Sơn ca Phương Đông | Alauda gulgula | x | |||
85 | Chìa vôi trắng | Motacilla alba | x | ||
86 | Chào mào vàng mào đen | Pycnonotus melanicterus | x | ||
87 | Chào mào | Pycnonotus jocosus | x | ||
88 | Chích choè | Copsychus saularis | x | ||
89 | Chích choè lửa | Copsychus malabaricus | x | ||
90 | Chiền Chiện bụng vàng | Prinia flaviventris | x | ||
91 | Khướu bạc má | Garrulax chinensis | x | ||
92 | Hoạ mi | Garrulax canorus | x | ||
93 | Hoạ mi nhỏ | Timalia pileata | x | ||
94 | Chim chích | Acrocephalus | x | ||
95 | Chim chích | Cettia | x | ||
96 | Chim chích | Phylloscopus | x | ||
97 | Hút mật đuôi nhọn | Aethopyga christinae | x | ||
98 | Di đá | Lonchura punctulata | x | ||
99 | Di đầu đen | Lonchura malacca | x | ||
100 | Sẻ | Passer montanus | x | x | |
101 | Rồng rộc | Ploceus philippinus | x | x | |
102 | Sáo Sậu | Sturnus nigricollis | x | ||
103 | Sáo nâu | Acridotheres tristis | x |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Vùng Nghiên Cứu
- Thành Phần Và Cấu Trúc Thành Phần Loài Động Vật Có Xương Sống Ở Hệ Sinh Thái Đầm Lầy Rừng Nà, Mộ Đức
- Về Giá Trị Của Các Loài Động Vật
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Đa Dạng Sinh Học Hệ Sinh Thái Đầm Lầy Rừng Nà
- Đề Xuất Các Giải Pháp Nhằm Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Tại Khu Vực
- Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 10
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Sáo mỏ vàng | Acridotheres cinereus | x | |||
105 | Sáo đen, Sáo mỏ ngà | Acridotheres cristatellus | x | ||
106 | Chèo bẻo đen | Dicrurus macrocercus | x | ||
107 | Chèo bẻo cờ đuôi chẻ | Dicrurus sp | x | ||
108 | Rái cá vuốt bé | Aonyx cinerea | x | x | x |
109 | Chuột | Rattus sp |
* Các loài động vật có ích:
Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để cấu thành nên hệ sinh thái tự nhiên là nguồn tài nguyên động vật hoang dã. Sự tiến hoá và phát triển của chúng không những cấu thành nên tính đa dạng sinh học, thiết lập nên sự cân bằng sinh thái tự nhiên mà còn có vai trò ý nghĩa rất to lớn trong cuộc sống cộng đồng.
Nhiều loài động vật nhất là những loài động vật có xương sống được xem là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống con người. Thật vậy giống như nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới và Việt Nam, người dân xã Đức Thạnh từ xa xưa cứ nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác đã từng biết cách chọn lựa, khai thác, sử dụng các nguồn lợi động vật hoang dã đã phục vụ cho cuộc sống mưu sinh hàng ngày của mình. Qua từng giai đoạn trong lịch sử, người dân đã dần dần từng bước phát hiện, đánh giá các loài động vật có giá trị kinh tế theo mục đích khác nhau để săn bắt, thuần hoá, nuôi dưỡng thành những vật nuôi có ích, khai thác những giá trị thực phẩm…của chúng.
Ngoài giá trị to lớn về mặt thực phẩm, các động vật có xương sống trên cạn còn cung cấp cho con người nhiều sản phẩm có giá trị khác như xương, mật, gan…
Một khi nền nông nghiệp sinh thái được hình thành và phát triển, người ta sẽ nuôi thêm nhiều loài động vật nhằm săn bắt các loài động vật gây hại khác trong
chiến lược đấu tranh sinh học và thiên địch của thiên nhiên. Đây cũng là hướng chiến lược không chỉ có lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững mà còn phục vụ cho việc giải trí, tôn tạo cảnh quan sinh thái và góp phần xây dựng nền văn hoá du lịch trong thời kỳ công nghiệp hoá.
* Những loài động vật phổ biến ở Rừng Nà
Nghiên cứu cũng đã xác định được 40 loài ĐVCXS có số lượng loài lớn ở Rừng Nà (Bảng 3.9). Đây là những loài quan trọng trong việc sử dụng sinh cảnh Rừng nà cùng như tạo cảnh quan đặc trưng về động vật có thể phục vụ cho khai thác du lịch, phát triển kinh tế.
Lớp Cá xương, những loài có cơ quan hô hấp phụ, sống chui rúc... thích nghi được với điều kiện đầm lầy nên có số lượng rất nhiều. Các loài thuộc lớp Lưỡng cư, Bò sát phổ biến ở Rừng Nà cũng là những loài có đời sống thích nghi tốt với đặc điểm của Rừng Nà. Đối với lớp Chim, các loài chim di cư mùa đông thường bay về hàng đàn lớn để cư trú và kiếm ăn trong và quanh Rừng Nà.
Bảng 3.9: Những loài ĐVCXS phổ biến ở Rừng Nà
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | |
1. | Chạch bùn | Misgurus anguillicaudatus (Cantor) |
2. | Cá trê đen | Clarias fuscus (Lacepède) |
3. | Lươn đồng | Monopterus albus (Zuiew) |
4. | Cá Rô đồng | Anabas testudineus (Block) |
5. | Cá quả | Channa maculata (Block) |
Ếch giun | Ichthyophis sp. | |
7. | Ếch đồng | Hoplobatrachus rugulosa (Wiegman) |
8. | Ngoé | Limnonectes limnocharis (Boie) |
9. | Cóc nước sần | Occidozyga lima (Gravenhorst) |
10. | Chẫu | Rana guentheri Boulenger |
11. | Ếch cây mép trắng | Polypedates leucomystax (Gravenhorst) |
12. | Nhái bầu Becmơ | Microhyla berdmorei ( Blyth ) |
13. | Nhái bầu Butlơ | Microhyla butleri Boulenger |
14. | Thằn lằn bóng hoa | Mabuya multifasciata (Kuhl) |
15. | Rắn mống | Xenopeltis unicolor Reinwardt |
16. | Rắn leo cây | Dendrelaphis pictus (Gmelin) |
17. | Rắn liu điu | Enhydris plumbea (Boie) |
18. | Rắn ráo thường | Ptyas korros (Schlegel) |
19. | Rắn cạp nong | Bungarus fasciatus (Schneider) |
20. | Rắn lục xanh | Trimeresurus stejnegeri Schmidt |
21. | Cò ngàng lớn | Casmerodius albus (Linnaeus) |
22. | Cò ngàng nhỡ | Mesophoyx intermedia (Wagler) |
23. | Cò ngàng nhỏ | Egretta garzetta (Linnaeus) |
24. | Cò trắng Trung quốc | Egretta eulophotes (Swinhoe) |
Cò bợ | Ardeola bacchus (Bonaparte) | |
26. | Vạc | Nycticorax nycticorax (Linnaeus) |
27. | Cuốc ngực trắng | Amaurornis phoenicurus (Pennant) |
28. | Nhát hoa | Rostratula benghalensis (Linnaeus) |
29. | Cà kheo | Himantopus himantopus (Linnaeus) |
30. | Rẽ giun thường | Gallinago gallinago (Linnaeus) |
31. | Tu Hú | Eudynamys scolopacea (Linnaeus) |
32. | Bìm bịp lớn | Centropus sinensis (Stephens) |
33. | Trảu đầu hung | Merops orientalis Latham |
34. | Chìa vôi trắng | Motacilla alba Linnaeus |
35. | Hoành hoạch | Pycnonotus blanfordi Jerdon |
36. | Chích mày xám | Phylloscopus maculipennis ( Blyth ) |
37. | Chim chích nâu | Phylloscopus fuscatus ( Blyth ) |
38. | Hút mật đen | Nectarinia asiatica (Latham) |
39. | Sẻ | Passer montanus (Linnaeus) |
40. | Chuột đồng lớn | Rattus hoxaensis Dao |
3.3.3. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học
Đối chiếu thành phần loài động vật có xương sống ở Rừng Nà với Nghị định 32/NĐ-CP, Sách đỏ Việt Nam 2007, Danh lục đỏ thế giới IUCN 2009, kết quả đã xác định được các loài quý hiếm, đe doạ như sau (Bảng 3.10).
Bảng 3.10: Các loài Động vật có xương sống quý hiếm, bị đe doạ ở Rừng Nà
Loài | Tên Tiếng việt | Mức độ quý hiếm, đe doạ | |||
SĐ VN 2007 | NĐ32 | IUCN 2009 | |||
1. | Elaphe radiata (Schlegel) | Rắn sọc dưa | VU | IIB | |
2. | Ptyas korros (Schlegel) | Rắn ráo thường | EN | ||
3. | Ptyas mucosus (Linnaeus) | Rắn ráo trâu | EN | IIB | |
4. | Bungarus candidus (Linnaeus) | Rắn cạp nia nam | IIB | ||
5. | Bungarus fasciatus (Schneider) | Rắn cạp nong | EN | IIB | |
6. | Ophiophagus hannah (Cantor) | Rắn hổ mang chúa | CR | IB | |
7. | Egretta eulophotes (Swinhoe) | Cò trắng Trung Quốc | VU | ||
8. | Psittacula roseata Biswas | Vẹt đầu hồng | IIB | ||
9. | Psittacula alexandri (Linnaeus) | Vẹt ngực đỏ | IIB | ||
10. | Alcedo hercules Laubmann | Bồng chanh rừng | NT | ||
11. | Copsychus malabaricus (Scopoli) | Chích chòe lửa | IIB | ||
12. | Aonyx cinerea (Iiiiger) | Rái cá vuốt bé | VU | IB | VU |
13. | Viverricula indica (Desmarest) | Cầy hương | IIB |
Ghi chú:
- Sách đỏ Việt Nam 2007: CR: Cực kỳ nguy cấp; EN: Đang nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP: IB: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIB: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
- IUCN Redlist 2009: NT: Sắp đe doạ; VU: Sẽ nguy cấp.
Qua Bảng 3.10 cho thấy có 10 loài có tên trong Nghị định 32/NĐ - CP của chính phủ. Có 6 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và 3 loài có tên trong Danh lục đỏ thế giới 2009.
3.3.4. Giá trị dịch vụ môi trường
Rừng là một loại đệm đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu như một nhân tố hình thành quan trọng, mà còn có vai trò như một nhân tố điều hoà khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi cho sự tồn tại của sinh giới. Những chức năng sinh thái quan trọng nhất của rừng là điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất.
Rừng Nà ở đây cũng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống của xã Đức Thạnh. Việc phá rừng trong vài thập kỷ gần đây đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trên phạm vi toàn xã. Biểu hiện rò nhất ở đây, đó là diện tích rừng ngày càng thu hẹp dẫn đến đa dạng sinh học của rừng Nà ngày một suy giảm, các giống loài động, thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
Như chúng ta đã biết một khi diện tích rừng suy giảm sẽ làm cho ĐDSH suy giảm. Tính ĐDSH rừng suy giảm chủ yếu do các hiểm hoạ từ tự nhiên và con người.
Con người trực tiếp phá huỷ, chia cắt, làm suy thoái nơi sống (sinh cảnh) của các loài. Phá huỷ nơi sống hay sinh cảnh sống của loài là mối đe doạ chính đối với mất mát ĐDSH. Mất nơi cư trú được coi là nguy cơ đầu tiên làm cho các động vật có xương sống bị tuyệt chủng và cũng là nguy cơ đối với các loài động vật không xương sống và thực vật. Phần lớn nơi cư trú nguyên thuỷ là rừng, do đó việc duy trì và bảo vệ rừng Nà không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ riêng của xã Đức Thạnh mà là vấn đề được toàn tỉnh quan tâm.
+ Điều hoà khí hậu
Ảnh hưởng của rừng đến khí hậu trước hết thể hiện ở vai trò ổn định thành phần không khí. Trong quá trình hoạt động sống, rừng lấy CO2 của khí quyển để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ đồng thời cũng giải phóng O2 vào khí quyển.
Khi tạo ra một tấn gỗ khô, cây rừng đã giải phóng ra từ 1,39 đến 1,42 tấn O2 tuỳ từng loài, có thể nói rừng như là một nhà máy khổng lồ chế tạo ra O2. Trong hoạt động sống, rừng có khả năng đồng hoá, hấp thụ một số chất khí này và đưa vào khí quyển một số chất khí khác. Nhờ đó rừng có vai trò đặc biệt trong ổn định thành phần không khí của khí quyển.
Phá rừng trong những năm gần đây đã dẫn đến quá trình thay đổi các chất khí trong khí quyển rất lớn, mà chủ yếu là tăng nồng độ CO2 ( hiện nay nồng độ CO2 là 0,03%). Khi hàm lượng CO2 tăng lên, hiệu ứng nhà kính của khí quyển tăng lên. Kết quả sẽ làm cho trái đất ngày một nóng hơn. Nếu tiếp tục phá rừng thì hàm lượng CO2 tiếp tục tăng và nhiệt độ khí quyển diễn biến phức tạp. Sự gia tăng của lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, phát triển những dịch bệnh… ngày càng tăng lên.
Trong thực tế con người vẫn chưa lường hết được những gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ trái đất đang không ngừng tăng lên. Rừng còn tham gia duy trì tầng ôzôn, bảo vệ trái đất khỏi các tia bức xạ. Rừng cũng có khả năng làm giảm nồng độ các chất khí độc: H2S, NO2, CH4, CO...Rừng có vai trò như một nhân tố điều hoà khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.
+ Hấp thụ bụi
Tán của các cây trong Nà như một “máy lọc xanh” có khả năng hấp thụ tro, bụi, cản trở sự lan truyền của chúng trong không gian. 1 ha rừng có thể giữ được 30 đến 50 tấn bụi trong năm, giảm 30 - 40 % lượng bụi trong khí quyển (Nguồn : Khí tượng thuỷ văn rừng - Trường ĐH Lâm nghiệp). Nhiều thực vật có khả năng đồng hoá các chất trong khí quyển, chẳng hạn các chất thơm, hợp chất cácbon, ete, tinh dầu, phenon v.v… Ở đây nếu chúng ta muốn tính giá trị của khả năng hấp thụ bụi của Rừng Nà thì cần phải đầu tư thiết bị xử lý bụi . Tuy nhiên thực tế chúng ta còn