Tác Động Của Gốc Tự Do Và Sự Liên Quan Đến Bệnh Tật Con Người

Đỗ Tất Lợi, 2004).

Đinh lăng có tác dụng làm tăng hiệu lực điều trị của cloroquin trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật. Đinh lăng có tác dụng tăng co bóp tử cung, có tác dụng an thần và ít độc, có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen. Nước sắc Đinh lăng có tác dụng đối kháng trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm mao Paramoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước ngâm rơm và nước ao. Nước săc Đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ở mức độ vừa, bảo vệ được 60 % chuột Lang qua cơn choáng. Đinh lăng có tác dụng kháng Entamoeba histolyca, làm đơn bào co thành kén. Đinh lăng đã được nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu trong thí nghiệm gây mẫn cảm chuột nhắt bằng hồng cầu cừu. Đinh lăng có tác dụng ức chế mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. Dịch chiết Đinh lăng còn được thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và thấy K+, Na+, ATPase đều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích sinh dục ở động vật già và kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm săn, dùng trong điều trị sốt. Ở Campuchia, người ta dùng lá phối hợp với các cây thuốc khác làm bột hạ nhiệt, thuốc giảm đau. Lá dùng xông để ra mồ hôi và chữa chứng chóng mặt, dùng tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh khớp và vết thương. Lá nhai nuốt với chút phèn giúp trị hóc xương cá (Vò Văn Chi, 2004).

Cụ thể các nghiên cứu cho thấy:

- Nước sắc rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm. (Đỗ Tất Lợi, 2004)

- Các thí nghiệm trên chuột cho thấy cây Đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, làm tăng tiết niệu gấp năm lần so với bình thường, làm tăng sức đề kháng của chuột đối với các bức xạ siêu cao tần (Đỗ Tất Lợi, 2004 ; Đỗ Huy Bích và cs., 2004).

- Cây Đinh lăng có tác dụng tăng lực, tăng cân, tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể thao (Nguyễn Thị Thu Hương và Lương Kim Bích, 2001).

- Các hợp chất polyacetylen như (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol phân lập được từ cây Panax vietnamensis và Polycias fruticosa cho thấy có hoạt tính kháng vi khuẩn Gram (+), kháng nấm Candida albican nhưng không kháng được vi khuẩn Gram (-) (Lutomski J. et al., 1992).

- Năm 2001, Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự đã dùng chuột nhắt trắng để thử nghiệm tác dụng chống trầm cảm và stress của Đinh lăng. Kết quả cho thấy

cao Đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress với liều 45 – 180 mg/kg thể trọng, khoảng liều này cũng có tác dụng khác như tăng lực, kích thích hoạt động của não bộ và nội tiết, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm và xơ vữa động mạch (Nguyễn Thị Thu Hương và Lương Kim Bích, 2001).

- Dịch chiết cồn của rễ Đinh lăng được nuôi cấy mô trong 6 tháng đã thể hiện tác dụng tăng lực dài ngày, chống stress nóng và kháng viêm thực nghiệm tương tự như dịch chiết cồn của rễ cây Đinh lăng 5 năm tuổi trồng trong điều kiện tự nhiên (Nguyễn Ngọc Dung, 1998).

- Dịch chiết n-butanol của lá cây Đinh lăng với liều 500 mg/kg có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và diệt nhuyễn thể trên chuột nhắt trắng (Bernard

M.B. et al., 1998 ).

- Cao lá Đinh lăng ở liều 200 mg/kg và 500 mg/kg làm giảm lượng Malondialdehyde trong não và gan chuột nhắt trắng sau khi được gây tăng bằng CCl4 và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu so với lô không điều trị. Cao lá Đinh lăng ở liều 200 mg/kg có tác dụng chống oxy hóa và hạcholesterol ở chuột nhắt cao hơn so với liều 500 mg/kg (Nguyễn Trần Châu và Đỗ Mai Anh, 2008).

- Năm 2011, Varadharajan và cộng sự đã chứng minh được hoạt tính lợi tiểu của dịch chiết dầu hỏa rễ Đinh lăng trên động vật thí nghiệm (Varadharajan R. and Rajalingam D., 2011)

- Năm 2012, viện Hóa sinh biển – Viện khoa học công nghệ Việt Nam đã chứng minh trên in vitro tác dụng ức chế enzyme α-amylase của 2 flavonoid phân lập quercitrin và kaempferol-3-O-rutonosid với giá trị IC50tương ứng là 4,61

µg/ml và 59,4 µg/ml (Nguyễn Thị Luyến và cs, 2012).

- Năm 2014, kết quả thử in vitro cho thấy lá Đinh lăng có tác dụng ức chế tốt 2 enzyme α- amylase và α- glucosidase. Đây là 2 enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình thủy phân, hấp thu tinh bột và chuyển hóa đường trong cơ thể và việc ức chế 2 enzyme này có thể giúp ngăn chứng tăng đường huyết (Hồ Lương Nhật Vinh, 2014).

2.1.7. Một số bài thuốc có Đinh lăng

Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá Đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình (Vò Văn Chi, 1997)

Theo dân gian, rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy

yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, làm thuốc lợi tiểu. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú (Vò Văn Chi, 2004).Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có Đinh lăng:

Thuốc bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực:

Rễ củ Đinh lăng thái lát, phơi khô, sao vàng sắc uống hằng ngày, có thể nghiền thành bọt mịn để uống ngày 20 – 30 g (Quách Tuấn Vinh, 2006).

Chữa Phong thấp, thấp khớp:

Rễ Đinh lăng 12 g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, cỏ Rễ xước, Thiên niên kiện tất cả 8 g; vỏ Quýt, Quế chi 4 g (riêng vị Quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhấc ấm thuốc xuống). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm hai lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng (Vò Hà, 2008).

- Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động:

Rễ Đinh lăng phơi khô thái mỏng 0.50 g thêm 100 ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa:

Rễ Đinh lăng 30 – 40 g. Thêm 500 ml nước sắc còn 250 ml. Uống nóng. Uống luôn 2 – 3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy ra bình thường (Đỗ Tất Lợi, 2004).

Chữa vết thương:

Giã nát lá Đinh lăng đắp lên ( Đỗ Tất Lợi, 2004).

Lợi sữa:

Lá Đinh lăng tươi 50 – 100g, bong bóng lợn 1 cái, băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn. Hoặc rễ Đinh lăng tươi 30 – 40g, thêm 500 ml nước, sắc còn 250 ml, uống nóng, ngày uống 1 – 2 lần, uống trong 2 – 3 ngày (Vò Văn Chi, 1997).

Lá Đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm giúp phòng bệnh kinh giật (Đỗ Tất Lợi, 2004).

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực, nước tiểu vàng:

Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30 g, lá hoặc vỏ Chanh 10 g, vỏ Quýt 10 g, Sài hồ (rễ, lá,cành) 20 g, lá Tre tươi 20 g, Cam thảo dây hoặc Cam thảo đất 30 g, Rau má tươi 30

g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250 ml, chia uống 3 lần trong ngày (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Chữa đau tử cung:

Cành và lá Đinh lăng rửa sạch sao vàng, sắc uống thay chè (Đỗ Huy Bích và cs,

2006).

Chữa mẫn ngứa do dị ứng:

Lá đinh lăng 80 g, sao vàng, sắc uống. Dùng trong 2 – 3 tháng (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Chữa thiếu máu:

Rễ Đinh lăng, Hà thủ ô, Thục địa, Hoàng tinh, mỗi vị 100 g, Tam thất 20 g. Tán bột, sắc uống ngày 100 g (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Chữa viêm gan mạn tính:

Rễ Đinh lăng 12 g, Nhân trần 20 g, Ý dĩ 16 g; Chi tử, Hoài sơn, Biển đậu, rễ Cỏ tranh, Xa tiền tử, Ngũ gia bì, mỗi vị 12 g; Uất kim, Nghệ, Ngưu tất, mỗi vị 8 g. Sắc uống, ngày một thang (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Chữa liệt dương:

Rễ Đinh lăng, Hoài sơn, Ý dĩ, Hoàng tinh, Hà thủ ô, Kỷ tử, Long nhãn, cám Nếp, mỗi vi 12 g; Trâu cổ, cao long ban, mỗi vị 8 g; Sa nhân 6 g. Sắc uống, ngày một thang (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Chữa sốt rét:

Rễ Đinh lăng, Sài hồ, mỗi vị 20 g; Rau má 16 g; lá Tre, Cam thảo nam, mỗi vị 12 g; Bán hạ sao vàng 8 g, Gừng 6 g, sắc uống (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Phòng tác dụng của thuốc chữa lao:

Lá Đinh lăng sao vàng 20 – 25 g, hãm nước uống hàng ngày (Quách Tuấn Vinh, 2005).

Chữa ho suyễn lâu năm:

Rễ đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, rễ cây Dâu, Nghệ vàng, rau tần dày lá, mỗi vị 8 g, củ Xương bồ 6 g, Gừng khô 4 g. Đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm hai lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng (Vò Hà, 2008).

2.1.8. Một số chế phẩm từ Đinh Lăng

Trên thị trường hiện nay, có các chế phẩm từ Đinh lăng sau:


Trà Đinh lăng Công ty TNHH Lava www quagac com Rượu Đinh lăng Hòa Bình 1

Trà Đinh lăng Công ty TNHH Lava (www.quagac.com)

Rượu Đinh lăng Hòa Bình www goidinhlangthienduong com Viên nang Vanina Học viện quân 2


Rượu Đinh lăng Hòa Bình (www.goidinhlangthienduong.com)


Viên nang Vanina Học viện quân y www giamcanlishou com Cebraton Traphaco www baomoi com 3

Viên nang Vanina Học viện quân y

( www.giamcanlishou.com)


Cebraton Traphaco www baomoi com Hình 2 1 Một số chế phẩm từ Đinh lăng 2 2 GỐC 4

Cebraton Traphaco

(www.baomoi.com)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.


Hình 2.1. Một số chế phẩm từ Đinh lăng

2.2. GỐC TỰ DO VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA

2.2.1. Khái niệm gốc tự do

Các gốc tự do hay nói chính xác hơn là các chất hoạt động chứa oxy và nitơ (ROS và RNS), là các dẫn xuất dạng khử của oxy và nitơ phân tử. Chúng được chia thành hai nhóm lớn là các gốc tự do và các dẫn xuất không phải gốc tự do. Gốc tự do là những phân tử hoặc nguyên tử có điện tử độc thân, điện tử này làm cho gốc tự do có khả năng oxy hóa rất cao. Các dẫn xuất không phải gốc tự do như oxy đơn, hydroperoxyd, nitroperoxyd là tiền chất của các gốc tự do. Các gốc tự do không bền với thời gian nên nó phải nhận điện tử từ các phân tử khác để đạt được cấu trúc bền vững. Quá trình này tạo thành một dây chuyền phản ứng với các phân tử chung quanh nó, do đó gây tổn thương và làm thay đổi giá trị sinh học của các đại phân tử sinh học như ADN, protein, lipid (Proctor P.H., 1989 ; Favier A., 2003 ; Viện dược liệu, 2006).

Trong cơ thể người và động vật, thường xuyên có sự hình thành các gốc tự do, phát sinh trong quá trình chuyển hóa hay là sản phẩm của phản ứng khử độc đối với một số chất hoặc yếu tố ngoại lai trong hệ thống lưới nội bào. Ngoài ra chúng có thể được sinh ra do một số tác nhân bên ngoài như tia tử ngoại, nhiễm độc lân hữu cơ, hay bệnh lý gây ra bởi stress như chấn thương, bỏng…. Khi có sự gia tăng hình thành gốc tự do, làm mất cân bằng hệ thống oxy hóa, kết quả làm tổn thương cấu trúc phân tử của tế bào như lipid, ADN, protein… dẫn đến thay đổi chức năng hoạt động của tế bào (Viện dược liệu, 2006)

2.2.2. Tác động của gốc tự do và sự liên quan đến bệnh tật con người

Gốc tự do sinh ra quá mức sẽ vượt qua hệ thống enzym bảo vệ của cơ thể (enzym superoxid dismutase - SOD, catalase, peroxidase…) và không tránh khỏi việc các gốc này tấn công vào tất cả các chất trong cơ thể. Những thành phần tế bào như ADN, protein, phospholipid, carbohydrat…. dễ bị gốc tự do tấn công, là nguyên nhân của rất nhiều bệnh nguy hiểm.

Gốc tự do tấn công vào phospholipid màng tế bào gây ra quá trình peroxy hóa lipid. Hậu quả dẫn đến tính lỏng, tính thấm của màng tế bào thay đổi. Quá trình peroxy hóa ở quanh bao myelin của sợi tế bào thần kinh có thể dẫn tới các dấu hiệu của bệnh thần kinh (bệnh não suy Alzheimer). Nếu peroxy hóa các chất xảy ra trên bề mặt phế nang sẽ gây ra dấu hiệu rối loạn chức năng phổi. Quá trình peroxy hóa lipid xảy ra mãnh liệt ở cơ quan, tổ chức tế bào khiến chúng bị phá hủy một cách nghiêm trọng dẫn đến đột biến, ung thư hoặc tổn thương các phân tử ADN.

Sự tác động đến các yếu tố gây viêm, sự hủy hoại các phân tử polysaccharid do oxy hóa có thể làm mất tính nhớt của acid hyalunoric (một chất làm trơn khớp), ảnh

hưởng tới quá trình viêm có thể dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ….

Gốc tự do liên quan chặt chẽ đến sự điều hòa các chất tiết ra từ thành trong mạch máu (prostacyclin, nitrogen oxyd...) để quyết định tính bám dính của tiểu cầu và các mảng xơ vữa... là nguyên nhân của một số bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não...)

Nói chung gốc tự do liên quan đến khá nhiều bệnh tật trong cơ thể vì thế nếu khả năng chống oxy hóa của cơ thể cao thì xác suất mắc bệnh và mức độ bệnh tật sẽ giảm. Vì thế người ta không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm các chất chống oxy hóa cho cơ thể nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe con người (Lại Thị Ngọc Hà và cs, 2009 ; Nguyễn Ngọc Hồng, 2009).

2.2.3. Chất chống oxy hóa

Trong cơ thể luôn tồn tại sự cân bằng giữa việc tạo ra các gốc oxy hóa và các chất chống oxy hóa, đó là trạng thái căn bản của cân bằng nội môi. Các chất chống oxy hóa là những chất giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do tạo ra trong các quá trình oxy hóa nên ngăn cản hay làm chậm quá trình này.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa còn được sử dụng trong ngành dược và mỹ phẩm với mục đích bảo vệ sự ổn định của dược chất. Do đó, chất chống oxy hóa cũng được định nghĩa là những chất khử mạnh có hoạt tính oxy hóa cao hơn so với dược chất. Các chất chống oxy hóa trong dược phẩm được chia ra làm nhiều nhóm dựa trên cơ chế khác nhau bao gồm các cơ chế chống oxy hóa trực tiếp và chống oxy hóa gián tiếp.

- Các chất chống oxy hóa gián tiếp là những tác nhân chelat hóa tác động lên các ion kim loại như Fe2+, Cu2+, Ni2+, Mn2+ …. Vì đây là các ion xúc tác cho các quá trình khơi mào phản ứng oxy hóa.

- Các chất chống oxy hóa trực tiếp bao gồm các chất khử hóa, các chất oxy hóa chọn lọc và các chất ngắt mạch.

Trong thiên nhiên, các chất chống oxy hóa có từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cây cỏ vẫn là nguồn quan tâm chủ yếu. Một số chất chống oxy hóa đã được tìm ra, chứng minh và sử dụng hàng loạt như: Vitamin E, vitamin C, polyphenol, flavonoid (Viện dược liệu, 2006 ; Wang J. et al, 2007).

2.2.4. Một số phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa trên in vitro

2.2.4.1. Thử nghiệm sử dụng DPPH

DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) là gốc tự do được dùng để thực hiện phản ứng mang tính chất sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của các chất nghiên cứu.

22

Phương pháp này được dùng phổ biến vì đơn giản, nhanh chóng và ổn định. Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc đánh bắt gốc tự do, làm giảm màu của DPPH, sự giảm màu đó sẽ được xác định bằng cách đo quang ở bước sóng 517 nm.

Các chất có khả năng chống oxy hóa sẽ trung hòa gốc DPPH bằng cách cho hydrogen, làm nhạt dần màu tím của DPPH ( Huang D. et al, 2005 ; Wang J. et al, 2007).



O2N

N N

NO2


+ RH

N

NH + R

O2N NO2


NO2

NO2


Hình 2.4. Phản ứng trung hòa gốc DPPH Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO):

HTCO (%) = [(ODchứng – ODthử)/ (ODchứng – ODtrắng)] x 100 OD: Mật độ quang

2.2.4.2. Thử nghiệm sử dụng TBA - đo lượng MDA

MDA (Malonyl dialdehyd) là sản phẩm cuối cùng của quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào. Sử dụng acid thiobarbituric (TBA) để xác định hàm lượng MDA trong tổ chức tế bào, từ đó đánh giá khả năng chống oxy hóa của chất nghiên cứu thể hiện qua việc giảm hàm lượng MDA.

Một phân tử MDA phản ứng với hai phân tử TBA tạo phức màu hồng hấp thu cực đại ở bước sóng 523 nm (Nguyễn Thượng Dong và cs, 2006 ; Viện dược liệu, 2006).


H2

OHC CHO +

O O O

HN

NH

HN -2H2

C

S N O t H


S N O O N S H H


MDA.

Hình 2.5. Phản ứng trong phương pháp sử dụng TBA – đo lượng MDA Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO):

HTCO (%) = [(CMDA chứng – CMDA thử)/ CMDA chứng] x 100

Nồng độ MDA được tính theo phương trình hồi quy tuyến tính của chất chuẩn

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí