Các Thông Số Phân Tích Nước Thải


Trước những giá trị mang lại từ các làng hoa thì hướng phát triển làng hoa theo một hướng mới, hướng đến du lịch sinh thái là một điều rất cần thiết.[2]

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào những hình thức truyền thống sẵn có, nhưng có sự hoà nhập vào môi trường tự nhiên với văn hoá bản địa, du khách có thêm những nhận thức về đặc điểm của môi trường tự nhiên, về những nét đặc thù vốn có của văn hoá từng điểm, từng vùng, khu du lịch và có phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những tổn thất, xâm hại đối với môi trường tự nhiên và nền văn hoá sở tại. Còn về quy mô của loại hình du lịch sinh thái thì tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện, biện pháp tổ chức của nhà quản lý hoạt động du lịch, có thể dần dần từ quy mô khiêm tốn để phát triển rộng rãi.

Hiện nay, DLST đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều dự án bảo tồn thiên nhiên và phát triển cảnh quan, các mục tiêu của du lịch sinh thái có liên quan đến các khu bảo tồn thiên nhiên.Trong những năm qua, DLST đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển DLST đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, DLST còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu tổng quát: đề xuất được mô hình đểbảo tồn và phát triển làng nghề hoa cây kiểng tại TP.HCM theo hướng DLST gắn với BVMT.


- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá được hiện trạng, dự báo phát thải và tiềm năng phát triển của làng nghề hoa cây kiểng thành phố.

+ Đề xuất tiêu chí xác định “làng nghề sinh thái kết hợp với du lịch và văn hóa địa phương”.

+ Áp dụng bộ tiêu chí đã đề xuất để đánh giá cho trường hợp điển hình: Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức

+ Đề xuất được các giải pháp và mô hìnhphát triển làng nghề trồng hoa kiểng Thủ Đứctheo hướng DLST gắn với BVMT.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: các hộ sản xuất, kinh doanh tại làng nghề hoa kiểng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (làng nghề hoa kiểng Thủ Đức, quận Thủ Đức; làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc, quận 12)

- Phạm vi không gian: các phường tập trung trồng hoa kiểng tại quận Thủ Đức (phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Bình, Linh Đông) và quận 12 (phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông)

- Phạm vi thời gian: Số liệu hiện trạng các hộ sản xuất, kinh doanh đang hoạt động được cập nhật đến năm 2016.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng phân bố và phát triển làng nghề tại các khu vực nông thôn TP.HCM

- Đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải do hoạt động của làng nghề trồng hoa kiểng TP.HCM

- Đề xuất tiêu chí xác định “Làng nghề du lịch sinh thái kết hợp với BVMT”.

- Áp dụng bộ tiêu chí đã đề xuất để đánh giá cho trường hợp điển hình: Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức

- Đề xuất các giải pháp hướng đến phát triển theo mô hình DLST gắn với BVMT cho làng nghề hoa kiểng Thủ Đức


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a. Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp sử dụng phiếu điều tra, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn tại hiện trường của các đối tượng nghiên cứu chính (các hộ dân trong các làng nghề, chính quyền các địa phương có liên quan, các chuyên gia và các cán bộ quản lý,… nhằm thu thập và xử lý các số liệu về hoạt động sản xuất TTCN tại các làng nghề, hiện trạng ô nhiễm, hiện trạng công tác bảo vệ môi trường, hiện trạng ý kiến của cộng đồng dân cư, cán bộ, công nhân... trên địa bàn thuộc các đối tượng nghiên cứu và những người liên quan khác trong các ban ngành của các địa phương.

Cụ thể, đề tài tiến hành thực hiện lập các mẫu phiếu điều tra, điều tra khảo sát, thống kê và đánh giá thực trạng tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề hoa kiểng tại quận Thủ Đức và quận 12. Thực hiện công tác điều tra khảo sát dự kiến tại 30 cơ sở sản xuất tại làng nghề nhằm nắm rõ tình hình sản xuất, hiện trạng môi trường để làm cơ sở cho việc đề xuất nội dung, giải pháp thực hiện. Để thực hiện nôi dung này sẽ xây dựng các mẫu phiếu phục vụ công tác điều tra (tổ chức điều tra nhằm lấy ý kiến các công ty, doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất tại làng nghề).Dựa vào quy mô và sự phân bố của các hộ tại làng nghề, mỗi phường sẽ chọn đại diện hộ có 01 quy mô nhỏ

>1.000m2, 02 quy mô vừa >2.000m2 (do các hộ có quy mô vừa chiếm đa số) và 01

quy mô lớn <2.000m2 và 01 hộ trồng lan/cây kiểng (do các hộ này chỉ chiếm 5%/tổng số hộ). Quy trình trồng và chăm sóc của các hộ trồng mai tương đối giống nhau, chủ yếu khác nhau về diện tích sản xuất. Nên sẽ chọn được 5 hộ đại diện/phường để khảo sát

+ Tiến hành khảo sát tại 4 phường Linh Đông, Tam Phú, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước của làng nghề hoa kiểng quận Thủ Đức, TP.HCM, với số mẫu đại diện là 20 mẫu chia đều trên 4 phường.

+ Tiến hành khảo sát tại 3 phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông của làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc quận 12, với số mẫu đại diện là 15 mẫu chia đều trên 3 phường.


Tiến hành khảo sát để thu thập thông tin bằng một số phương pháp như: phương pháp điều tra khảo sát thực địa bằng cánh thành lập bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ trồng hoa kiểng, phương pháp đo đạc lấy mẫu tại hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm.

b. Phương pháp kế thừa số liệu

Kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu sẵn có liên quan đến đề tài như:

- Tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có ở ngoài nước và trong nước, liên quan đến vấn đề du lịch sinh thái tại làng nghề, các nghiên cứu liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm tại làng nghề

- Tài liệu tổng quan chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh..tại làng nghề hoa kiểng tại quận 12 và quận Thủ Đức. Những thông tin, số liệu này được tổng hợp, thu thập thông qua các báo cáo chuyên đề của các cơ quan chức năng và từ các trang web liên quan.

c. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước

- Lấy mẫu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước tại làng nghề hoa kiểng quận 12 và quận Thủ Đức, với các chỉ tiêu cần phân tích như sau: TSS, COD, tổng N, tổng P, …

- Đối với phương pháp đo đạc, lấy mẫu tại hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm: lấy các mẫu nước giếng chưa qua xử lý, và các mẫu đất của hộ trồng mai và trồng lan, canh kiểng đại diện. Việc đo đạc lấy mẫu hiện trương và phân tích tại phòng thí nghiệm được thực hiện theo các yêu cầu đã được chuẩn hóa. Kết quả của phương pháp này giúp đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường đất, chất lượng nước ngầm….của nơi sản xuất hoa kiểng.

- Các mẫu nước sẽ tiến hành phân tích 4 chỉ tiêu. Mẫu đất được phân tích 2 chỉ tiêu.Toàn bộ thí nghiệm phân tích được tiến hành tại phòng thí nghiệm Viện Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh. Các thông số được phân tích theo phương pháp chuẩn (standard methods) và được mô tả trong bảng 0-1 và 0-2:


Bảng 0-1.Các thông số phân tích nước thải


TT

Chỉ tiêu phân tích

Ðơn vị

Phương pháp thử

1

COD

mg/L

SMEWW 5220 C : 2012

2

TSS

mg/L

SMEWW 2540 D : 2012

3

Tổng N

mg/L

TCVN 6638 : 2000

4

Tổng P

mg/L

SMEWW 4500-P.B& D:2012

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Đánh giá tiềm năng và đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa trồng hoa kiểng tại TP.HCM kết hợp du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường - 3

Bảng 0-2.Các thông số phân tích mẫu đất


TT

Chỉ tiêu phân tích

Ðơn vị

Phương pháp thử

1

Tổng N

%

TCVN 6498 : 1999

2

Tổng P

%

TCVN 4052 : 1985


d. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Thống kê, xử lý số liệu sau khi đã phân tích và thu thập được để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế, nhằm rút ra những nhận xét và kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu.

Các thông tin được xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng với công cụ phần mềm Excel và phân tích định tính với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

e.Phương pháp so sánh

Nhằm so sánh , đối chiếu giữa các dữ liệu, thông tin thu thập được để đưa ra các tiêu chí xác định “làng nghề sinh thái kết hợp với du lịch và văn hóa địa phương”phù hợp.

f.Phương pháp phân tích đa tiêu chí: phương pháp này cho phép người nghiên cứu lượng hóa các chỉ tiêu, đánh giá xếp hạng vấn đề điều tra.

Đưa ra tiêu chí, xem xét từng tiêu chí đánh giá, xác định làng nghề sinh thái và cho điểm hoặc xếp hạng gồm một số bậc được xếp hạng từ thấp tới cao, từ “kém” cho tới “xuất sắc” hoặc một cách sắp xếp tương tự nào đó.


Mỗi một đặc điểm cần đánh giá sẽ có một thang điểm phù hợp. Các đặc điểm cần đánh giá về làng nghề bao gồm 4 nhóm tiêu chí: tiêu chí về môi trường, tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về kỹ thuật, tiêu chí về xã hội.

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Ý nghĩ khoa học của đề tài

Bước đầu đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải trong hoạt động sản xuất tại làng nghề trồng hoa kiểng quận 12 và quận Thủ Đức, TpHCM. Từ đó nhận biết thực trạng của vấn đề và đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần vào ứng dụng nghiên cứu phát triển các giải pháp và mô hình để duy trì, phát triển làng nghề hoa kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung theo hướng du lịch sinh thái.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài có ý nghĩa xác định rõ tiêu chí “làng nghề du lịch sinh thái kết hợp với BVMT”.Từ đó, có cơ sở xây dựng đề án, quy hoạch phù hợp để phát triển làng nghề gắn với DLST, góp phần BVMT tại các làng nghề hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Kết quả đạt được của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ UBND quận 12, UBND quận Thủ Đức và các phường định hướng trong công tác kiểm soát và quản lý chất lượng môi trường của làng nghề.

Các mô hình, giải pháp có thể áp dụng triển khai tại một số làng nghề có điều kiện tương tự.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm về làng nghề truyền thống

1.1.1.1 Khái niệm làng nghề

Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao động tham gia đã khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại với nhau thành từng cụm dân cư đông đúc, dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã đã có cư dân sản xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng,xã tạo nên những làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”[1].

1.1.1.2 Khái niệm làng nghề truyền thống

Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống, nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống.

Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, được truyền đi truyền lại qua các thế hệ, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là bán lẻ, họ có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý thức tuân theo những hươngước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát triển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm của họ.

Làng nghề thủ công truyền thống thường có đại đa số hoặc một số lượng lớn dân cư làm nghề cổ truyền, thậm chí là 100% dân cư làm nghề thủ công hoặc một vài


dòng họ chuyên làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của họ không những có tính ứng dụng cao mà còn là những sản phẩm độc đáo, ấn tượng, tinh xảo.

Ngày nay trong quá trình phát triển của kinh tế xã hội. Làng nghề đã thực sự thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớn đối với đời sống kinh tế xã hội.[4]

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được quy định theo thông tư 116/2006/BNN ban hành ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT như sau:

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Tiêu chí công nhận làng nghề:

Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này.

Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2, nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.[5]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023