Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên - 13


Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Theo kết quả phiếu điều tra ta thấy, hiện nay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, để thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn cũng không quá mất nhiều thời gian. Người dân không phải đi lại quá nhiều lần. Trong quá trình này, nhân viên ngân hàng hỗ trợ rất nhiều nhằm giúp cho người dân có thể dễ dàng thực hiện thế chấp vay vốn nhanh nhất.

Điều này cho thấy tại tỉnh Điện Biên, hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp diễn ra khá thuân lợi cho người dân, nhờ sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ cán bộ ngân hàng. Người dân vay vốn không cần đi lại quá nhiều lần.

Theo kết quả phiếu đã tiến hành trên địa bàn tình Điện Biên, 100% người tham gia khảo sát đều đánh giá 100% không có trường hợp công chức gây phiền hà, sách nhiễu hay gợi ý nộp thêm tiền ngoài lệ phí đối với người dân trong quá trình tới thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Biểu đồ 3 4 Tỉ lệ mức độ hài lòng của người dân tỉnh Điện Biên khi tham 1

Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ mức độ hài lòng của người dân tỉnh Điện Biên khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên


Theo kết quả tổng hợp điểm từ phiếu điều tra ta có thể thấy mức độ hài lòng về dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Trong đó, 25% người tham gia khảo sát rất hài lòng về dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, 73% hài lòng về dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên và 2% không hài lòng về dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Nguyên nhân dẫn đến việc không hài lòng là do người dân cho rằng hồ sơ thủ tục đăng ký tham gia thế chấp quyền sử dụng đất còn quá phức tạp dẫn đến khó hiểu cho người dân tại số huyện biên giới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân còn cần được cải thiệt, nhằm phục vụ người dân tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên

3.5.1. Các khó khăn trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Tỉnh Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng núi miền Tây Bắc, kinh tế còn nghèo, dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc thiểu số, dân trí còn thấp. Người dân chủ yêu sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, không có tư tưởng mở rộng phát triển kinh tế, dẫn, vì vậy nhu cầu vay vốn không nhiều.

Khả năng tiếp cận của người dân còn kém. Người dân chủ yếu chưa hiểu rõ về Luật và quyền lợi của bản thân mình. Dẫn đến khi có nhu cầu sử dụng vốn cũng rụt rè không giám thế chấp quyền sử dụng đất của minh để vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Thực tế tại tỉnh Điện Biên, chưa có tài sản bất động sản như nhà chung


cư, vì vậy khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất sẽ đồng thời thế chấp luôn tài sản là nhà ở gắn liền với đất. Nhưng trên thực tiễn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bên thế chấp quyền sử dụng đất hầu như là không đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Nhưng trên thực tế thì trên mảnh đất của chủ thể này có nhà ở kiên cố.

Tuy vậy, tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên vẫn chấp nhận cho thế chấp với định giá tài sản là cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hành động này của ngân hàng có thể áp dụng trong thời điểm hiện tại. Nhưng trong tương lai khi tỉnh Điện Biên phát triển hơn có cả những tài sản bất động sản khác. Ngân hàng sẽ chỉ định giá tài sản theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, quyền lợi của người dân sẽ không được đảm bảo như trước. Điều này đòi hỏi người dân tại tỉnh Điện Biên phải có những kiến thức hiểu biết nhất định về Luật, cũng như là quyền lợi của mình trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất.

3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên

3.5.2.1.Giải pháp về chính sách pháp luật

- Các văn bản hướng dẫn từ trung ương đên địa phương cần được hoàn thiện và quy định cụ thể tránh tình trạng chồng chéo, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện.

- Cần tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức có liên quan đến đất đai như: Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (các Nghị định, Thông tư...) cho người dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân và thực hiện tốt việc sử dụng đất đai có hiệu quả.


- Tăng cường thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức tìm ra những tồn tại, mâu thuẫn để nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục.

- Các văn bản pháp luật các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, kho bạc, ngân hàng phải đồng bộ và có thông báo thường xuyên làm giảm bớt trình tự thủ tục hành chính phức tạp cho nhân dân.

3.5.2.2.Giải pháp về tổ chức

- Xây dựng tiêu chuẩn công nhân viên chức tạo điều kiện để công chức rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến mọi người dân bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như nơi thực hiện các thủ tục, tuân theo các quy định của pháp luật. 3.5.2.3.Giải pháp về nhân lực

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại , bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn có một số mặt hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ. Mục tiêu của công tác này là tạo ra đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, chủ động giải quyết việc được giao và xử lý tình huống năng động hơn.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, đào tạo cán bộ địa chính cấp cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng, bởi mọi biến động đều phát sinh từ cơ sở, thửa đất và con người cụ thể. Việc cán bộ cơ sở giải quyết tốt sẽ bảo vệ được quyền lợi của người dân cũng như góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước.

3.5.2.4.Giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ

- Tăng cường áp dụng công nghệ trông tin hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất trên máy tính để việc quản lý và kiểm tra được chính xác, khách quan và thường xuyên hơn.

- Lựa chọn đúng người vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên


quan theo yêu cầu công việc, đảm bảo tính chính xác và linh hoạt, bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực, nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình.

- Quy định đúng, đủ, đảm bảo quy trình, linh hoạt nhưng chặt chẽ các điều khoản trong quy trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ.

3.5.2.5.Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

- Để thực hiện những công việc chuyên môn, điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhập thông tin, xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhập thông tin đất đai.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận.


1. Tỉnh Điện Biên nằm ở khu vực tây bắc của Tổ quốc, là vùng tập trung của yếu là đồi núi, có biên giới giáp Lào và Trung Quốc. Người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, làm nông nghiệp, trình độ dân trí còn chưa cao, ít hiểu biết nhiều về luật pháp cũng như khai thác quyền lợi của bản thân. Dẫn đến khi có nhu cầu huy động vốn phục vụ mục đích cá nhân người dân còn rụt rè gặp khá nhiều khó khăn.

2. Tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng cao. Tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên nhu cầu vay vốn của người dân cũng ngày càng nhiều.

3. Trong các hoạt động giao dịch bảo đảm taị ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất chiếm ưu thế hơn hẳn so với các hoạt động thế chấp tài sản khác (chiếm khoản 90%). Từ năm 2013 đến 2017, nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên cũng ngày càng gia tăng. Điển hình năm 2017 số thống kê hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên tăng 2.256 lượt đăng ký, với lượng tài sản tăng 2.443 thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đât, với giá trị lên tới 3.159.979 triệu VNĐ

Theo kết quả phiếu điều tra, có 25% tổng số phiếu cảm thấy rất hài lòng, 73% tổng số phiếu cảm thấy hài lòng và chỉ có 2% trong tổng số phiếu cảm thấy không hài lòng sau khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh


Điện Biên. Nguyên nhân dẫn đến việc không hài lòng là do người dân cho rằng hồ sơ thủ tục đăng ký tham gia thế chấp quyền sử dụng đất còn quá phức tạp dẫn đến khó hiểu cho người dân tại số huyện biên giới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân còn cần được cải thiệt, nhằm phục vụ người dân tốt hơn.

4. Trong quá hoạt động thế châp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Từ đó, đưa ra những giải pháp như tuyên truyền giáo dục pháp luật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân trên toàn tỉnh Điện Biên.

Ngoài ra, sự động bộ giữa giấy tờ và thực tế trên địa bàn tỉnh cần được cải thiện. Nhằm định hướng tới tương lai đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Kiến nghị.

1. Cải thiện động bộ giữa giấy tờ và thực tế trên địa bàn tỉnh.. Nhằm định hướng tới tương lai đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

2. Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân còn cần được cải thiệt, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Mở thêm các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tại các huyện biên giới như huyện Nậm Pồ. Ngoài ra, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật - công nghệ như máy tính, máy in, hệ thống mạng và các phần mềm chuyên ngành,… để tạo hạ tầng kỹ thuật cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai phục vụ, hỗ trợ tốt để người dân dễ dàng thực hiện các quyền đúng theo quy định của pháp luật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Hà Nội. 2. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015,

Hà Nội.

3. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Hà Nội.

4. Quốc hội (2014), Luật Công chứng năm 2014, Hà Nội.

5. Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/06/2016 hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.

7. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, Hà Nội.

8. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014, Hà Nội.

9. Chính phủ (2013), Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có hiệu lực ngày 25/02/2013, Hà Nội.

10. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2014), văn bản số 8298/NHNo-HSX ngày 08/12/2014 cửa tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Nga (2015), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

12. Nguyễn Như Quỳnh (2003), Quy định về thế chấp quyền sử dụng đất

- những bất cập và đề xuất hoàn thiện, Tạp chí Luật học, Số chuyên đề.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí