Seafarers (Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ đào tạo và trực ca cho thuyền viên)
TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép THA Tăng huyết áp
TV Thuyền viên
VNTB Vòng ngực trung bình
VSATLĐ Vệ sinh an toàn lao động
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tác động của điều kiện lao động đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương Việt Nam - 1
- Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Không Khí Và Bức Xạ Mặt Trời
- Sự Thay Đổi Đột Ngột Qua Các Vùng Khí Hậu Khác Nhau
- Đặc Điểm Sức Khoẻ Và Cơ Cấu Bệnh Tật Của Thuyền Viên
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giới hạn chỉ số Yaglou 9
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn ánh sáng nơi làm việc 14
Bảng 2.1. Phân loại chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của WHO sử dụng cho
người Châu Á – 2000 44
Bảng 2.2. Phân loại huyết áp cho người từ 18 tuổi trở lên 45
(theo JNC VII - 2003) 45
Bảng 2.3. Các hội chứng rối loạn thông khí phổi 46
Bảng 2.3. Phân loại rối loạn đường máu theo ADA 2010 47
Bảng 2.4. Bảng phân loại mức độ rối loạn lipid máu 48
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá khả năng tư duy bằng bảng trị số tương
quan 50
Bảng 2.6. Phân chia mức độ trầm cảm bằng test Beck 51
Bảng 3.1. Môi trường vi khí hậu trên tàu vận tải viễn dương 1
Bảng 3.2. Mức tiếng ồn trung bình trên tàu viễn dương khi tàu tại bến và
khi đang hành trình trên biển 2
Bảng 3.3. Mức độ rung lắc trung bình của tàu tại bến và khi hành trình trên biển 2
Bảng 3.4. Phương tiện bảo vệ cá nhân trên tàu viễn dương 3
Bảng 3.5. Phương tiện đảm bảo an toàn sinh mạng thuyền viên theo Công
ước quốc tế “An toàn sinh mạng khi đi biển” 4
Bảng 3.6. Tổ chức lao động của thuyền viên trên tàu 4
Bảng 3.7. Trang bị tủ thuốc và thiết bị y tế ở trên tàu theo Công ước lao
động biển quốc tế 2006 và IMGS/2010 5
Bảng 3.8. Điều kiện sinh hoạt của thuyền viên trên tàu 5
Bảng 3.9. Phương pháp xử lý chất thải và tác nhân gây bệnh trên tàu 6
Bảng 3.10. Cơ cấu lương thực, thực phẩm chủ yếu 6
Bảng 3.11. Năng lượng và thành phần dinh dưỡng của khẩu phần ăn trung
bình / ngày/ thuyền viên 7
Bảng 3.13. Đặc điểm tần số mạch và huyết áp của thuyền viên 8
Bảng 3.14. Chức năng hô hấp của thuyền viên 9
Bảng 3.15. Đặc điểm chỉ tiêu huyết học của thuyền viên 10
Bảng 3.16. Tình trạng lipid máu của thuyền viên 11
Bảng 3.17. Chỉ số các thành phần nước tiểu của thuyền viên 11
Bảng 3.18. Đặc điểm một số chỉ tiêu tâm lý của thuyền viên 12
Bảng 3.19. Tỷ lệ mắc bệnh chung ở thuyền viên viêễn dương 13
Bảng 3.20. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm nghề ở thuyền viên 14
Bảng 3.21. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi nghề của thuyền viên 15
Bảng 3.22. Tỷ lệ mắc các bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa ở thuyền viên 16
Bảng 3.23. Tỷ lệ mắc một số bệnh hô hấp của các thuyền viên 16
Bảng 3.24. Tỷ lệ thuyền viên bị THA theo mức độ năng nhẹ 17
Bảng 3.25. Tỷ lệ thuyền viên bị THA theo nhóm nghề nghiệp 17
Bảng 3.26. Tỷ lệ thuyền viên bị THA theo nhóm chức danh 17
Bảng 3.27. Tỷ lệ rối loạn điện tâm đồ theo nhóm nghề nghiệp 18
Bảng 3.28. Tỷ lệ rối loạn sức nghe theo nhóm nghề nghiệp trên tàu 18
Bảng 3.29. Thay đổi thể lực của thuyền viên trước và sau hành trình 19
Bảng 3.30. Tần số mạch và HA trung bình theo nhóm nghề nghiệp của thuyền viên trên tàu trước và sau hành trình 21
Bảng 3.31. Biến đổi công thức máu của thuyền viên trước và 22
Bảng 3.32. Ðặc điểm đường máu của thuyền viên trước và 22
Bảng 3.33. Thay đổi tỷ lệ rối loạn đường máu của thuyền viên trước và sau hành trình 23
Bảng 3.34. Biến đổi các thành phần nước tiểu của thuyền viên trước và sau hành trình 24
Bảng 3.35. Thay đổi loại hình thần kinh của thuyền viên trước và sau hành trình 25
Bảng 3.36. Tỷ lệ mắc bệnh của thuyền viên vận tải viễn dương (n=300).. 27 Bảng 3.37. Biến đổi tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch của các thuyền viên trước và sau hành trình 29
Bảng 3.38. Biến đổi điện tâm đồ của thuyền viên trước và sau hành trình 29 Bảng 3.39. Suy giảm sức nghe của thuyền viên trước và sau hành trình theo nhóm nghề nghiệp trên tàu 30
Bảng 3.40. Biến đổi sức nghe của thuyền viên trước vàsau hành trình theo tuổi nghề 31
Bảng 3.41. Mức độ trầm cảm của các đối tượng nghiên cứu (test Beck)... 32 Bảng 3.42. Thực trạng tổ chức và nhân lực y tếcủa hai công ty vận tải viễn dương 32
Bảng 3.43. Công tác khám sức khỏe cho thuyền viên của 02 công ty 33
Bảng 3.44. Nội dung khám sức khỏe theo Tiêu chuẩn của Bộ Y tế
................................................................................................................. 33
Bảng 3.45. Công tác đào tạo chương trình cấp cứu biển cho thuyền viên . 34 Bảng 3.46. Kiến thức về y học biển của sỹ quan boong 35
Bảng 3.47. Mức độ kiến thức của sỹ quan boong trước và sau khóa học .. 36 Bảng 3.48. Kết quả kỹ năng thực hành chuyên môn Y học biển cho sỹ quan boong trên tàu vận tải viễn dương trước và sau đào tạo 37
Bảng 3.49. Tỷ lệ biết thực hành về Telemedicine của sỹ quan boong trước và sau khóa học 38
Bảng 3.50. Thực hành sử dụng thuốc và dụng cụ y tế trên tàu của sỹ quan
boong trước và sau khóa học 38
DANH MỤC BIỂU ĐỒ/ HÌNH
Hình 3.1. Phân loại chỉ số BMI của thuyền viên 8
Hình 3.2. Đặc điểm điện tâm đồ thuyền viên vận tải viễn dương 9
Hình 3.3. Phân loại rối loạn đường máu của thuyền viên 10
Hình 3.4. Biến đổi tần số mạch và HA của TV trước và sau hành trình 19
Hình 3.5. Huyết áp, nhịp tim của thuyền viên trước và sau hành trình 20
Hình 3.6. Biến đổi điện tâm đồ trước và sau hành trình 20
Hình 3.7. Tỷ lệ thuyền viên bị rối loạn lipid máu trước và sau hành trình 23 Hình 3.8. Đánh giá khả năng tập trung chú ý của thuyền viên trước và sau hành trình 25
Hình 3.9. Khả năng tư duy của thuyền viên viễn dương trước và sau hành trình được đánh giá bằng bảng câu hỏi theo phụ lục 1.2 và 1.4 26
Hình 3.10. Biến đổi tỷ lệ mắc các bệnh dinh dưỡng nội tiết, chuyển hóa ở
thuyền viên trước và sau hành trình 28
Hình 3.11. Suy giảm sức nghe của thuyền viên trước và sau hành trình ... 30 Hình 3.12. Thay đổi tỷ lệ một số chứng bệnh thần kinh 31
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia biển, với trên 3260 km bờ biển và một vùng biển rộng tới trên 1.000.000 km2 (lớn gấp 3 lần diện tích đất liền). Những năm gần đây kinh tế biển của nước ta đang trên đà khởi sắc và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó
xác định kinh tế biển phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với tỷ trọng ngày càng tăng. Mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4, Đại hội ĐCSVN khoá X nêu rõ “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh và mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước …”. Kinh tế biển phát triển đã và đang thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động trong đó có ngành vận tải biển.
Lao động trên các tàu biển (gọi là thuyền viên) là loại hình lao động đặc biệt. Ngay từ giây phút đầu tiên bước vào nghề đi biển, người thuyền viên phải sống và làm việc trong một môi trường hết sức khắc nghiệt của biển cả và trên chính con tàu của họ. Loại hình lao động này mang tính đặc thù rất cao như thường xuyên phải cô lập với đất liền, người thân. Tiếng ồn, rung, lắc diễn ra liên tục suốt ngày đêm, dinh dưỡng bị mất cân đối…[25]. Tất cả các yếu tố bất lợi của môi trường và điều kiện lao động trên tàu biển đã có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sự phát sinh các bệnh tật có tính chất đặc thù như say sóng, rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn chuyển hoá, tăng huyết áp và hậu quả cuối cùng là ảnh hưởng tới khả năng lao động và giảm tuổi nghề của thuyền viên [21], [44], [77], [87].
2
Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) và Công ty vận tải biển ngoại thương Việt Nam (Vitranschart) là những công ty ra đời sớm nhất và lớn nhất của ngành Hàng hải Việt Nam. Tính đến nay, số thuyền viên có tuổi đời và tuổi nghề đã khá cao, việc trẻ hoá đội ngũ thuyền viên đang là yêu cầu cấp thiết. Đội tàu của 2 công ty này chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải hàng hoá viễn dương tức là hành trình của các con tàu này là trên khắp các đại dương. Thời gian mỗi chuyến hành trình của các tàu thường kéo dài từ 11 đến 14 tháng liên tục trên biển, trong điều kiện môi trường sống, lao động rất khắc nghiệt. Việc tổ chức công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đoàn thuyền viên còn rất nhiều khó khăn do không có nhân viên y tế trên tàu, thiếu thuốc men, dụng cụ y tế, sự trợ giúp của các cơ sở y tế trên bờ nhiều khi không thể thực hiện được, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe cho đoàn thuyền viên [42].
Những năm qua, công nghệ đóng tàu đã có rất nhiều tiến bộ, điều kiện lao động tren các tàu đã có nhiều cải thiện, vậy thực chất điều kiện lao động trên các tàu viễn dương của các công ty này hiện nay ra sao và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ và sự phát sinh những bệnh tật có tính chất nghề nghiệp đặc thù như thế nào, thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho đoàn thuyền viên có những thuận lợi và khó khăn gì? Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết phải nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả điều kiện lao động trên các tàu vận tải của 2 công ty vận tải viễn dương Việt Nam năm 2011-2012.
2. Đánh giá thực trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và một số biến đổi sức khoẻ của thuyền viên trước và sau một chuyến hành trình.
3. Đề xuất và áp dụng một số giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRÊN BIỂN
Môi trường tự nhiên được xem là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là môi trường tự nhiên trên biển. Nếu như trên bờ người lao động có nhiều biện pháp để hạn chế những điều kiện khắc nghiệt của môi trường tự nhiên thì trên biển người lao động phải hàng giờ, hàng ngày trong suốt hành trình trên biển phải trực tiếp đối mặt với môi trường tự nhiên khắc nghiệt của biển cả, mà trước tiên phải kể đến:
1.1.1. Ảnh hưởng của giông, gió, bão
Trên bề mặt trái đất, biển là nơi hình thành các cơn áp thấp, giông, bão và các trận cuồng phong, hậu quả gây nên những hiện tượng biển động với độ cao của sóng rất lớn làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất cũng như an toàn sinh mạng của người lao động biển. Về cơ bản, khí hậu vùng biển nước ta là loại khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng đôi khi cũng có những biểu hiện của khí hậu ôn đới [11].
Biển nước ta chịu tác động của nhiều loại hệ thống thời tiết như:
- Hệ thống thời tiết phía Bắc ảnh hưởng chủ yếu đến biển nước ta vào mùa Đông - Xuân với biểu hiện chủ yếu là gió mùa đông bắc phát triển mạnh. Vào thời gian này nhiệt độ không khí khá thấp (trung bình 15-20 độ), khô hanh, lạnh, gió mùa đông bắc có khi mạnh cấp 6, cấp 7, có thể lên cấp 8, cấp
9. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất trên biển. Các lao động biển chịu nhiều tác động rất mạnh của