một quy trình thảo luận và ra quyết định các mục tiêu mà mỗi khu KTQP cần đạt được trong tương lai theo một phương thức có thể kiểm soát được ở mức độ nhất định. Các đơn vị tham gia lập quy hoạch các khu KTQP là các bên có liên quan chính từ Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan khác; BTL quân khu, binh đoàn nơi có các dự án; đại diện các chương trình, dự án cùng đầu tư vào địa bàn khu KTQP; chính quyền và người dân địa phương. Có thể thấy mỗi bên liên quan này là đại diện cho một bên lợi ích: Lợi ích của toàn bộ nền kinh tế, lợi ích của Bộ Quốc phòng, lợi ích của các chương trình, dự án, lợi ích của người thụ hưởng,.. Muốn thực hiện được các dự án đầu tư vào khu KTQP chúng ta phải hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên.
Mục đích quy hoạch đầu tư vào khu KTQP nhằm:
- Phân định rõ chi tiết và thể chế hóa công việc cho các bên liên quan nhằm xác định cụ thể: tình trạng nào là tình trạng cần thay đổi (căn cứ vào hiện trạng của các khu KTQP để xác định); thay đổi theo cách nào và vào thời gian nào; tình trạng muốn đạt được trong tương lai là gì.
- Giúp cho các bên liên quan cam kết, đồng tâm thực hiện một loạt hành động nhằm đạt được các mục tiêu đầu tư vào khu KTQP.
Vì vậy, sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch của các dự án đầu tư vào khu KTQP là rất cần thiết.
Hai là: áp dụng các phương pháp phù hợp trong công tác quy hoạch lập dự án đầu tư vào khu KTQP.
Quy hoạch và lập các dự án đầu tư vào khu KTQP là công việc phức tạp, cần sử dụng hệ thống nhiều phương pháp khác nhau. Khi thực hiện quy hoạch và xây dựng các dự án đầu tư vào các khu KTQP, tình trạng thường xảy ra là mâu thuẫn trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên đối với các khu KTQP, trong một khu KTQP thường xảy ra mâu thuẫn giữa các hạng mục cần đầu tư. Có thể sử dụng phương