bảo thực hiện công việc. Mặc dù trong thời gian qua Ủy ban đã tiến hành đào tạo các kiến thức về chuyên môn quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học song vẫn chưa đầy đủ, một số nội dung còn thiếu chiều sâu. Vì vậy cần khắc phục bằng cách:
+ Đối với nội dung chuyên môn quản lý, mặc dù trình độ tiếng Anh là bắt buộc đối với mỗi cán bộ công chức viên chức nắm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tại Ủy ban, tiếng Anh là công cụ quan trọng để giao tiếp với các đối tác, để tiếp cận, trao đổi thông tin trong việc học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên thực tế tại Ủy ban, trình độ tiếng Anh của một số cán bộ công chức viên chức vẫn còn hạn chế, việc sử dụng tiếng Anh còn khó khăn. Vì vậy Ủy ban cần xem xét, rà soát và đầu tư thêm tiếng Anh cho cán bộ để phục vụ công việc; Hiện nay có rất nhiều cách thức đào tạo tiếng Anh vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian, Ủy ban có thể hướng dẫn cán bộ công chức viên chức tham gia các khóa học trực tuyến trên website hoặc các phần mềm tiện ích như: Phần mềm hỗ trợ học từ vựng tiếng Anh Memrise; Phần mềm luyện nghe tiếng anh FluentU; British Council Learn English;..v..v..Ở các nền tảng này cán bộ công chức viên chức tại Ủy ban có thể tìm thấy các nguồn video âm thanh miễn phí cho người học ở mọi lứa tuổi và mọi cấp độ. Với phương pháp đào tạo trực tuyến rất linh động về thời gian nhưng cũng cần rất nhiều sự tự giác của cán bộ Ủy ban. Nếu có thể đầu tư kinh phí để đào tạo bài bản Ủy ban có thể đăng ký cho cán bộ công chức viên chức đào tạo tại các trung tâm học tiếng Anh cho người đi làm uy tín tại Hà Nội như: Anh Ngữ Quốc Tế Ocean Edu; Trung tâm tiếng Anh IMA Hà Nội; Trung tâm ngoại ngữ Hội đồng Anh British Council;…v…v…Tại đây các giáo viên bản ngữ sẽ có chương trình đào tạo chuyên nghiệp, họ cam kết kiểm tra năng lực sát sao và cấp chứng chỉ đầu ra giúp Ủy ban nắm rõ được thực lực của cán bộ công chức viên chức sau khóa đào tạo.
+ Đối với nội dung lý luận, chính trị hàng năm cũng đã được Ủy ban triển khai chủ yếu qua hình thức học tập Nghị quyết của Đảng với cách thức truyền thống nên thường tạo cảm giác khô khan, khó tiếp thu. Ủy ban nên cân nhắc để triển khai nội dung đào tạo này sao cho thật kịp thời, chính xác nhưng với các biện pháp như: lồng
ghép vào các chương trình hành động, phong trào thi đua, cuộc thi tìm hiểu…Đã có một vài tổ chức, địa phương khuấy động phong trào thi đua với đề tài lý luận chính trị đem lại hiệu quả rất tích cực mà Ủy ban có thể tham khảo cách thức tổ chức dành cho cả cá nhân và tập thể như: Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 4 bài lý luận chính trị cho Đoàn viên thanh niên” tại Đắk Lắk; Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý luận chính trị” tại Thái Nguyên.
+ Đối với nội dung tin học, Ủy ban đã bắt đầu thực hiện siết chặt đối với cán bộ công chức viên chức mới được tuyển dụng. Tuy nhiên chưa thực hiện đối với các cán bộ đang làm việc tại Ủy ban. Mọi cán bộ dù mới hay đã có thâm niên đều cần được củng cố, nâng cao kỹ năng, kiến thức hàng năm để kịp thời nắm bắt và áp dụng được sự phát triển của công nghệ thông tin vào trong quá trình làm việc. Tương tự như hình thức đào tạo ngoại ngữ, Ủy ban có thể khuyến khích cán bộ công chức viên chức chủ động tham gia các khóa học trực tuyến hoặc lên kế hoạch đào tạo trực tiếp tại các trung tâm uy tín như: Trung tâm giáo dục đào tạo tin học và kế toán ATP; Trung tâm tin học văn phòng MOS; Viện đào tạo kế toán, tin học Đức Minh với nội dung cực kỳ phong phú, rất nhiều nội dung đào tạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể và giá cả hợp lý khi đăng ký cho nhóm đông người.
Mỗi nội dung đào tạo nêu trên tùy thuộc vào đối tượng đào tạo mà Ủy ban cân nhắc sắp xếp, bố trí đào tạo nội dung nào trước, nội dung nào sau với hình thức và phương pháp đào tạo thích hợp thì mới có thể mang lại hiệu quả cao.
- Sử dụng phối hợp các hình thức đào tạo: Xuất phát từ thực trạng hiện nay các hình thức “đào tạo bên ngoài” và “đào tạo trực tiếp” là phổ biến còn hình thức đào tạo qua mạng internet và từ xa chưa được Ủy ban quan tâm. Do đó, một giải pháp đề ra đó là Ủy ban cần phối hợp trong sử dụng hình thức đào tạo nhằm tận dụng triệt để ưu điểm của chúng. Ví dụ, Ủy ban có thể khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ tham dự các khóa học trực tuyến qua mạng internet đối với học ngoại ngữ giúp họ chủ động về thời gian, tiết kiệm chi phí học tập, đi lại và khắc phục tình trạng thiếu nhân lực tạm thời khi họ tham dự khóa đào tạo ở trung tâm đào tạo.
- Đa dạng hoá phương pháp đào tạo: Để đào tạo nhân lực có chất lượng cần phải đổi mới và đa dạng hoá phương pháp đào tạo, phối hợp hài hòa giữa các phương pháp mới đem lại hiệu quả tối ưu. Không nên sử dụng quá nhiều lần hai phương pháp là kèm cặp và đào tạo bên ngoài như thực trạng tại Ủy ban hiện nay, vì sự lặp đi lặp lại liên tục đó sẽ khiến người học cảm thấy nhàm chán, không có hứng thú học tập. Việc sử dụng đan xen thêm các phương pháp đào tạo khác như sử dụng dụng cụ mô phỏng, đóng kịch, bài giảng, hội thảo, tranh luận qua các tình huống...sẽ khiến buổi học sôi nổi, người học sẽ tiếp thu bài nhanh và hiệu quả hơn. Mỗi phương pháp đào tạo đều có ưu nhược điểm, nên kết hợp có thể giúp người học rèn luyện kỹ năng cần thiết, từ đó giúp họ phát hiện được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để cố gắng phát huy hay khắc phục. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học nên cho người học đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp và có bài thu hoạch sau đó.
- Khuyến khích cán bộ tự học. Nếu các cán bộ công chức viên chức không tự học và học tập người khác thì mọi nỗ lực của Ủy ban trong đầu tư cho đào tạo cũng sẽ kém hiệu quả đi rất nhiều. Tri thức và kỹ năng chỉ có thể có được do sự tích lũy. Tự học còn là một phương thức đào tạo hữu hiệu khi mà quỹ thời gian dành cho việc đào tạo của Ủy ban là không nhiều. Khả năng tự học của cán bộ càng cao thì kinh phí cho đào tạo sẽ càng ít đi. Trong trường hợp này, Ủy ban đã tiết kiệm được chi phí đầu tư cho đào tạo, nâng cao được hiệu suất và hiệu quả sử dụng nhân lực
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực tại Ủy ban
Việc tổ chức và thực hiện đào tạo có tác động rất lớn tới chất lượng của đào tạo. Khi Ủy ban thực hiện kế hoạch đào tạo cần linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức cũng như phương pháp đào tạo, đảm bảo các điều kiện để hoạt động đào tạo được tiến hành. Các công việc cần thực hiện bao gồm:
- Bộ phận phụ trách đào tạo cần phối hợp với các bộ phận/ phòng ban chức năng để lựa chọn đúng đối tượng cần đào tạo, thông báo lịch học, sơ
đồ địa điểm tập trung và tạo các điều kiện cần thiết để họ tham gia đào tạo có hiệu quả.
- Phối hợp với giảng viên trong việc xây dựng chương trình đào tạo có mục tiêu học tập phù hợp.
- Lựa chọn thời gian và địa điểm đào tạo phải được xem xét kỹ lưỡng đến khả năng cán bộ công chức viên chức có thể tham dự đầy đủ các buổi học hay không, cơ sở hạ tầng và các thiết bị đào tạo có được sử dụng triệt để hay không, có đảm bảo được thời gian của giảng viên đào tạo hay không. Việc lựa chọn địa điểm đào tạo phải chú ý lựa chọn những nơi có điều kiện tương đối lý tưởng như giao thông thuận tiện, môi trường trong lành, yên tĩnh, đủ gió và ánh sáng….v…v...
- Đảm bảo các điều kiện hậu cần về lớp học: trang thiết bị giảng dạy phù hợp theo yêu cầu của giảng viên (máy chiếu, bảng, bút dạ, phông chiếu, giấy A0,…), bố trí bàn ghế phù hợp với phương pháp giảng dạy, đồ ăn nhẹ giữa giờ học và những công cụ để quản lý lớp học: sổ điểm danh học viên, mẫu phiếu đánh giá khóa học, chứng chỉ (nếu có), phần thưởng.
- Thực hiện theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết (không có kế hoạch nào tránh khỏi sự thay đổi khi thực hiện).
3.2.4 Hoàn thiện đánh giá đào tạo nhân lực tại Ủy ban
Sau khi kết thúc khóa đào tạo, giảng viên sẽ đánh giá về mức độ nắm vững kiến thức được truyền thụ của người học: hầu hết công chức viên chức tham gia các khóa đào tạo nắm khá vững kiến thức được truyền thụ, có rất ít công chức viên chức không đạt kỳ kiểm tra cuối khóa.
Để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và khả năng áp dụng vào công việc của công chức viên chức, bên cạnh câu hỏi trực tiếp, có thể thông qua mức độ sử dụng tài liệu được cung cấp trong khóa học dùng tra cứu phục vụ công việc để phản ánh tác dụng của khóa đào tạo đối với thực tế làm việc của công chức viên chức. Ngoài ra, Ủy ban nên sử dụng những công cụ sau trong đánh giá hiệu quả đào tạo:
- Bài kiểm tra đầu vào: Nhằm đánh giá những hiểu biết về kiến thức, kỹ năng (mà khóa học sẽ đào tạo) của cán bộ công chức viên chức trước khi tham gia khóa học. Bài kiểm tra này nên được biên soạn bởi đơn vị đào tạo và Ủy ban với mục tiêu giúp đo lường được những thay đổi của kiến thức, kỹ năng trước và sau khi học.
- Phiếu đánh giá: Hiện nay Ủy ban không thực hiện lấy ý kiến đánh giá của người học sau khi kết thúc khóa đào tạo, vì vậy rất khó để nắm bắt được tâm lý người học cũng như những thiếu sót trong quá trình triển khai đào tạo. Với đề xuất bảng câu hỏi đánh giá dưới đây sẽ yêu cầu người học chấm điểm và cho ý kiến về chương trình học. Qua đó, Ủy ban sẽ biết được điểm nào cần hoàn thiện cho những khóa đào tạo kế tiếp:
Bảng 3.2 Đề xuất mẫu phiếu đánh giá chương trình đào tạo
Địa điểm tổ chức: | |
Ngày đào tạo: | Giảng viên: |
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Kiến Đánh Giá Của Công Chức, Viên Chức Ủy Ban Về Mức Độ Phù Hợp Giữa Nội Dung Đào Tạo Sơ Cấp Lý Luận Chính Trị Với Yêu Cầu Công
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Đào Tạo Nhân Lực Tại Ủy Ban Dân Tộc
- Giải Pháp Hoàn Thiện Đào Tạo Nhân Lực Tại Ủy Ban Dân Tộc
- Đào tạo nhân lực tại Ủy ban Dân tộc - 12
- Đào tạo nhân lực tại Ủy ban Dân tộc - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như công tác chuẩn bị cho các buổi đào tạo sắp tới, bạn vui lòng khoanh tròn câu trả lời theo thang điểm dưới đây.
Mức độ đánh giá như sau:
2 | 3 | 4 | 5 | |
Kém | Cần cải thiện | Đạt yêu cầu | Tốt | Xuất sắc |
I. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
2.Nhiều kiến thức mới và phù hợp được đề cập đến trong khóa học | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
3.Việc phân bổ thời gian giữa các phần lý thuyết/thực hành/thảo luận là hợp lý | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
4. Nội dung buổi đào tạo có thể ứng dụng vào công việc của bạn | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
4. Phần nào của khóa học là hữu ích và tâm đắc nhất đối với bạn?
5. Phần nào của khóa học là không cần thiết đối với bạn?
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢNG VIÊN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
2. Giảng viên đưa ra ví dụ thực tế, hữu ích | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
3. Giảng viên thay đổi nhiều phương pháp trình bày tránh nhàm chán | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
4. Giảng viên đưa ra những giải thích rõ ràng cho các vấn đề thảo luận và các câu hỏi của người học | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
5. Nhận xét khác về giảng viên/phương pháp (nếu có)
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
2. Tài liệu đầy đủ, trình bày rõ ràng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
3. Đánh giá chung của bạn về tổ chức khóa học | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
4. Nhận xét khác về tổ chức khóa học và chất lượng phục vụ (nếu có)
5. Đánh giá chung của bạn về toàn bộ khóa học
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
Nội dung đào tạo có ích cho công việc của tôi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Khóa đào tạo này vượt ngoài mong đợi của tôi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Tôi hài lòng với khóa đào tạo và mong muốn tham gia các khóa tiếp theo | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Xin chân thành cảm ơn sự phối hợp của Ông/bà!
- Bài kiểm tra cuối khóa: Đây là cách để kiểm tra liệu người học có nắm bắt được những kiến thức như mong muốn của từng khóa đào tạo hay không. Có thể là bài thu hoạch cuối khóa theo tiêu chuẩn chức danh hoặc những câu hỏi trắc nghiệm về nội dung đào tạo. Thông thường giảng viên sẽ là người tiến hành kiểm tra, ra đề và cho ý kiến phản hồi về bài kiểm tra tại chỗ. Bài kiểm tra này sẽ được so sánh với bài kiểm tra đầu vào để thấy được hiệu quả học tập của người học.
- Nhận xét của giảng viên: Bản ghi chú thông tin của giảng viên về tinh thần, thái độ tham gia khóa học cũng như những thành tích nổi bật của người học, đánh giá về sự hiểu biết cũng như khả năng ghi nhận thông tin.
Những phương pháp nêu trên phần nào giúp Ủy ban hiểu được phản ứng của người học và những kiến thức/kỹ năng mà người học học được. Những phương pháp này có thể thực hiện ngay sau khóa đào tạo. Trong khi đó, để đánh giá được liệu người học có thật sự áp dụng những điều đã học vào công việc và mang lại kết quả gì cho Ủy ban, ta cần đặt ra một khoảng thời gian để người học áp dụng sau đó mới đánh giá. Thường thì cán bộ quản lý trực tiếp sẽ đánh giá nhân viên của mình xem mức độ tiến bộ của họ sau đào tạo:
- Quan sát nhân viên tại chỗ: Thông qua việc quan sát những biểu hiện của nhân viên trong công việc, cán bộ quản lý trực tiếp có thể biết được những kiến thức và kỹ năng mới có được áp dụng hay không. Họ có thay đổi về thái độ, hành vi như mong muốn trong thực tế công việc hay không? Nếu có thì những thay đổi này mang lại kết quả gì cho Ủy ban: Năng suất lao động hay hiệu suất lao động có tăng lên sau khi đào tạo không?
- Phỏng vấn cấp trên trực tiếp về biểu hiện và kết quả công việc của người học sau khi được đào tạo. Cán bộ chuyên trách về nhân lực có thể phỏng vấn cấp trên trực tiếp của người đã được đào tạo để biết được người học có những thay đổi gì trong khi thực hiện công việc và đạt được những kết quả gì sau khi được đào tạo.
Bảng 3.3 Đề xuất mẫu phiếu đánh giá người học sau khóa đào tạo
Câu hỏi | Kém | Cần cải thiện | Đạt yêu cầu | Tốt | Xuất sắc | |
1 | Nhân sự có ứng dụng kiến thức mới trong công việc sau khi tham gia khóa đào tạo không? | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
2 | Nhân sự có những cải tiến và sáng tạo trong công việc sau khi tham gia khóa đào tạo không? | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
3 | Nhân sự có tự tin hơn với những phần việc đã qua đào tạo không? | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
4 | Nhân sự có linh hoạt và phản ứng nhanh hơn với các công việc phát sinh không? | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
5 | Nhận xét chung của cấp quản lý/lãnh đạo | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
- Dựa vào các bảng đánh giá công việc và kết quả công việc hàng tháng của nhân sự. Bảng đánh giá kết quả công việc hàng tháng thể hiện chất lượng làm việc của nhân sự, đặc biệt với những phần việc liên quan đến kiến thức, kỹ năng nhân sự được học nếu đào tạo có hiệu quả và được áp dụng thì chất lượng sẽ gia tăng.
Hộp 3.1 Mẫu đánh giá tháng của Ủy ban Dân tộc
(Nguồn: Ủy ban dân tộc)