TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DLST ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI MỸ LỆ
TS. Ngô An | ||
Thực hiện: | NHÓM 2.4 | |
Bùi Hữu Long | 10157095 | |
Phí Hương Mai | 10157106 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tác động của việc phát triển du lịch sinh thái đến các thành phần môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ - 2
- Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cp Thương Mại- Dịch Vụ Dl- Xuất Nhập Khẩu Mỹ Lệ
- Nhận Xét Về Hiện Trạng Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Tại Kdl Sinh Thái Mỹ Lệ
- Đánh Giá Các Tác Động Của Các Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường Và Tài Nguyên Của Kdl Mỹ Lệ
- Đánh giá tác động của việc phát triển du lịch sinh thái đến các thành phần môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ - 6
- Đánh giá tác động của việc phát triển du lịch sinh thái đến các thành phần môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ - 7
Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013
MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU 6
1.1 Đặt vấn đề 6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6
1.3 Đối tượng nghiên cứu 6
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
2.1Tổng quan về du lịch sinh thái 8
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 8
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 9
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái. 10
2.1.4. Du lịch sinh thái tác động đến các yếu tố môi trường 11
2.1.4.1. Tác động tích cực. 11
2.1.4.2. Tác động tiêu cực 12
2.2 Tổng quan về Bình Phước 13
2.2.1. Vị trí địa lý 13
2.2.2. Khí hậu 13
2.2.3. Địa hình 13
2.2.4. Tài nguyên thiên nhiên 13
2.3. Tổng quan về khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ 15
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 15
2.3.2. Vị trí địa lý , giới hạn 16
2.3.3. Địa hình 16
2.3.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết 16
2.3.5. Giao thông và cơ sở hạ tầng 16
2.3.6. Tổ chức quản lý tại công ty 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Nội dung nghiên cứu 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu 19
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19
3.2.2 Khảo sát thực địa 20
3.2.3 Phân tích các khía cạnh tác động (AIA) 21
3.2.4 Phương pháp ma trận tác động (AIM) 21
3.2.5 Phương pháp những thay đổi có thể chấp nhận được (LAC) 22
3.2.6 Phương pháp phân tích SWOT 23
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của KDL sinh thái Mỹ Lệ 24
4.1.1. Các điểm dịch vụ tại KDL Mỹ Lệ 24
4.1.2. Tình hình doanh thu tại KDL sinh thái Mỹ Lệ 25
4.1.3 Nhận xét về hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại KDL sinh thái Mỹ Lệ 27
4.2 Phân tích các khía cạnh môi trường và tài nguyên từ các hoạt động du lịch của KDL
.................................................................................................................................28
4.2.1 Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động tích cực 28
4.2.2 Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động tiêu cực 29
4.3 Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường và tài nguyên của KDL 31
4.3.1 Chất thải lỏng 31
4.3.2 Chất thải rắn 32
4.3.3 Chất thải khí 33
4.3.4 Tiếng ồn 33
4.4 Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường và tài nguyên của KDL Mỹ Lệ 34
4.4.1 Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường 35
4.4.2 Kế hoạch quan trắc 37
4.5 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch tại KDL 38
4.5.1 Các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của KDL Mỹ Lệ 38
4.5.2 Các chiến lược ưu tiên và các giải pháp 40
4.5.3 Tích hợp các giải pháp chiến lược 41
4.6 Giải pháp để quản lý các tác động của hoạt động du lịch tại KDL 42
4.6.2 Chất thải lỏng 43
4.6.3 Chất thải khí 44
4.6.4 Tiếng ồn 45
4.6.5 Quản lý năng lượng 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Kiến Nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH KDL SINH THÁI MỸ LỆ 49
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái KDL: Khu du lịch
DL: Du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch thực hiện khảo sát thực địa Bảng 3.2: Bảng phân tích SWOT
Bảng 4.1: Bảng các hoạt động tích cực của hoạt động DLST đến môi trường Bảng 4.2: Bảng các hoạt động tiêu cực của hoạt động DLST đến môi trường
Bảng 4.3: Nồng Độ chất ô nhiễm hàng ngày của KDL Mỹ Lệ
Bảng 4.4: Ma trận các tác động của hoạt động du lịch tại KDL Mỹ Lệ ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường của KDL.
Bảng 4.5: Các tiêu chí hạn chế ảnh hưởng của hoạt động du lịch Bảng 4.6: Kế hoạch quan trắc
Bảng 4.7: Ma trận SWOT cho phát triển du lịch tại KDL Mỹ Lệ
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công Ty CP Thương mại- Dịch vụ DL- Xuất nhập khẩu Mỹ Lệ Hình 4.1: Sơ đồ thu gom – xử lý chất thải rắn cho KDL Mỹ Lệ
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn về vấn đề môi trường. Du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều kiện không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính để đem đến sự thảo mãn cho du khách du lịch. Du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường trong sự phát triển của du lịch đang là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nghành công nghiệp không khói này.
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của KDL nói chung và DLST nói riêng, tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá các tác động của việc phát triển du lịch sinh thái tới các thành phần môi trường ở khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái, hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái và những tác động tới môi trường tại KDL Mỹ Lệ, từ đó đề xuất giải pháp phát triển phù hợp cho hoạt động du lịch sinh thái tại đây.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ tỉnh Bình Phước
Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên du lịch sinh thái và những tác động đến môi trường của KDL Mỹ Lệ tỉnh Bình Phước.
- Ban quản lý, nhân viên, khách du lịch tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ
- Các bên có liên quan.
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế. (Ngô An, 2009)
Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Năm 2006, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Có thể hiểu DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương.
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng