36
- Nhóm 2: Gồm 300 thuyền viên đang làm việc trên 13 tàu viễn dương của 2 công ty VOSCO và Vitranschart, tất cả các thuyền viên đều được theo dõi các chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe và biến đổi bệnh lý trước và sau chuyến hành trình. Trong đó, có 103 sỹ quan và 197 thuyền viên được chia thành 3 nhóm:
1) Nhóm boong gồm: 127 thuyền viên, trong đó số sỹ quan là 52.
2) Nhóm máy gồm: 108 thuyền viên, trong đó số sỹ quan là 51.
3) Nhóm phục vụ và nhóm khác gồm: 65 thuyền viên.
Tất cả thuyền viên đều là nam giới.
Thời gian hành trình viễn dương trung bình là 12 tháng, chuyến hành trình ngắn nhất là 10 tháng và dài nhất là 13,5 tháng.
- Nhóm đối tượng can thiệp:
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Thay Đổi Đột Ngột Qua Các Vùng Khí Hậu Khác Nhau
- Đặc Điểm Sức Khoẻ Và Cơ Cấu Bệnh Tật Của Thuyền Viên
- Hoạt Động Chăm Sóc Sức Khoẻ Thuyền Viên Ở Các Nước
- Phân Loại Chỉ Số Bmi Theo Tiêu Chuẩn Của Who Sử Dụng Cho
- Đặc Điểm Điều Kiện Lao Động Trên Tàu Vận Tải Viễn
- Biến Đổi Các Thành Phần Nước Tiểu Của Thuyền Viên Trước Và Sau Hành Trình (N=300)
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Chọn toàn bộ 104 sỹ quan boong trong số 600 thuyền viên thuộc nhóm 1, là những người chưa được đào tạo về chương trình y học biển dành cho sỹ quan boong để làm nhóm nghiên cứu can thiệp.
- Nhóm tham chiếu:
Bao gồm 300 lao động trên đất liền, đều là nam giới, có cùng độ tuổi với nhóm nghiên cứu đang làm việc tại một số cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng đến khám sức khoẻ định kỳ tại Viện Y học biển Việt Nam năm 2012. Nhóm này do Nguyễn Thị Hải Hà và Nguyễn Bảo Nam và nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện y học biển Việt Nam khám và đo đạc các chỉ tiêu nghiên cứu tương tự như nhóm đối tượng nghiên cứu 1 và được sử dụng để làm nhóm tham chiếu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu 1 và 3 được tiến hành tại Khoa Khám bệnh và Quản lý sức khỏe thuyền viên và Trung tâm Đào tạo y học biển thuộc Viện Y học biển Việt Nam nơi đang quản lý sức khoẻ cho các thuyền viên của hai Công ty này.
37
- Việc nghiên cứu về điều kiện lao động và các biến đổi sinh, bệnh lý của các thuyền viên trước và sau một chuyến hành trình được tiến hành tại 13 tàu thuộc 02 công ty vận tải biển VOSCO và Vitranschart vào các thời điểm trước lúc xuất bến và vừa cập bến sau chuyến hành trình dài ngày trên biển.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 1/2011 đến 12/2012.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu
2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với phân tích để đánh giá điều kiện lao động, thực trạng sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương thuộc 2 công ty.
- Nghiên cứu dọc và so sánh trước sau để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động trên các tàu viễn dương đến một số biến đổi về sức khỏe và bệnh lý của thuyền viên trước và sau một chuyến hành trình dài ngày trên biển.
- Nghiên cứu can thiệp: đề xuất và áp dụng giải pháp chăm sóc và bảo vệ thuyền viên làm việc trên các tàu vận tải viễn dương bằng biện pháp đào tạo chương trình y học biển cho sỹ quan boong.
2.2.1.2.Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Cỡ mẫu về điều kiện lao động trên các tàu viễn dương:
- Đội tàu của vận tải viễn dương của công ty VOSCO gồm 19 tàu chở hàng bách hóa, trong đó có 11 tàu trọng tải lớn đang hoạt động trên các tuyến viễn dương. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 8 tàu trong số 11 tàu có hành trình viễn dương.
38
- Đội tàu của vận tải viễn dương của công ty Vitranschart gồm 13 tàu chở hàng bách hóa, trong đó 9 tàu trọng tải lớn đang hoạt động trên các tuyến viễn dương. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 5 tàu, đảm bảo mẫu được chọn đạt trên 50 % số tàu trong diện nghiên cứu.
Tổng cộng 13 tàu của 2 công ty sẽ được khảo sát điều kiện lao động.
Các tàu này đều có hành trình xuất bến và cập bến (kết thúc chuyến hành trình) trong thời gian nghiên cứu.
Phương pháp lấy mẫu, điều tra, khảo sát điều kiện lao động:
- Chúng tôi tiến hành khảo sát các chỉ tiêu vi khí hậu, các yếu tố vật lý như ồn, rung trên các tàu tại các vị trí khác nhau: buồng lái, ngoài boong, buồng máy và buồng thủy thủ, lấy đại diện mỗi địa điểm 05 mẫu theo quy định về lấy mẫu khảo sát môi trường lao động. Các thông số khảo sát trên tàu được đo bằng các thiết bị tiêu chuẩn và do các cán bộ khoa Y học môi trường biển của Viện Y học biển Việt Nam thực hiện. Cụ thể là việc khảo sát được thực hiện tại hai thời điểm: khi tàu đỗ tại bến (chỉ chạy máy đèn) và khi tàu hoạt động hết công suất cả máy chính và máy đèn (đang hành trình trên biển). Vì các tàu biển ngày nay đều được trang bị máy điều hoà không khí, nên nhiệt độ dù ở vùng nào của các đại dương thì trong tàu nhiệt độ vẫn được giữ ổn định và cách ly với môi trường bên ngoài tàu.
Cỡ mẫu nghiên cứu thực trạng sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên
Được tính theo công thức trong dịch tễ học mô tả sau:
Z21- α/2
n = ------------ p.q
d2
39
Trong đó :
+ n: là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu
+ p: tỷ lệ mắc bệnh của thuyền viên được lấy theo một nghiên cứu sơ bộ
của Viện Y học biển Việt Nam trước đây là 45,43% [39]
+ q = 1 – p
+ d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên cứu và tỷ lệ quần thể. d trong nghiên cứu này được chọn bằng 0,05.
+ Z2 1- α/2 : hệ số tin cậy ứng với độ tin cậy 95%, nghĩa là sai số mong muốn
tương ứng α = 0,05 thì hệ số tin cậy Z2 1- α/2 = 1,96 2.
Thay các số vào công thức ta tính được số n tối thiểu cần nghiên cứu:
1,96 2
n5 % 2
0 ,4543
0 ,5447
≈ 381
Tuy nhiên, thời điểm nghiên cứu tổng số thuyền viên của 2 công ty có khoảng 1200 người, để tăng độ tin cậy của các số liệu nghiên cứu, chúng tôi chọn 600 thuyền viên đến khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe trước khi nhận nhiệm vụ trên tàu tại Khoa Khám bệnh và Quản lý sức khỏe thuyền viên từ 1/2011 đến 12/2012, tương ứng với 50% số thuyền viên của cả 2 công ty.
Cỡ mẫu nghiên cứu biến đổi sức khoẻ và rối loạn bệnh lý của thuyền
viên trước và sau một chuyến hành trình dài ngày trên biển
- Chúng tôi lấy toàn bộ thuyền viên tham gia đầy đủ hành trình trên 13 tàu thuộc diện nghiên cứu là 300 thuyền viên,
- Các thuyền viên được phỏng vấn, khám sức khoẻ tại 02 thời điểm: Trước khi tàu rời bến và khi tàu cập bến sau một chuyến hành trình dài ngày trên
40
biển. Các thuyền viên khám sức khoẻ tại các thời điểm trên không được dùng các thuốc ảnh hưởng đến mạch, huyết áp, đường, mỡ máu.
Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp
Chọn toàn bộ 104 sỹ quan boong trong số 600 thuyền viên thuộc nhóm nghiên cứu 1 để tham gia vào nhóm can thiệp.
Tiến hành phỏng vấn để đánh giá kiến thức và thực hành trước khi can thiệp bằng biện pháp đào tạo các kiến thức và kỹ năng thực hành về y học biển để đảm nhiệm chức danh phụ trách công tác y tế trên tàu. Các đối tượng này theo qui định của Công ước về “Tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế(IMO) năm 2010 (viết tắt là STCW 2010 của IMO) phải trải qua một khoá huấn luyện đặc biệt về chương trình y học biển dành cho sỹ quan boong do các cơ sở chuyên ngành về y học biển đào tạo. Chương trình đào tạo dựa trên tài liệu mẫu của IMO (khoảng 100giờ lý thuyết/ 100 giờ thực hành) đã được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và đã được Hội đồng nghiệm thu của Bộ Y tế và Cục Hàng hải Việt Nam thông qua.
Sau khi can thiệp các đối tượng được đánh giá lại kiến thức và thực hành đã thu nhận được từ khoá học. Những người vượt qua kỳ đánh giá này sẽ được nhận “Chứng chỉ y tế dành cho sỹ quan boong” và sẽ được Công ty phân công làm nhiệm vụ của sỹ quan phụ trách y tế trên tàu thay cho chức danh thày thuốc trước đây.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
1) Nghiên cứu tình hình sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương tại 02 công ty VOSCO và Vitranschart.
2) Nghiên cứu biến đổi sức khoẻ của thuyền viên trước và sau một chuyến hành trình dài ngày trên biển.
41
3) Nghiên cứu can thiệp về đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong những người chưa được qua các khoá đào tạo này.
2.2.3.Các chỉ tiêu và kỹ thuật nghiên cứu
2.2.3.1. Khảo sát điều kiện lao động trên tàu
Đo môi trường lao động trên các tàu bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Vi khí hậu
+ Nhiệt độ (oC): Đo bằng máy đo vi khí hậu Testo - 445 của Nhật Bản.
+ Độ ẩm (%): Đo bằng máy đo vi khí hậu Testo - 445 của Nhật Bản.
+Vận tốc gió (m/s): Đo bằng máy đo vi khí hậu Testo - 445 của Nhật Bản.
- Các yếu tố vật lý
+ Tiếng ồn (dbA): Đo bằng máy Rion VM - 82 của Nhật Bản.
+ Rung chuyển (m/s): Đo bằng máy Rion VM - 82 của Nhật Bản.
+ Ánh sáng (Lux): Đo bằng máy model 401025 của Mỹ.
Các thông số về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động được đánh giá theo
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 [4].
Điều tra về điều kiện vệ sinh an toàn lao động (phụ lục 4): Điều tra
phương tiện bảo hộ lao động bằng quan sát và phỏng vấn:
Thời gian làm việc: …..giờ/ca ; ……ca/ngày…….
Thời gian tiếp xúc với các yếu tố vệ sinh bất lợi:..... phút/ tiếng
Tư thế làm việc trong ca:
Phương tiện bảo hộ lao động:
- Quần áo BHLĐ: Có Không
- Khẩu trang: Có Không
42
- Mũ Có Không
- Găng tay chuyên dụng: Có Không
- Ủng cao su: Có Không
- Đeo tai chống ồn: Có Không
- Kính bảo hộ: Có Không
- Bồi dưỡng giữa ca: Có Không
Điều tra về điều kiện sinh hoạt và vệ sinh trên tàu (phụ lục 5)
+ Điều kiện sinh hoạt văn hoá trên tàu.
+ Diện tích phòng ở cho thuyền viên ( m2).
+ Mức nước ngọt dùng trong sinh hoạt cho mỗi thuyền viên m3/người.
Điều tra về điều kiện dinh dưỡng trên tàu bằng quan sát trực tiếp và phỏng vấn:
Điều tra khẩu phần ăn của thuyền viên trên tàu: kết hợp 2 phương pháp truyền thống là phỏng vấn và ghi sổ cùng với kiểm kê lương thực, thực phẩm tại chỗ. Hai phương pháp này hiện vẫn đang được Viện Dinh Dưỡng – Bộ Y tế sử dụng trong các chương trình điều tra về dinh dưỡng trên mọi vùng của cả nước [16].
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn qua các bộ câu hỏi đã được xây dựng (phụ lục 3).
+ Phương pháp điều tra qua sổ ghi lương thực, thực phẩm xuất ra nấu hàng ngày (phụ lục 2): Dựa vào sổ ghi chép xuất nhập lương thực thực phẩm hàng ngày của bếp ăn (lấy từ người làm quản trị của tàu). Từ số liệu về số lượng người ăn và số lương thực, thực phẩm xuất ra nấu trong ngày, tính được số lương thực, thực phẩm tiêu thụ bình quân đầu người/ ngày.
43
Sau đó dựa vào bảng thành phần hóa học tính cho 100 gram thức ăn (kể cả chất thải bỏ) để tính ra số năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng của khẩu phần xuất kho cho thuyền viên mỗi bữa ăn.
Khẩu phần cung cấp được theo dõi 4 tháng đại diện cho 4 quí trong năm, mỗi tháng chọn ngẫu nhiên 10 ngày để điều tra. Tổng số ngày điều tra trong 1 năm là 40 ngày (ở trên tàu do sỹ quan phụ trách y tế ghi chép).
Cách đánh giá: So sánh với tiêu chuẩn định lượng do nhà nước qui
định cho mỗi loại lao động dựa vào:
+ Cơ cấu lương thực thực phẩm.
+ Số lượng lương thực, thực phẩm.
+ Mức độ đảm bảo về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
2.2.3.2. Nghiên cứu thực trạng sức khỏe của thuyền viên
Chỉ tiêu thể lực
+ Chiều cao đứng (cm): đo bằng thước đo có độ chính xác đến 0,1 cm
+ Trọng lượng cơ thể (kg): Đo bằng cân đồng hồ do Nhật Bản sản xuất, chia độ tới 0,1 kg, được kiểm tra điều chỉnh trước khi đo.
+ Vòng ngực trung bình (VNTB) (cm): Đo bằng thước dây nhựa do
Tiệp Khắc sản xuất, không giãn, chia độ 1mm. Kết quả được tính như sau:
VNTB = (vòng ngực tối đa + vòng ngực tối thiểu)/2
+ Chỉ số BMI = trọng lượng cơ thể (kg)/ {chiều cao đứng (m)}2