Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 2


PHẦN MỞ ĐẦU‌


Lý do chọn đề tài

Cà Mau là tỉnh cuối cùng cực nam tổ quốc, thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những địa phương có tốc độ phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cao của cả vùng. Với sự hình thành và phát triển của cụm công nghiệp khí - điện - đạm, các ngành kinh tế, đặc biệt ngành du lịch là một trong những ngành mà tỉnh đã quan tâm đầu tư trong nhiều năm qua. Cà Mau có đặc thù điều kiện thiên nhiên ưu đãi, với hệ sinh thái đặc thù của rừng tràm, rừng đước, hệ thống kênh rạch chằng chịt, tỉnh Cà Mau sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên có giá trị du lịch cao, là tiền đề để du lịch phát triển, đặc biệt là du lịch sinh thái. Trong đó, phải kể đến các điểm du lịch nổi tiếng như Mũi Cà Mau, các Vườn Quốc gia, Khu Dự trữ Sinh quyển, Khu Ramsa,… Ngoài ra, Cà Mau còn có các sản vật đặc thù của riêng tỉnh như Cua Cà Mau, Ba Khía Rạch Gốc, …hay các sản phẩm văn hóa phi vật thể là những câu chuyện về bác Ba Phi mang đậm nét dân gian nam bộ, hệ thống rừng ngập mặn ven biển và các giá trị đa dạng sinh học. Những tiềm năng du lịch đa dạng này là một trong những thế mạnh đặc biệt quan trọng, mang lại lợi thế cạnh tranh của du lịch Cà Mau so với một số địa phương khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Với tính đa dạng về tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên khá đặc sắc, Cà Mau hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch không trùng lặp với sản phẩm du lịch nhiều địa phương khác trong khu vực, mang đậm bản sắc riêng của tỉnh chính là lĩnh vực du lịch sinh thái. Điều này sẽ tạo cho du lịch Cà Mau có được sức hấp dẫn du lịch riêng và đây sẽ là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch Cà Mau trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt Nam, khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm du lịch, đang là yếu tố cản trở sự phát triển, làm hạn chế tính hấp dẫn du lịch Việt Nam nói chung, du lịch các “vùng miền” và các địa phương nói riêng.

Cà Mau trong những năm gần ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn, vị trí của du lịch ngày càng được khẳng định trong cơ cấu nền kinh tế địa phương, năm 2015 Cà Mau đón trên 985 ngàn lượt khách. Tuy nhiên tỷ trọng thị trường khách quốc tế và giá trị thu nhập từ hoạt động du lịch của Cà Mau chưa cao, thời gian lưu trú của khách thấp, chưa mang lại những giá trị thiết thực đối với lợi ích của cộng đồng,

cũng như làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Hạn chế này xuất phát từ thực tế những khó khăn về điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là chất lượng dịch vụ, tính đa dạng và chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác triệt để thế mạnh về du lịch của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tình trạng trên là do nguồn vốn đầu tư của tỉnh cho phát triển du lịch còn rất hạn chế, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng đến những khu du lịch trọng điểm; chưa có cơ chế về vốn đầu tư tạo nền tảng cho du lịch phát triển, cũng như thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia phát triển du lịch. Để khai thác tiềm năng du lịch Cà Mau hiệu quả, cần phải giải quyết một số vấn đề bất cập, thách thức về cơ chế chính sách thu hút đầu tư, về quản lý, phát triển sản phẩm và đặc biệt là việc đầu tư kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Từ những nhận định trên, tôi chọn đề tài “ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH CÀ MAU ” với mong muốn sử dụng nguồn kiến thức quý báu mà tôi đã được các thầy, cô Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy trong thời gian qua, nhằm đánh thức các tiềm năng của ngành du lịch tỉnh Cà Mau phát triển và đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Mục tiêu tổng quát

Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 2


Phân tích đầu tư công đến sự nghiệp phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau.


Mục tiêu cụ thể


Xác định vai trò và tầm quan trọng của đầu tư công đối với việc phát triển ngành du lịch.

Phân tích thực trạng đầu tư công đối với ngành du lịch tỉnh Cà Mau trong giai đoạn từ 2010 đến 2015.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư công nhằm phát triển ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau :

Kết quả tác động của các chính sách đầu tư công của tỉnh Cà Mau cho ngành du lịch trong thời gian qua như thế nào ?

Làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư công cho ngành du lịch tỉnh ?


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu các hoạt động và kết quả đầu tư công cho lĩnh vực phát triển du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách đầu tư của tỉnh cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trong đầu tư công cho du lịch Cà Mau trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài, chủ yếu tập trung vào đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (địa phương).

Về không gian: trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


Về thời gian: từ năm 2010 – 2015. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu

* Thu thập dữ liệu thứ cấp gồm: những tài liệu được xuất bản chính thức, những đề tài đã nghiên cứu có liên quan và báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các Công ty du lịch hàng năm về các số liệu, thông tin liên quan đến đầu tư công cho du lịch, hoạt động du lịch, kế hoạch phát triển du lịch Cà Mau theo quy hoạch đến năm 2020.

Phương pháp phân tích dữ liệu


* Phương pháp thống kê mô tả


Đây là phương pháp dựa trên cơ sở tổng hợp các nguồn dữ liệu thứ cấp thu

nhập được, tiến hành phân tích các dữ liệu để nhận định về đầu tư công cho du lịch Cà Mau.

Kết cấu của đề tài.


Ngoài phần mở đầu, kết cấu của luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau:


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Chương 2: ĐẦU TƯ CÔNG CHO DU LỊCH TỈNH CÀ MAU THỜI GIAN VỪA QUA

Chương 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG 1‌


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU‌


1.1. Một số khái niệm‌


1.1.1. Khái niệm về đầu tư công


Theo Trần Đình Thiên (2012): Việc gia tăng vốn xã hội được gọi là đầu tư công. Việc tăng vốn xã hội thuộc chức năng của Chính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu tư mà Chính phủ thực hiện. Đầu tư công bao gồm: Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, các địa phương); Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu trung và dài hạn), cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm, tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định; Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

Khái niệm “đầu tư công” còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo ... Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ.

Trần Đình Thiên cho biết, hiện tại "đầu tư công" vẫn được quan niệm một cách khá đơn giản: nó bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Đầu tư công được xét không phải từ góc độ mục đích mà từ góc độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư. Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác

do nhà nước quản lý. Đây là cách hiểu phổ biến hơn cả và cũng là đối tượng của chính sách đầu tư của Nhà nước hiện nay.

Theo luật đầu tư công đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014, thì đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư công gồm : vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư.

1.1.2. Khái niệm du lịch


Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Tuy nhiên, du lịch là một hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó ngày càng mở rộng và ngày càng phong phú. Một số tiếp cận khác nhau đã có những khái niệm khác nhau và ngày càng có nhiều tác giả đưa ra quan điểm của mình về du lịch. Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Ở đây sự giải trí là hoạt động chính.

Du lịch là “hoạt động của con người đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi trường sống thường ngày của mình để nghỉ ngơi, công tác và các lý do khác” (WTO, 2002).

Luận thuyết về du lịch của John Urry (2002): “Sự ngắm nhìn của du khách hướng trực tiếp đến nét nổi bật của phong cảnh mà cuộc sống thường ngày của họ không có được”. Các vẻ đẹp này được “nhìn ngắm bởi vì chúng khác xa với trải nghiệm thường ngày”.

Trong đại hội lần thứ 5 Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Hunziker và Kraft như sau: “Du lịch là tập

hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.

Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Như vậy, đến nay người ta đã thống nhất về cơ bản rằng tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong nước hay ra nước ngoài (trừ đi làm và cư trú) đều mang ý nghĩa du lịch. Nhìn chung, cũng có để đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về du lịch vì tính chất hai mặt của khái niệm du lịch, đó là du lịch một mặt mang khái niệm thông thường là việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,… Mặt khác lại được nhìn nhận dưới góc độ là hoạt động gắn với kết quả kinh tế do chính nó tạo ra. Do đó có thể định nghĩa khái quát về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế - kỹ thuật – văn hóa – xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và cư dân bản địa trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách”.

1.1.3. Khái niệm về khách du lịch


Các tổ chức Quốc tế như tổ chức Liên hiệp các quốc gia – League of Nations, Tổ chức du lịch thế giới – WTO, Tiểu ban các vấn đề kinh tế- xã hội trực thuộc Liên hiệp quốc và Hội đồng thống kê Liên hiệp quốc…. có nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch nói chung, khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa nói riêng. Song xét một cách tổng quát thì đều có một số điểm chung nổi bật như sau:

Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của

mình.


Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục

đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến.


Thời gian lưu lại nơi đến ít nhất là 24 giờ, nhưng không được quá một năm.


Định nghĩa khách du lịch theo Luật du lịch của Việt Nam

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

1.1.4. Khái niệm về sản phẩm du lịch‌


Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch, “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.

Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.


Theo Thu Trang Công Thị Nghĩa : “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Với khái niệm trên, sản phẩm du lịch có thể là các chương trình du lịch, có thể là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch, có thể là cách thức điều hành chương trình du lịch hoặc là môi trường sống nơi du khách đến.

Như vậy sản phẩm du lịch là một tổng thể các dịch vụ tạo thành, các dịch vụ này đứng riêng không thể gọi là sản phẩm du lịch, khi chúng kết hợp lại với nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách.

1.2. Vai trò và tầm quan trọng của chính sách đầu tư công đối với sự phát triển của ngành du lịch

Trong đầu tư công, đầu tư cho kết cấu hạ tầng là đối tượng chính, là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí