Đặc Điểm Sức Khoẻ Và Cơ Cấu Bệnh Tật Của Thuyền Viên

20


Như vậy, tất cả các yếu tố môi trường khí hậu tự nhiên, điều kiện lao động, môi trường vi xã hội, các điều kiện vật chất, tinh thần... trên tàu đều có xu hướng bất lợi cho sức khỏe của người lao động biển, nếu tình trạng bất lợi này kéo dài sẽ gây ra những rối loạn chức năng tâm sinh lý, nặng hơn sẽ trở thành những bệnh lý, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và khả năng lao động của thuyền viên [67].

1.3. ĐẶC ĐIỂM SỨC KHOẺ VÀ CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA THUYỀN VIÊN

1.3.1. Đặc điểm sức khoẻ của thuyền viên vận tải viễn dương

Sức khoẻ của người lao động là nhân tố quyết định thắng lợi việc hoàn thành nhiệm vụ lao động và năng suất lao động. Đối với lao động biển sức khoẻ còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa vì tính chất công việc và tính chất môi trường lao động hết sức khó khăn.

Chính vì điều này, nhiều nước đã sớm chú ý tới việc nghiên cứu tình hình sức khoẻ và bệnh tật của các thuyền viên và đề xuất các giải pháp đảm bảo sức khoẻ cho họ. Hầu hết nghiên cứu của các tác giả ngoài nước cũng như trong nước đều khẳng định môi trường lao động và môi trường sinh sống trên biển là yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát sinh bệnh tật và các bệnh tật có tính đặc thù của đoàn thuyền viên [19], [22], [40], [73], [125].

1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu sức khoẻ và bệnh tật của các nước

Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả ngoài nước đều khẳng định môi trường lao động và môi trường sống trên tàu, trên biển là yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát sinh một số bệnh có tính chất đặc thù của thuyền viên.

Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 3.300 thuyền viên làm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

21


Đánh giá tác động của điều kiện lao động đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương Việt Nam - 5

việc tại các Công ty vận tải biển của Cộng hoà Ba Lan Filikowski J. [88] đã nhận thấy rằng: Chỉ có 32,82% thuyền viên được kiểm tra là có sức khoẻ tốt, 19,21% số thuyền viên bị rối loạn chức năng một số cơ quan nhưng chưa đến mức bệnh lý, trong khi đó tới 42,97% số thuyên viên bị mắc các bệnh mãn tính. Đây là một tỷ lệ bệnh rất cao.

Các nghiên cứu của Filikowski J. Dolmierski R. [89] về những bệnh tật có tính đặc trưng của các thuyền viên Ba Lan các tác giả đã nhận thấy rằng: Bệnh rối loạn thần kinh chức năng chiếm tỷ lệ hàng đầu (15,67%) tiếp đó là bệnh tăng huyết áp (9,27% tăng huyết áp thực sự), bệnh hệ thống cơ xương và tổ chức liên quan, bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng, bệnh sỏi tiết niệu... Những nghiên cứu của Grimmer G, Kunz F. trên các thuyền viên của Đức và nghiên cứu của Shilling R.S.F về tỷ lệ tai nạn của ngư dân Anh cũng cho thấy bệnh của hệ thống tiêu hoá, hệ thống tuần hoàn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó đến bệnh hô hấp, ngộ độc, tai nạn và bệnh của hệ thống cơ xương [94] , [118].

Một nghiên cứu tổng hợp của Eilif Dahl (2005) về sức khoẻ của 655 thuyền viên trên 50 quốc gia [137], kết quả nghiên cứu cho thấy trong vòng 1 năm có tới 32% thuyền viên phải xin ý kiến tư vấn để điều trị tại tàu hoặc chuyển lên bệnh viện ở trên bờ. Những bệnh thường gặp là bệnh về tiêu hoá (32% phải nghỉ làm việc), chấn thương các loại (22%), viêm ruột thừa, chóng mặt, đau lưng cấp, nhiễm trùng tiết niệu cấp và mệt mỏi mạn tính [Internatonal Maritime Health/2005 ]. Trong một nghiên cứu khác tại Nhật Bản, các tác giả Shuji Hisamuka, Miho Ehara, Masataka Shoda từ Viện nghiên cứu y học biển thuộc Trường Đại học tổng hợp Tokyo đã nghiên cứu tỷ lệ bệnh tật của thuyền viên ở Nhật Bản từ năm 1986-2000 cho thấy

[122] 30% thuyền viên mắc các bệnh về tiêu hoá, 10 % mắc các bệnh về tuần hoàn [122].

22


Như vậy, cơ cấu bệnh tật của các thuyền viên của các nước Châu Âu, Nhật Bản có thể tóm tắt như sau: đứng đầu là bệnh hệ tiêu hoá, tiếp đến là bệnh hệ thống tuần hoàn, rối loạn thần kinh chức năng và các bệnh khác của hệ thần kinh, bệnh hệ thống cơ xương và các tổ chức liên quan, bệnh hệ tiết niệu… [88], [90], [94], [106], [122].

1.3.1.2. Tình hình sức khoẻ của thuyền viên Việt Nam

Ngành hàng hải nước ta phát triển muộn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Suốt trong thời gian chiến tranh và những năm khôi phục nền kinh tế đất nước sau chiến tranh, việc nghiên cứu và phục vụ sức khoẻ cho các đối tượng đi biển chưa được chú ý đúng mức. Tuy nhiên, ngay sau khi giải phóng cũng đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Nguyễn Văn Hoan, Vũ Tuyết Minh [25] đã tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho 380 thuyền viên cho thấy rằng số có sức khoẻ loại I là 23,15%, loại II là 57,36%, loại III, loại IV (sức khoẻ kém) là 19,47%.

Nguyễn Đức Sơn và cộng sự [44] điều tra sức khoẻ trong 3 năm 1997 -1999 của 944 công nhân thuộc Bảo đảm an toàn Hàng hải Việt Nam cho thấy: sức khoẻ loại I chiếm 16,1%, loại II là 54,6%, loại III là 23,3%, loại IV là 5,7% và loại V chiếm 0,3%.

1.3.2. Các nghiên cứu về bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương

1.3.2.1. Bệnh của hệ tuần hoàn

Theo các nghiên cứu của một số tác giả Ba Lan, Đức tiến hành trên đoàn thuyền viên, các tác giả đều khẳng định vai trò của ô nhiễm tiếng ồn, rung xóc, nhiệt độ cao, sóng siêu cao tần và sóng điện từ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch của thuyền viên là nhiều nhất. Các nghiên cứu của Danish, Dolmierski R., Nitka J. [80], [82], cho thấy có chiều hướng gia tăng các bệnh tim mạch của thuyền viên các nước Nga và Ba Lan. Những

23


bệnh thường gặp nhất là tăng huyết áp, loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành. Các tác giả này cho thấy rằng từ năm 1978 đến 1987 trong số thuyền viên Ba Lan được khám sức khỏe định kỳ đã phát hiện bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ hàng đầu (25,5%) trong đó loạn nhịp tim từ 7,24% (năm 1978) đã tăng lên 18,4% (năm 1987). Tỷ lệ thuyền viên có biểu hiện điện tâm đồ bất thường rất cao 54,5% trong đó nhồi máu cơ tim 10%, dày thất trái 11,6%, loạn nhịp tim 12,6%.

Bùi Thị Hà, Nguyễn Thị Hải Hà, Lê Trung và một số tác giả khác khẳng định ô nhiễm tiếng ồn rung xóc, nhiệt độ cao, điện từ trường tần số cao, sóng siêu cao tần có ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch [20], [21], [70]. Các tác giả Dolmierski R, Nitka J. [84], [85] còn thấy những căng thẳng về tâm sinh lý quá mức cũng có thể đưa đến tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.

Ở nước ta, theo những nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn, Lê Đình Thanh, Đỗ Minh Tiến cũng cho thấy bệnh tim mạch của thuyền viên nước ta cũng rất đáng chú ý và cần phải được tiếp tục nghiên cứu để đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của môi trường lao động trên tàu biển đến tình trạng chức năng hệ thống tuần hoàn của thuyền viên [47], [61]. Nguyễn Trường Sơn nghiên cứu về huyết áp của thuyền viên Việt Nam thấy chỉ số huyết áp chung cao hơn hẳn chỉ số đã nêu trong hằng số sinh học người Việt Nam 1975 cao hơn cả huyết áp người ven biển cùng giới tuổi cả huyết áp tâm thu, tâm trương [47]. Theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Trường Sơn (1995), Nguyễn Thị Hải Hà, Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn (2000) thì tỷ lệ rối loạn điện tâm đồ của thuyền viên Việt Nam lên tới 54 – 56%. Điện tâm đồ biến đổi theo hướng tăng tần số, tăng biên độ sóng R và P, giảm biên độ sóng T, thời gian dẫn truyền nhĩ thất rút ngắn (thời gian PQ giảm). Rối loạn điện tâm đồ gặp nhiều nhất là loạn nhịp xoang,

24


nhịp nhanh xoang, tăng gánh thất trái, rối loạn thần kinh tim, block nhánh phải... [20], [47].

Nghiên cứu đặc điểm cơ cấu bệnh tật của thuyền viên làm việc trên một số tàu của công ty VOSCO, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Trường Sơn

[39] đã ghi nhận bệnh lý của hệ thống tuần hoàn chiếm tới 40,60 %. Trong đó tăng huyết áp chiếm một tỷ lệ cao hơn hẳn so với các bệnh lý tim mạch khác 25,80/40,60 (chiếm 63,54% trong tổng số bệnh lý tim mạch), còn lại là các chứng rối loạn thần kinh tim, bệnh mạch vành... Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch của thuyền viên trong đó phải kể đến các yếu tố như lạm dụng rượu, thuốc lá, thói quen ăn uống và sinh hoạt, chế độ ăn giàu chất đạm, đường và mỡ, trong khi đó lại thiếu vitamin và chất xơ cũng là một nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Khi hành trình trên biển thuyền viên còn phải chịu tác động của điều kiện lao động khắc nghiệt trên biển gây ra như tiếng ồn, rung, lắc của con tàu, sóng gió, bão lốc... làm thuyền viên luôn ở trong trạng thái căng thẳng thần kinh nhất là hệ thần kinh thực vật (Hệ thần kinh giao cảm dễ bị cường). Bên cạnh đó thuyền viên còn phải chịu một gánh nặng thần kinh tâm lý như tình trạng cô lập với đất liền, xa gia đình, đời sống văn hóa thiếu thốn, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng một số bệnh tim mạch [81], [109].

1.3.2.2. Bệnh của hệ tiêu hoá

- Do chế độ ăn của người lao động trên biển dài ngày thường bị mất cân đối, nhiều thịt, ít rau xanh, nên chức năng vận động của bộ máy tiêu hoá giảm, tỷ lệ bị táo bón tăng. Thành phần dịch vị cũng bị thay đổi để thích nghi theo hướng ít rau nhiều thịt [19], [117], [126], [127]

- Những người làm việc trong buồng máy, với nhiệt độ bình quân

25


trên 400C làm tăng mất nước, mất muối Na+, Cl- làm rối loạn hoạt động của nhiều loại tế bào, bài tiết dịch vị bị rối loạn dẫn đến ăn không ngon miệng....

- Bệnh răng miệng: Là một trong những bệnh chiếm tỷ lệ khá cao (43,80%), đứng đầu là các bệnh như cao răng, khuyết răng. Ở vị trí số hai là bệnh sâu răng đây cũng là các bệnh phổ biến trong cộng đồng dân cư Việt Nam, ở trên tàu nguyên nhân có thể là do nước sinh hoạt chưa bảo đảm TCVS cho phép theo qui định của Công ước hàng hải quốc tế về cung cấp nước ăn uống cho tàu thuyền [60].

- Các bệnh khác của hệ tiêu hoá:

Kết quả điều tra cho thấy chứng bệnh táo bón chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là hội chứng dạ dày - tá tràng, loét dạ dày hành tá tràng và viêm đại tràng mạn tính, gan nhiễm mỡ... Nguyên nhân của vấn đề này theo chúng tôi là do thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, điều kiện lao động của thuyền viên, đặc biệt là chế độ ăn nhiều đường, mỡ và thói quen lạm dụng bia, rượu... Hơn nữa, điều kiện lao động của thuyền viên là phải chịu gánh nặng căng thẳng thần kinh tâm lý, góp phần tạo ra trạng thái stress liên tục kéo dài làm rối loạn bài tiết dịch vị. Tất cả nguyên nhân trên góp phần làm tăng tỷ lệ mắc các rối loạn và bệnh lý tiêu hoá, gan mật [22], [56].

1.3.2.3. Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

Đây là nhóm bệnh mà thuyền viên có tỷ lệ mắc cao. Thể hiện ở kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hà (2002) [16], Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Quỳnh Chi (2003) [52], Nguyễn Thị Hải Hà (2008) [22] trên cùng đối tượng là thuyền viên ở một số công ty khác thì thấy tỷ lệ mắc của thuyền

26


viên VOSCO còn thấp hơn của các tác giả nghiên cứu trước đây. Điểm khác biệt này là do đội tàu biển của VOSCO hiện nay vào loại hiện đại nhất nước ta, điều kiện vệ sinh môi trường được kiểm soát khá tốt. Mặt khác, việc quản lý sức khỏe thuyền viên được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt là đầu vào. Do đó, đã loại trừ được hầu hết các bệnh có khả năng lây truyền cho đoàn thuyền viên.

1.3.2.4. Các rối loạn hành vi và tâm thần

Do đặc điểm sống và lao động cực kỳ khó khăn trong những chuyến hành trình dài ngày trên biển, với điều kiện thường xuyên phải cô lập với đất liền, gia đình, bạn bè, người thân, điều kiện vi xã hội đồng giới, phương tiện vui chơi, giải trí thiếu thốn, công việc hết sức đơn điệu... Tất cả những điều kiện này đã tạo ra cho đoàn thuyền viên những áp lực tâm lý nặng nề, làm phát sinh trạng thái stress tâm sinh lý và như một hệ quả tất nhiên những rối loạn này kéo dài sẽ gây ra các rối loạn hành vi, tâm thần cho các thuyền viên chiếm 50,44%, đặc biệt là những thuyền viên có trạng thái thần kinh yếu [6], [16].

Trong những chuyến hành trình dài ngày trên biển qua các múi giờ khác nhau, điều kiện khí hậu thay đổi thường xuyên, Dolmierski R., Filikowski J. đã quan sát thấy trên 90% thuyền viên bị rối loạn giấc ngủ, 80% mệt mỏi và trên 50% không muốn vui chơi giải trí và khả năng lao động giảm hẳn [82], [88].

1.3.2.5. Bệnh hệ tiết niệu

Trong nhóm bệnh này bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm tỷ lệ cao hơn các loại bệnh tiết niệu khác. Đứng thứ hai là bệnh sỏi tiết niệu và viêm bàng quang. Nguyên nhân theo chúng tôi là do điều kiện vệ sinh trên tàu

27


không được tốt cộng với chất lượng nguồn nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, theo nghiên cứu của Bùi Thị Hà thì có tới 62,10% tàu có nước sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, rung chuyển cũng là một nguyên nhân gây rối loạn nhu động của cơ trơn bàng quang [16].

1.3.3. Biến đổi chức năng điều nhiệt của cơ thể


Khi lao động trên biển có yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chức năng điều nhiệt của cơ thể đó là:

- Sự chệnh lệch nhiệt độ quá lớn (từ 5 - 10o C) giữa trong buồng máy và các vị trí khác của con tàu và giữa trong tàu với ngoài boong tàu.

- Sự thay đổi múi giờ và vùng khí hậu quá nhanh do tốc độ con tàu

ngày càng được cải tiến.

Hai yếu tố trên làm cho khả năng điều nhiệt của cơ thể trở nên rất khó khăn, khó thích nghi ngay được, nên thường dẫn tới rối loạn chức năng điều nhiệt, thuyền viên dễ bị cảm cúm [34], [35].

- Ngoài ra, sự thay đổi này còn kéo theo hàng loạt rối loạn khác liên

quan đến nhịp sinh học (nhịp ngày đêm) của cơ thể thuyền viên.


1.4. VẤN ĐỀ CHĂM SÓC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHOẺ THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG

1.4.1. Tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên


Nghề đi biển là một nghề đặc biệt, thời gian đào tạo khá dài, các thuyền viên có tay nghề cao thường phải mất từ 5-7 năm đi biển. Đối với các sỹ quan thì thời gian để có kinh nghiệm và tay nghề giỏi còn phải cần nhiều thời gian đào tạo hơn nữa (khoảng 10 năm trở lên). Trong khi đó tuổi hàng nghề đi biển lại thấp hơn nhiều trên đất liền (về hưu ở tuổi 55). Hiện nay, điều đau đầu với các nhà quản lý là nhiều người khi đã có tay nghề

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 03/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí