Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------------------------------------


PHẠM VĂN THƯƠNG


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

GẮN VỚI QUÁN LÝ VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

(Chương trình đào tạo thí điểm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS LÊ TRỌNG CÚC


Hà Nội - 2013

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 8

1-Tính cấp thiết của đề tài 8

2. Mục tiêu nghiên cứu 10

3- Phạm vi nghiên cứu 11

4. Kết quả mong đợi 11

5- Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài 11

6. Cấu trúc luận văn 12

Chương :TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 12

1.1. Khái niệm về DLST, nguyên tắc và quan điểm phát triển DLST ở các VQG 12

1.1.1. Khái niệm 12

1.1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển Du Lịch Sinh Thái 16

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 16

1.2. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái. 17

1.3. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vườn Quốc gia 18

1.4. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái 19

1.4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới 19

1.4.2. Các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những mô hình Du lịch sinh thái ở các VQG trên thế giới. 22

1.4.3. Thực trạng Du lịch sinh thái ở các VQG của Việt Nam 23

Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. Địa điểm và pham vị nghiên cứu 26

2.1.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu. 27

2.2. Nội dung nghiên cứu 28

2.3. Quan điểm nghiên cứu 28

2.4. Phương pháp nghiên cứu 28

2.4.1 Phương pháp luận / Cách tiếp cận 27

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu 32

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội VQG Cát Bà 34

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 34

a. Địa hình ................................................................

b. Địa chất và thổ nhưỡng 34

c. Khí hậu thuỷ văn 35

d. Tai biến thiên nhiên 37

3.1.2. Dân sinh kinh tế 39

a. Dân

số 39

b. Kinh tế nông nghiệp 39

c. Kinh tế lâm nghiệp 40

d. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. 40

3. 2. Tài nguyên đa dạng sinh học 41

3.2.1. Đa dạng các hệ sinh thái 41

3.2.2. Khu hệ thực vật rừng 45

3.2.3. Khu hệ động vật rừng 47

3.2.4. Động, thực vật biển 48

3.2.5. Tài nguyên cảnh quan 49

3.2.6. Văn hóa lịch sử 51

3.3. Hiện trạng du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Cát Bà511

3.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch 51

3.3.2.Hiện trạng tuyến, điểm tham quan 53

a. Các điểm tham quan du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng 53

b. Các tuyến tham quan DLST 54

3.4. Hiện trạng quản lý VQG Cát Bà 56

3.4.1. Cơ chế chính sách 56

3.4.2 Tổ chức quản lý VQG 57

3.4.3. Hiện trạng quản lý 58

3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa (SWOT). 661

Chương 4:ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG CÁT BÀ 64

4.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên lý phát triển DLST ở VQG Cát Bà 64

4.1.1.Quan điểm phát triển du lịch sinh thái 64

4.1.2. Các mục tiêu phát triển 65

4.1.3. Nguyên lý phát triển du lịch sinh thái bền vững 65

4.2. Định hướng phát triển DLST gắn với quản lý VQG Cát Bà. 66

4.2.1. Định hướng phát triển các sản phẩm DLST 66

4.2.2. Định hướng phát triển thị trường 70

4.2.3. Đề xuất các tuyến DLST ở VQG Cát Bà 70

a. Các tuyến du lịch sinh thái rừng 71

b. Các tuyến du lịch sinh thái biển 71

c. Tuyến du lịch đặc biệt vào khu bảo tồn Voọc 71

4.2.4. Đề xuất các điểm tham quan, khu dịch vụ nghỉ dưỡng 72

a. Điểm tham quan 72

b. Khu nghỉ dưỡng 75

4.2.5. Định hướng các hoạt động khuyến khích người dân tham gia 80

4.2.6. Dự báo các tác động môi trường từ hoạt động DLST 78

a.Tác động đến môi trường tự nhiên 79

b.Tác động đến môi trường kinh tế và văn hóa - xã hội 80

c.Những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch 82

4.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái. 84

4.3.1.Kết hợp hai nhiệm vụ “bảo tồn” và “phát triển” 845

4.3.2. Xây dựng và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái 87

4.3.3. Xây dựng các chính sách và cơ chế quản lý..........................................................8688 a. Các chính sách 88

b. Các cơ chế quản lý 88

4.3.4. Tổ chức hoạt động 89

a. Thành lập hội đồng xúc tiến du lịch sinh thái địa phương 89

b. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp DLST VQG Cát Bà 89

c. Phát huy tối đa vai trò của Trung tâm Dịch vụ, du lịch sinh thái và Giáo dục

môi trường trực thuộc Vườn quốc gia Cát Bà để thực hiện một số nội dung sau: ..89 d. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST 90

e. Tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế 90

f. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái 91

g. Maketing DLST và xúc tiến hỗn hợp, mở rộng thị trường. 92

h. Phát triển cơ sở hạ tầng 93

i. Tăng cường công tác an ninh trật tự và an toàn phòng chống cháy nổ trong khu vực VQG Cát Bà 93

k. Liên kết du lịch vùng 95

l. Giải pháp tạo nguồn vốn 96

4.3.5. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ........................................9596 a. Hiệu quả kinh tế. ...............................................................................................9596 b. Hiệu quả về xã hội. ...........................................................................................9597 c. Hiệu quả về môi trường 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

* KẾT LUẬN 98

* KIẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

CÁC PHỤ LỤC 99


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập và nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ khoa học môi trường, chuyên ngành môi trường trong phát triển bền vững. Tôi đã nhận được sự quan tâm giảng dạy nhiệt tình, sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu tài

nguyên môi trường, của các Giáo sư tiến sĩ của trường đại học quốc gia Hà Nội; Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thày, cô, các anh chị em đồng chí, đồng nghiệp và đặc biệt là GSTS. Lê Trọng Cúc, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các phòng ban của Vườn quốc gia Cát Bà, phòng Văn hóa – Thể thao và Du lịch huyện Cát Hải, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP Hải phòng đã tạo cho tôi điều kiện thuận lợi nhất, cung cấp số liệu đầy đủ nhất để tôi thực hiện luận văn và hoàn thành chương trình học này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!


Hải Phòng, ngày 28 tháng 11 năm 2013

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


PHẠM VĂN THƯƠNG


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Hải Phòng, ngày 28 tháng 11 năm 2013

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phạm Văn Thương


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTTN Bảo tồn Thiên nhiên

BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt

DVHC Dịch vụ hành chính

DSTN Di sản thiên nhiên

DLST Du lịch sinh thái

ĐDSH Đa dạng Sinh học

ĐTV Động, thực vật

HST Hệ sinh thái

IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBT Khu bảo tồn

KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển

NGO Tổ chức phi chính phủ

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PHST Phục hồi sinh thái

PTBV Phát triển bền vững

QLRBV Quản lý rừng bền vững

QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

TNTN Tài nguyên Thiên nhiên

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc VQG Vườn quốc gia



MỞ ĐẦU

1-Tính cấp thiết của đề tài


Đa dạng sinh học (ĐDSH) nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người và sự phát triển của xã hội. Những giá trị đó không thể biểu thị hết bằng các con số thống kế về vật chất như: cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên vật liệu… mà giá trị vô cùng lớn là những giá trị phi vật chất như: Duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, điều hòa khí hậu, ổn định các thành phần không khí, chắn sóng, chống bão, sạt lở. Nhiều loại vật hoang dã mang, nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên đã đem lại cho con người những giá trị tinh thần to lớn về tham quan, giải trí, những giá trị nghiên cứu khoa học cho toàn nhân loại…Với những ý nghĩa to lớn như vậy, việc bảo tồn

các giá trị đa dạng sinh học trong các Khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn quốc gia là điều tất yếu của quá trình phát triển.

Việt Nam là một quốc gia được các nhà khoa học đánh giá có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới và là một trong các quốc gia yêu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở thuận lợi, tạo lên sự đa dạng của hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt nam. Trong thời điểm hiện nay với tốc độ phát triển của mọi ngành nghề, cùng với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đang đưa các quốc gia tiến tới một xã hội phát triển, có nền công, nông nghiệp hiện đại, mức sống của người dân ngày được nâng cao. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số và nhu cầu của con người đòi hỏi ngày càng cao dẫn đến việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên cũng ngày càng nhiều. Các hoạt động phát triển này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam nói chung và các vùng sinh thái trọng điểm nói riêng. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành là làm thế nào để phát triển kinh tế xã hội mà vẫn đảm bảo quản lý các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên một cách bền vững.

Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai.

Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững đồng thời hỗ trợ đắc lực bảo tồn. Tại đại hội các Vườn Quốc gia thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức đã khẳng định “Du lịch Sinh thái ở trong và ngoài khu bảo tồn là một phương pháp bảo tồn: hỗ trợ, tăng cường nhận thức về các giá trị quan trọng của Khu bảo tồn như giá trị sinh thái, văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ, giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụ bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản văn hóa. Du lịch sinh thái cũng đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa..[13].

Những năm gần đây, trong sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội, lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Quan trọng nhất là việc du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm. Ngược lại, nó đã trở thành hướng phát triển mang tính thời sự trên toàn cầu. Hơn lúc nào hết khi vấn đề phát triển kinh tế xã hội hiện nay đang được đặt ra trên quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022