Bảng 3.3. Các họ thực vật ưu thế ở rừng Nà
Tên họ | Loài | ||
Số lượng | Tỷ lệ % | ||
1 | Moraceae | 5 | 9,6 |
2 | Myrtaceae | 5 | 9,6 |
3 | Euphorbiaceae | 5 | 9,6 |
4 | Rubiaceae | 4 | 7,7 |
5 | Caesalpiniaceae | 2 | 3,8 |
6 | Lauraceae | 2 | 3,8 |
7 | Symplocaceae | 2 | 3,8 |
Tổng | 25 | 48,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Đa Dạng Sinh Học
- Đặc Điểm Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Vùng Nghiên Cứu
- Về Giá Trị Của Các Loài Động Vật
- Những Loài Đvcxs Phổ Biến Ở Rừng Nà
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Đa Dạng Sinh Học Hệ Sinh Thái Đầm Lầy Rừng Nà
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Ở bậc chi, hầu hết các chi ở khu hệ thực vật Rừng Nà chỉ có 1 loài, ngoại trừ chi Ficus có 5 loài, Psychotria có 3 loài và 2 chi Symplocos, Syzygium có 2 loài.
Một cách đơn giản để đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật là thông qua các chỉ số đa dạng của các họ, chi trong khu hệ. Tổng các chỉ số đó (gọi là chỉ số đa dạng phân loại) càng cao thì mức độ đa dạng càng lớn. Khu hệ thực vật Rừng Nà có các chỉ số như sau: chỉ số họ là 1,5 (mỗi họ trung bình có 1,5 loài), chỉ số chi là 1,2 (mỗi chi trung bình có 1,2 loài), chỉ số chi/họ là 1,3 và chỉ số đa dạng phân loại là 4,0. Các chỉ số trên cho thấy hệ thực vật này có mức độ đa dạng thấp, điều này phù hợp với sự đơn giản trong cấu trúc thảm thực vật của Rừng Nà.
Tuy không nằm trong danh lục thành phần loài thực vật Rừng Nà, nhưng trong quá trình khảo sát thực địa nhận thấy có sự xuất hiện của 2 loài ngoại lai xâm hại là Mai dương Mimosa pigra L. (họ Trinh nữ Mimosaceae) và Bèo Lục Bình Eichhornia crassipes Solms (họ Pontederiaceae) phân bố ven Nà Đôn Lương. Theo quan sát thấy cây Mai Dương có khả năng phát triển rất tốt và đang có xu hướng lấn chiếm các khoảng đất trống ở bìa Rừng Nà. Loài ngoại lai xâm hại này có khả năng phát tán nhanh, thích hợp với môi trường ẩm ướt, bán ngập nên cần đặc biệt lưu ý và có biện pháp loại bỏ khi thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn Rừng Nà.
Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật Rừng Nà
Giá trị tài nguyên thực vật Rừng Nà được đánh giá dựa trên mục đích sử dụng của các loài đã xác định được ở khu hệ (bảng 3.4).
Bảng 3.4. Giá trị sử dụng của thực vật Rừng Nà
Kí hiệu | Số loài | % tổng số loài | |
Cây làm thuốc | M | 22 | 40,4 |
Cây lấy gỗ | T | 11 | 23,1 |
Cây làm cảnh | Or | 7 | 13,5 |
Cây ăn quả, làm thực phẩm … | F | 5 | 9,6 |
Cây cho tinh dầu | Oil | 2 | 3,8 |
Trong tổng số 52 loài đã xác định ở Rừng Nà có 28 loài có giá trị sử dụng, một số loài chỉ có 1 mục đích sử dụng nhưng cũng có nhiều loài được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó nhóm cây làm thuốc có số loài lớn nhất với 22 loài chiếm 40,4 % tổng số loài, tiếp đến là nhóm cây lấy gỗ (12 loài, chiếm 23,1%), nhóm cây làm cảnh (7 loài, chiếm 13,5%), nhóm cây ăn quả (5 loài, chiếm 9,6%) và cuối cùng là nhóm cây cho tinh dầu chỉ có 2 loài (chiếm 3,8%).
- Cây làm thuốc (Medicinal plants): cây thuốc từ lâu là nguồn tài nguyên quan trọng và gần gũi với đời sống nhân dân trong vùng. Trong số 22 loài thực vật có giá trị làm thuốc những loài thường gặp là Gáo (Glochidion zeylanicum), Bùi tụ tán (Ilex cymosa), Vối (Cleistocalyx operculatus)…, một số loài khác số lượng cá thể rất ít như Dành dành (Gardenia angusta), Tràm (Melaleuca leucadendra), Hương lâu (Dianella ensifolia), Thanh thất (Ailanthus triphysa).
- Cây lấy gỗ (Timber plants): Nhóm loài có khả năng lấy gỗ gồm 11 loài, thường gặp là Gáo (Glochidion zeylanicum), Bùi tụ tán (Ilex cymosa), Vối (Cleistocalyx operculatus), Dung dung (Symplocos spp.), Ba chạc (Euodia lepta). Tuy nhiên cá thể các loài này ở Nà có kích thước không lớn, đường kính ngang ngực thường đạt từ 7 - 41cm.
- Cây làm cảnh (Ornamental plants): Số loài cây có thể làm cảnh ở Rừng Nà không nhiều, gồm 7 loài, trong đó đánh chú ý là các loài như Gừa (Ficus microcarpa), Dành dành (Gardenia angusta), Đuôi phượng (Rhaphidophora decursiva), đặc biệt là Gừa hiện còn nhiều cá thể với kích thước lớn.
- Cây ăn quả, làm thực phẩm (Food plants, Ediable plants): bao gồm 5 loài có quả ăn được là Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Vối (Cleistocalyx operculatus), Xăng mã (Carallia brachiata), Mua (Melastoma cf. sangonense) và Ba chạc (Euodia lepta).
- Cây cho tinh dầu (Oil plants) chỉ có 2 loài là Dành dành (Gardenia angusta) và Tràm (Melaleuca leucadendra), tuy nhiên số lượng cá thể các loài này còn rất ít ở Rừng Nà, chỉ gặp ở Nà Ông Rân.
Ngoài ra, ở Rừng Nà còn gặp loài Sơn dây (Strophanthus sp.), thân và lá loại cây leo nhiều năm này chứa nhựa mủ và có thể gây sưng ngứa nếu da người tiếp xúc với nhựa mủ này.
Như vậy, qua điều tra khảo sát Rừng Nà chứa đựng một nguồn tài nguyên thực vật khá phong phú với nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
3.2.2. Thành phần và cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống ở hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà, Mộ Đức
Qua quá trình khảo sát thực địa, phân tích mẫu vật và xử lý các thông tin phỏng vấn đã ghi nhận được 123 loài động vật có xương sống thuộc 5 lớp, 21 bộ, 57 họ và 92 giống có ở khu vực Rừng nà (Phụ lục 2).
Động vật có xương sống Rừng Nà có 3 nhóm là nhóm di cư mùa đông, nhóm di cư mùa hè và nhóm định cư, đối với nhóm di cư thì chủ yếu là lớp chim. Trong đó, nhóm di cư mùa đông có 23 loài (chiếm 18,7% tổng số loài), nhóm di cư mùa hè có 17 loài (chiếm 13,8 % tổng số loài), nhóm định cư có số lượng loài nhiều nhất (83 loài, chiếm 67,5%).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thiếu vắng nhiều đơn vị taxon quan trọng như bộ Ưng, bộ Cắt (động vật săn mồi thường đứng cuối chuỗi thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái) mặc dù thông tin phỏng vấn có
cơ sở để khẳng định sự có mặt của chúng nhưng không đủ cơ sở để xác định cho các bậc phân loại thấp hơn. Đáng chú ý là các loài chim có kích thước nhỏ như hút mật, chim chích, một số loài thú như dơi, chuột cũng được người dân cung cấp đủ thông tin qua phỏng vấn.
Ngoài các loài cá nước ngọt thông thường, các loài cá có cơ quan hô hấp phụ điển hình thích nghi với đầm lầy cũng chưa được ghi nhận.
Mặc dù vậy, với diện tích tương đối nhỏ, sinh cảnh không đa dạng và bị chia cắt thành 6 khu riêng biệt nhưng với 123 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận cũng đã phản ánh được đặc trưng cho thành phần động vật ở khu vực nghiên cứu (động vật có đời sống gắn liền với môi trường nước chiếm ưu thế, ít đa dạng về số lượng loài, một số loài ưu thế về số lượng cá thể...).
Cấu trúc thành phần loài.
Qua phân tích thành phần loài cho thấy lớp Chim (Aves) có 84 loài thuộc 57 giống, 29 họ, 11 bộ là lớp có số bậc taxon đa dạng nhất. Tiếp theo là lớp Bò sát (Reptilia) có 17 loài thuộc 15 giống, 7 họ, 1 bộ; lớp Lưỡng cư (Amphibia) có 11 loài thuộc 9 giống, 15 họ, 2 bộ; lớp Cá xương (Osteichthyes) có 7 loài thuộc 7 giống, 5 họ, 4 bộ; đơn giản nhất là lớp Thú (Mamamlia) chỉ có 4 loài thuộc 4 giống, 3 họ, 3 bộ (Bảng 3.5).
Số lượng về thành phần loài ĐVCXS ở Rừng Nà như vậy cũng chưa đầy đủ so với thực tế vốn có của nó. Tuy nhiên, những số liệu này cũng thể hiện được tính đa dạng của các bậc taxon.
Bảng 3.5: Số lượng các bậc taxon của các lớp ĐVCXS ở Rừng Nà
Các lớp ĐVCXS | Bộ | Họ | Giống | Loài | |||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | ||
1 | Thú | 3 | 14,3 | 3 | 6,1 | 4 | 4,3 | 4 | 3,3 |
2 | Chim | 11 | 52,4 | 29 | 59,2 | 57 | 62 | 84 | 68,2 |
3 | Bò sát | 1 | 4,8 | 7 | 14,3 | 15 | 16,3 | 17 | 13,9 |
4 | Lưỡng cư | 2 | 9,5 | 5 | 10,2 | 9 | 9,9 | 11 | 8,9 |
Cá | 4 | 19 | 5 | 10,2 | 7 | 7,5 | 7 | 5,7 | |
Tổng | 21 | 100 | 49 | 100 | 92 | 100 | 123 | 100 |
Các chỉ số đa dạng
Trong tổng số 123 loài động vật được phát hiện thuộc 92 giống, 49 họ, 21 bộ. Như vậy trung bình mỗi giống có 5,8 loài, mỗi họ có 8,5 giống và 10,2 loài. Mỗi bộ chứa 33,2 loài, 27,8 giống và 14,35 họ (Bảng 3.6)
Bảng 3.6: Tỷ số đa dạng giữa các bậc taxon của các nhóm ĐVCXS ở Rừng
Nà.
Các lớp ĐVCXS | Họ/bộ | Giống/bộ | Loài/bộ | Giống/họ | Loài/họ | Loài/giống | |
1 | Thú | 1 | 1,3 | 1,3 | 1,3 | 1,3 | 1 |
2 | Chim | 2,6 | 5,2 | 7,6 | 2 | 2,9 | 1,5 |
3 | Bò sát | 7 | 15 | 17 | 2 | 2,4 | 1,1 |
4 | Lưỡng cư | 2,5 | 4,5 | 5,5 | 1,8 | 2,2 | 1,2 |
5 | Cá | 1,25 | 1,8 | 1,8 | 1,4 | 1,4 | 1 |
Tổng | 14,35 | 27,8 | 33,2 | 8,5 | 10,2 | 5,8 |
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở taxon bậc giống hầu hết là giống đơn loài (có đến 71 giống đơn loài, chiếm 77,2% tổng số giống), có 21 giống có từ 2 loài trở lên, gồm:
- Giống Phylloscopus (Aves) có 5 loài.
- Giống Microhyla (Amphibia), Streptopelia, Pycnonotus, Cettia, Acrocephalus, Acridotheres (Aves) mỗi giống có 3 loài.
- Giống Ptyas, Bungarus (Reptilia), Egretta, Ardea, Turnix, Vanellus, Psittaculla, Centropus, Alcedo, Merops, Copsychus, Garrulax, Lonchura, Dicrurus (Aves) mỗi giống có 2 loài .
3.3. Về giá trị của đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà
3.3.1. Về giá trị của các loài Thực vật
Bảng 3.7. Công dụng của các loài thực vật hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà
Tên Họ | Stt loài | Tên khoa học | Tên tiếng Việt | Công dụng | |
Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta | |||||
1 | Aspidiaceae | 1 | Taenitis blechnoides (Willd.) Sw. | Ráng hình dải | |
2 | Davalliaceae | 2 | Nephrolepsis hirsutula (G.Forst.) C.Presl. | Ráng móng trâu lông | |
3 | Blechnaceae | 3 | Stenochlaena palustris (Burm.f.) Bedd. | Chai, Choại | |
4 | Ligodiaceae | 4 | Lygodium scandens (L.) Sw. | Bòng bong leo | |
Ngành Ngọc Lan – Magnoliophyta | |||||
Lớp Ngọc Lan – Magnoliopsida | |||||
5 | Apocynaceae | 5 | Strophanthus sp. | Sơn dây | |
6 | Aquifoliaceae | 6 | Ilex cymosa Blume | Bùi tụ tán | T, M |
7 | Asclepiadaceae | 7 | Dischidia sp. | Song ly | |
8 | Caesalpiniaceae | 8 | Ormosia sp. | Ràng ràng | |
9 | Caesalpinia sp. | Me leo | |||
9 | Clusiaceae | 10 | Calophyllum inophyllum L. | Mù u | M, T |
10 | Dilleniaceae | 11 | Tetracera scandens (L.) Merr. | Dây chìu | M, Or |
11 | Euphorbiaceae | 12 | Bridelia insulana Hance | Đỏm | M |
13 | Croton sp. |
14 | Mallotus microcarpus Pax et Hoffm. | Ruối trái nhỏ | T | ||
15 | Glochidion zeylanicum (Gaertn.) A. Juss. | Sóc tích lan, Gáo | M, T | ||
16 | Phyllanthus cf. gracilipes Muell.- Arg. | Diệp hạ châu cọng mảnh | |||
12 | Fabaceae | 17 | Canavalia cathartica Thouars | Đậu cộ biển, Đậu dao | M |
13 | Flacourtiaceae | 18 | Scolopia chinensis (Lour.) Clos | Bóm tàu, Bôm tàu | |
14 | Lauraceae | 19 | Cassytha filiformis L. | Tơ xanh | M |
20 | Machilus chinensis (Champ. ex Benth.) Hemsl. | Vàng trắng Trung quốc, Kháo | T | ||
15 | Melastomaceae | 21 | Melastoma cf. sangonense | Mua | Or, F |
16 | Mimosaceae | 22 | Archidendron clypearia (Jack) I.Nielsen | Mán đĩa | |
17 | Moraceae | 23 | Ficus microcarpa L.f. | Gừa, Si | M, Or |
24 | Ficus hispida var. badiostrigosa Corner | Sung đất, Ngái rễ | Or | ||
25 | Ficus formosana Maxim. | Sung Đài Loan | |||
26 | Ficus simplicissima Lour. | Ngái đơn | |||
27 | Ficus simplicissima Lour. var. annamica (Gagnep.) Corner | Ngái vẽ, Vú bò nam |
Myrsinaceae | 28 | Myrsine linearis (Lour.) Poir. | Xay hẹp, Ma ca | ||
19 | Myrtaceae | 29 | Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry | Vối, Trâm nắp | M, T, F |
30 | Melaleuca leucadendra (L.) L. | Tràm | M, Oil | ||
31 | Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. | Sim | M, Or, F | ||
32 | Syzygium sp. | Trâm | |||
33 | Syzygium zeylanicum (L.) DC. | Trâm vỏ đỏ | M, T | ||
20 | Oleaceae | 34 | Olea brachiata (Lour.) Merr. | Ô liu nhánh | |
21 | Rhizophoraceae | 35 | Carallia brachiata (Lour.) Merr. | Xăng mã, Trúc tiết | M, T, F |
22 | Rubiaceae | 36 | Gardenia angusta (L.) Merr. | Dành dành | M, Or, Oil |
37 | Psychotria montana Blume | Lấu núi | M | ||
38 | Psychotria sarmentosa var. membranacea (Pit.) P.H.Hô | Lấu leo | |||
39 | Psychotria serpens L. | Lấu bò | |||
23 | Rutaceae | 40 | Euodia lepta (Spreng.) Merr. | Ba chạc | M, F, T |
24 | Simarubaceae | 41 | Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston | Càng hom, Thanh thất | M |
25 | Symplocaceae | 42 | Symplocos sp1. | Dung dung | T |
43 | Symplocos sp2. | Dung dung | T |