Sự Tham Gia Của Các Bên Liên Quan Trong Khai Thác Du Lịch‌


4.3.2 Các loại hình khai thác du lịch

(1) Khai thác du lịch tại các điểm hang động

VQG PN-KB có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Đến thời điểm hiện nay, chỉ mới đầu tư khai thác du lịch hang động, trong tổng số trên 118 hang động đã phát hiện và khảo sát, mới chỉ đầu tư đưa vào khai thác du lịch 4 hang động đó là động Phong Nha (đưa vào khai thác năm 1995) và động Tiên Sơn (nằm ngay trên động Phong Nha, cách 120m, đưa vào khai thác năm 2001, Động Thiên Đường - 2010, Hang Tối -2011). Các điểm du lịch này đã trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh Quảng Bình, có sức thu hút đối với du khách đặc biệt là khách trong nước.

Động Phong Nha - Hang Tiên được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với 7 cái nhất Động Phong Nha là thương hiệu nổi tiếng rất nhiều năm về trước, sự hấp dẫn đã thu hút lượng khách lớn đến tham quan.

Động Thiên Đường và Hang Tối - Sông Chày vừa mới được đưa vào khai thác. Động Thiên đường là hang động đẹp, thiết kế hạ tầng phù hợp và tiện lợi cùng với chiến dịch quảng bá rầm rộ, kế hoạch 2011 của doanh nghiệp là đạt doanh thu 20 tỷ đồng, đón tiếp hơn 165 ngàn lượt khách.

Hang Tối - Sông Chày mặc dù là tuyến mới, nhưng chỉ thu hút khách quốc tế, còn khách nội địa hầu như ít quan tâm.

Qua đây bước đầu cho thấy rằng một trong sự thu hút khách với PN-KB chính là các Hang động mới, hấp dẫn với tổ chức khai thác theo các chuẩn mực.

(2) Khai thác du lịch tại những điểm có hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật đặc trưng

Với nhiều địa điểm có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng sinh học phong phú như Thung lũng Sinh Tồn, Thung lũng Rào Thương, Rừng Gáo, Thác gió, Hồ Bồng lai Tiên Cảnh, đỉnh núi Ubò, Rừng Bách xanh vv… nhưng đến nay chưa có tài nguyên nào được đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch.

Năm 2008, dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đã hỗ trợ xây dựng khu du lịch sinh thái Suối nước Mọoc với quy mô 36 ha. Các hoạt du lịch tại khu vực này gồm đi bộ xuyên rừng, ngắm động thực vật, cảnh quan sông suối, bơi thuyền và tắm suối.


(3) Khai thác du lịch tại các điểm di tích

Đối với các giá trị văn hóa và lịch sử, hiện nay chỉ mới đầu tư xây dựng Khu đón tiếp và phục vụ khách tham quan, dâng hương tại Đền tưởng niệm TNXP chống Mỹ cứu nước (hang Tám Cô km 16 đường 20 Quyết thắng). Tuy nhiên, tại điểm du lịch này việc tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách còn rất sơ khai. Đã thành lập BQL thuộc Trung tâm Du lịch VHST bố trí cán bộ trực để giới thiệu và hướng dẫn khách dâng hương. Các dịch vụ bổ trợ khác chưa được đầu tư, có thể nói điểm du lịch văn hóa này chưa hoàn thiện.

4.3.3. Các dự án đầu tư phát triển du lịch‌

Hiện nay, có 25 dự án đăng ký về đầu tư du lịch của tư nhân/phi chính phủ, trong đó có hai dự án đã hoàn thành. Kể từ năm 2003 có 11 dự án xây dựng liên quan đến du lịch từ nguồn Chính phủ. Hầu hết các dự án xây dựng tập trung vào khu vực VQG PNKB. Do tình hình triển khai thủ tục đầu tư gặp nhiều khó khăn như đã nêu trên, do đó trong khu vực 6 dự án đầu tư phát triển du lịch khu vực tư nhân, đến nay chỉ có 2 dự án đã và đang triển khai giải ngân vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình, Công ty TNHH CIVIDEC giải ngân 22,3 tỷ đồng (cả 2 dự án), Công ty TNHH Đông Dương 4,4 tỷ đồng, Công ty CPTĐ Trường Thịnh 80 tỷ đồng.

4.3.4. Sự tham gia của các bên liên quan trong khai thác du lịch‌

*Dịch vụ thuyền vận chuyển khách du lịch

Để phục vụ khách tham quan động Phong Nha, xã Sơn Trạch thành lập Đội thuyền du lịch. Phương tiện thuyền do các chủ thuyền tự mua sắm, trang bị phao cứu sinh, đăng kiểm kỹ thuật an toàn giao thông. Được kiểm tra yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông và tham gia vận chuyển khách du lịch thông qua hợp đồng kinh tế với Trung tâm Du lịch và giá vé thuyền do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.


Bảng 4.8 Dịch vụ du lịch có sự tham gia của người dân địa phương (2003-2008)‌‌‌

Tính theo từng năm


2003

2004

2005

2006

2007

2008

1.Số lượng thuyền

Chiếc

230

279

291

305

309

311

2.Số quầy lưu niệm

Cái

12

16

21

25

26

28

3.Cơ sở lưu trú

Cơ sở

4

6

8

11

13

15

4.Số phòng ngủ

Phòng

52

75

87

104

116

132

5.Số lượng nhà hàng

Nhà hàng

7

13

14

15

19

21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 10

Chỉ tiêu ĐVT


Nguồn: Trung tâm Du lịch VHST, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch,2008 Số lượng thuyền du lịch tăng nhanh vào thời điểm năm 2004. Số lượng thuyền lớn nhưng chất lượng thuyền không cao, hầu như thuyền du lịch ở đây đều được cải tiến từ thuyền vận tải, hình thức kém, nội thất và tiếng ồn, khí thải và chất

thải không đạt yêu cầu.

* Tham gia dịch vụ chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, giải khát

+ Về dịch vụ chụp ảnh lưu niệm: Số lượng thợ ảnh hiện nay địa phương là 395 người, phương tiện máy móc các thợ ảnh tự mua sắm.Việc bố trí thợ ảnh đi cùng các đoàn để phục vụ cũng theo thứ tự vòng tròn của thuyền du lịch.

+ Về dịch vụ bán hàng lưu niệm, giải khát.

Cũng xuất phát từ hiệu ứng lượng khách tham quan tăng đột biến trong năm 2004, các dịch vụ bán hàng lưu niệm, ăn uống và lưu trú đã phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Các quầy hàng trong điểm du lịch được xây dựng, bố trí khá ngăn nắp và khang trang, vừa đáp ứng nhu cầu của du khách, vừa tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm hàng lưu niệm rất nghèo nàn, chủ yếu là hàng của các tỉnh, thành phố khác, các mặt hàng lưu niệm là sản phẩm của địa phương, mang giá trị truyền thống đặc trưng của địa phương rất ít, không hấp dẫn.


* Kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống:

Trước năm 2003, ở Trung tâm Phong Nha chỉ có 7 nhà hàng, thực chất là các quán xây dựng tạm bằng vật liệu thô sơ. Từ năm 2004 đến nay, đã có nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng kiên cố và rộng rải hơn, từng bước cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách. Tổ chức kinh doanh yếu, chất lượng món ăn thấp, chỉ dừng ở mức độ bình dân, thiếu chuyên nghiệp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát.

*Kinh doanh khách sạn dịch vụ lưu trú:

Năm 2003 chỉ có 4 cơ sở lưu trú, nhưng hiện nay tại Trung tâm Phong Nha đã có 15 cơ sở lưu trú (1 khách sạn của Công ty du lịch 14 nhà nghỉ của tư nhân). Tăng bình quân giai đoạn 2003-2006 tăng 30,3%. Số cơ sở lưu trú tăng, số phòng nghỉ đã tăng từ 52 lên 132 phòng. So năm 2008 với năm 2003 đã tăng lên 153,8%, bình quân cả giai đoạn tăng 20,5%.

Chất lượng phòng nghỉ không cao, chỉ đáp ứng cho các đối tượng khách bình dân với số lượng ít, là một trong những nguyên nhân làm cho khách du lịch đến tham quan chỉ đi về trong ngày mà không ngủ lại qua đêm ở đây.

4.3.5. Tính thời vụ của Du lịch PN-KB‌

Du lịch ở khu vực VQG PNKB mang tính thời vụ. Khoảng 75% khách du lịch đến khu vực VQG PNKB trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, du khách thị trường nội địa hoàn toàn theo mùa. Đối với người Việt Nam, thời gian nghỉ hè chính là từ tháng Sáu đến tháng Tám.

Điều thú vị là mùa chính của thị trường quốc tế trái ngược hẳn với thị trường trong nước. Khách quốc tế có xu hướng đi du lịch khu vực VQG PNKB từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Điều này phù hợp với các mùa cao điểm khách quốc tế nói chung, đặc biệt là thị trường Tây Âu du lịch theo đoàn. Tuy nhiên, nhìn chung tính thời vụ của khách quốc tế đến khu vực VQG PNKB là không cao lắm và lượng du khách quốc tế đến thăm khu vực VQG PNKB thấp nhưng đều đặn quanh năm.


Các tháng trong năm 2009

Tháng 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11 12

Các tháng trong năm 2009

Khách nội địa Khách quốc tế

Tỷ lệ % lượng khách đến KV VQG PNKB

Hình 4.14: Tính thời vụ của du khách tham quan khu vực VQG PNKB năm 2009‌

4.3.6. Tiếp thị và quảng bá, xúc tiến, diễn giải du lịch‌

(1) Tiếp thị và quảng bá du lịch: Hiệu quả tiếp thị và quảng bá hiện tại rất thấp, chủ yếu là do hạn chế về kinh phí và năng lực.

Bài học nhãn tiền ở PN-KB là nếu năm nào ở đây tổ chức các sự kiện, được sự quan tâm của Tỉnh đưa tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin trong nước và quốc tế thì năm đó lượng khách tăng cao hơn hẳn các năm khác.

VQG PNKB có một số hoạt động tiếp thị bao gồm các tập gấp quảng bá về điểm du lịch trong đó do các dự án của UNESCO, GTZ .... xây dựng. Xây dựng trang website nhưng chưa biên tập được phần tiếng Việt, tham gia chiến dịch bầu chọn New Seven Wonder của tổ chức New Open World

Mặc dù là điểm Du lịch quốc gia, nhưng việc chỉ dẫn địa danh du lịch cấp quốc gia cho địa danh này chưa đáp ứng được nhu cầu của khách trong nước và quốc tế, không hề có biển báo quảng bá ở các sân bay quốc tế và các thành phố lớn trong cả nước. Ngay cả hệ thống chỉ dẫn ở địa phương vẫn chưa đạt yêu cầu, nhiều nhóm khách bị đi nhầm đường là hiện tượng thường gặp ở khu vực Quảng Bình khi đến PN-KB.

Kết quả là hiệu quả về tiếp thị và quảng bá của VQG PNKB tương đối thấp. Nhìn chung, các đơn vị du lịch và lữ hành bán và tổ chức chương trình du lịch, chỗ


ở, các tuyến trọn gói và từng phần đến khu vực VQG PNKB dựa trên thông tin thu thập được mà không có bất kỳ hỗ trợ chính thức hoặc từ tỉnh hoặc quốc gia.

Kiến thức của các đơn vị du lịch và lữ hành về khu vực VQG PNKB và các hoạt động du lịch còn yếu và không đủ để chủ động quảng bá và bán sản phẩm cho khách hàng. Hầu hết các đơn vị lữ hành và du lịch không có sẵn các tập giới thiệu hoặc tài liệu quảng bá về khu vực VQG PNKB. Kiến thức chung về VQG PNKB dường như chỉ biết rằng đây là DSTG và biết đôi chút về động Phong Nha- Kẻ Bàng.

(2) Thông tin diễn giải du lịch: Mặc dù khẳng định các giá trị ngoại hạng đặc biệt về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ nhưng hầu hết du khách đến đây đều không hài lòng về thông tin và sự trải nghiệm chưa được như mong muốn. Mặc dù có phòng diễn giải "interpretation room" nhưng chỉ có một Sa bàn và một số hình ảnh về các loài động thực vật điển hình. Các thông tin diễn giải về địa chất, hang động và di tích lịch sử văn hóa của khu vực Vườn quốc gia chưa hề có. Bảo tàng tự nhiên là phần quan trọng trong việc cũng cấp và chia sẽ thông tin cho du khách nhưng chưa được xây dựng sau 10 năm thành lập Vườn quốc gia.

(3) Sức chứa và đánh giá sức chứa du lịch

Trong phạm vi thời gian và điều kiện không cho phép, việc đánh giá đầy đủ cho tất cả các điểm du lịch và các loại hình, do vậy tác giả chỉ chọn Động Phong Nha để nghiên cứu trường hợp, là đối tượng đánh giá sức chứa, nhằm giúp cho việc đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại đây.

Tính toán sức chứa cho Động Phong Nha: Động Phong Nha có ba Hang (hang Bi ký, Hang Cung Đình, hang Tiên) chiều dài có thể tham quan là 700 m,

Khoảng cách chỗ đón tiếp của Ban quản lý đến bến là 100 m, chiều dài của đò là 8 m. Theo quy định của Ban quản lý bến thuyền thì khoảng cách đảm bảo an toàn giữa các thuyền là 5 m, khoảng cách hai người ngồi trên thuyền là 1m, số lượng khách tối đa ngồi trên thuyền là 14 người bao gồm cả hướng dẫn viên;

Thời gian tham quan tối đa cho một hành trình là 2 giờ; Thời gian tham quan tại khu vực quy định là 8 tiếng. Số lượng thuyền trong ngày sử dụng tối đa phục vụ và sức chứa tối đa mà động Phong Nha tiếp nhận khách vừa đủ đảm bảo an toàn, bảo tồn tài nguyên và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

+ Nếu ta gọi bất kỳ x là biến số số lượng đò tối đa, thì trong động Phong Nha có


x*14 +( x- 1)* 5 = 700m suy ra x= 37đò.

+ Nếu gọi y là số nhóm người đi tham quan mỗi nhóm gồm 14 người ngồi trên 01 đò có thể cho phép đi tham quan an toàn tại động Phong Nha. Chiều dài cuộc tham quan từ Ban quản lý đến hết 3 hang là 800m ta có:

y* 14 + (y-1)*5 = 800 m suy ra y = 42 đoàn

+ Thời gian quy định 8 tiếng, mỗi lần tham quan là 2 tiếng nên số lượt người tham quan là 4 lượt, ta có số lượt người tham quan tối đa tại động Phong Nha là:

PCC = (x +y)*14*4 = (37+42)*56 = 4.424 người. Như vậy số lượng khách tối đa cho phép tham quan động Phong Nha là 4.424 lượt khách du lịch cho 01 ngày.

b- Xem xét các Hệ số giới hạn để tính toán giá trị sức chứa thực tế của động Phong Nha. Các yếu tố giới hạn gồm:

+ Hệ số giới hạn về thời tiết (Cf1) - Tại khu vực này có 2 tháng bão lụt, khách không thể vào tham quan động vì nước to thuyền không đi vào hang, cho nên yếu tố thời tiết được cho là yếu tố giới hạn; nên ta có M1 = 30 ngày (01 tháng), Mt

= 365 ngày, như vậy: Cf1 =30/365 =0,082 = 8,2%.

+ Hệ số giới hạn trời nắng (Cf2) tại Sơn Trạch vào tháng 5,6 ảnh hưởng đến khách từ 11-14 h đây là yếu tố giới hạn ta có M1 là 240 h; Mt = 180 (6 tháng mùa nắng) * 12h = 2160 h

Như vậy: Cf2 =240/2160=0,1111 =11.11 %.

+ Hệ số giới hạn an toàn về dịch vụ đò vận chuyển khách. Theo quy định trên 01 đò chỉ có tối đa là 14 khách và 01 hướng dẫn. Nếu số lượng người vượt quá quy định trên 14 người thì dẫn đến phạm vi giới hạn an toàn cho 01 đò là M1 =1, Mt =14 ta có Cf3=1/14=0.0714 = 7,14%.

ERCC TC =PCC. ((100- Cf1)/100). ((100- Cf2)/100).((100- Cf3)/100) =

4.244* 88,89 %* 91,67% * 92,86% = 3.211 người cho 01 ngày

Như vậy, theo kết quả tính toán số lượng khách tối đa có thể tham quan động Phong Nha là 4.424 lượt khách du lịch cho 01 ngày.

Khả năng chịu tải thực tế của động Phong Nha là 3.211 lượt người tham quan cho 01 ngày.


Nếu tính trung bình trong năm với lượng khách biến động trong phạm vi 300 ngàn lượt khách là đang nằm trong ngưỡng an toàn, chưa đe dọa đến hệ sinh thái hang động và chất lượng du lịch;

Nếu so sánh dựa vào biểu đồ diễn biến lượng khách trong năm thì với các tháng 6,7,8 vượt quá sức tải cho phép. Tuy nhiên việc này cần phải tìm ra giải pháp thích hợp.

Vấn đề ở chỗ là mối đe dọa đến sự nguyên vẹn của hệ sinh thái và sự thoải mái của du khách (xem phần đánh giá về tác động môi trường từ du lịch)

4.3.7. Đánh giá tác động của du lịch về môi trường tự nhiên và xã hội‌

4.3.7.1 Đánh giá tác động về môi trường tự nhiên‌

Dựa trên bộ tiêu chí của Liên minh Rừng nhiệt đới, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) được công bố tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN và thông tin, tư liệu đã điều tra tại khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng về tác động của Du lịch đến môi trường tự nhiên. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:

Bảng 4.9: Đánh giá gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực



Tiêu chí

Đánh giá

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

(i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng,

thức ăn và hàng tiêu dùng

Có áp dụng

(ii) Cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách

hạn chế sử dụng các sản phẩm này

Thiếu quan tâm

(iii) Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc

giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh

Chưa áp dụng

(iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng

nước sử dụng

Chưa áp dụng

Giảm ô nhiễm


(i) Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn

chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu

Chưa áp dụng

(ii) Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng

Chưa áp dụng

(iii) Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể

tái sử dụng hay tái chế

Đã áp dụng

(iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế

bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng

Thiếu kiểm soát

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023