TRƯƠNG THỊ THANH TUYỀN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TẠI TP.HCM KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành :Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016
TRƯƠNG THỊ THANH TUYỀN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TẠI TP.HCM KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành :Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THANH HẢI
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS LÊ THANH HẢI
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày01 tháng 10năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Họ và tên | Chức danh Hội đồng | |
1 | GS. TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn | Chủ tịch |
2 | PGS. TS. Thái Văn Nam | Phản biện 1 |
3 | PGS. TS. Phạm Hồng Nhật | Phản biện 2 |
4 | TS. Nguyễn Xuân Trường | Ủy viên |
5 | TS. Nguyễn Thị Hai | Ủy viên, Thư ký |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tiềm năng và đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa trồng hoa kiểng tại TP.HCM kết hợp du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường - 2
- Các Thông Số Phân Tích Nước Thải
- Khái Niệm Về Du Lịch Làng Nghề Truyền Thống
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
TP. HCM, ngày..… tháng…..năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trương Thị Thanh Tuyền Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 21/02/1990 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kĩ thuật môi trường MSHV: 144081001
I- Tên đề tài:
Đánh giá tiềm năng và đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa trồng hoa kiểng tại TP.HCM kết hợp du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ: đánh giá được tiềm năng và đề xuất được mô hình đểbảo tồn và phát triển làng nghề hoa cây kiểng tại TP.HCM theo hướng DLST gắn với BVMT.
Nội dung:
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phân bố và phát triển làng nghề tại các khu vực nông thôn TP.HCM
- Đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải do hoạt động của làng nghề trồng hoa kiểng TP.HCM
- Đề xuất tiêu chí xác định “Làng nghề DLST kết hợp với BVMT”.
- Áp dụng bộ tiêu chí đã đề xuất để đánh giá cho trường hợp điển hình: Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức
- Đề xuất các giải pháp hướng đến phát triển theo mô hình DLST gắn với BVMT cho làng nghề hoa kiểng Thủ Đức
III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/7/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Lê Thanh Hải.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
PGS. TS. Lê Thanh Hải
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thanh Hải và ThS. Trần Văn Thanh. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực dựa vào kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước quý thầy cô và nhà trường./.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trương Thị Thanh Tuyền
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được chương trình cao học và luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp.
Trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Lê Thanh Hải và NCS.ThS. Trần Văn Thanh đã tận tâm hướng dẫn tôi tiếp cận những kiến thức liên quan đến nội dung phát triển làng nghề kết hợp du lịch sinh thái để hoàn thành luận văn Thạc sỹ này.
Cám ơn các Thầy Cô dạy lớp cao học khóa 14SMT21 đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường.
Các anh chị làm việc trong tại phòng kinh tế quận Thủ Đức, quận 12, các hộ nông dân tại làng nghề hoa kiểng đã cung cấp số liệu thực tế cho nghiên cứu này.
Cuối cùng xin được tri ân, ghi nhớ tất cả tình cảm của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi, là động lực giúp cho tôi tự tin hoàn thành luận văn này./.
Trương Thị Thanh Tuyền
TÓM TẮT
Làng nghề đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề, giúp làng nghề vững bước tiến vào hội nhập đang là vấn đề đặt ra đối với các ngành chức năng và cở sở sản xuất ở làng nghề. Với xu hướng phát triển hiện nay, phát triển làng nghề kết hợp DLST gắn với BVMT là một hướng đi đúng đắn, đặc biệt là đối với làng hoa kiểng triên địa bàn TP.HCM, một trong những làng nghề có tiềm năng phát triển.
Vì thế, luận văn này đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải của làng nghề hoa kiểng trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các tiêu chí xác định “Làng nghề DLST gắn với BVMT” với 3 tiêu chí: tiềm năng phát triển; CSVCKT, CSHT; tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng. Từ những tiêu chí đã đề xuất, áp dụng đánh giá tiềm năng phát triển của làng nghề hoa kiểng Thủ Đức và đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề về môi trường, du lịch cộng đồng, những giải pháp để phát triển làng nghề theo hướng DLST. Qua đó, đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa kiểng Thủ Đức kết hợp DLST gắn với BVMT.