Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Không Khí Và Bức Xạ Mặt Trời

4


rung, xóc, lắc, nhiều người bị say sóng, ăn uống hạn chế, sức khỏe giảm sút dẫn đến năng suất và chất lượng lao động bị ảnh hưởng.

- Hệ thống thời tiết phía Nam chịu tác động của áp thấp mùa hạ Châu Á và dải áp thấp xích đạo, đặc trưng của loại hình thời tiết này là gió mùa Tây Nam và thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm. Nó chính là nguyên nhân hình thành nên các cơn áp thấp nhiệt đới và bão. Loại hình thời tiết này tuy không tác động liên tục nhưng gây nhiều nguy hiểm tới các hoạt động hàng hải và các hoạt động khác trên biển.

- Hệ thống thời tiết phía Tây chịu tác động của áp thấp nóng. Hệ thống này ảnh hưởng từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, trong thời gian này thường có giông bão, mưa rào, sương mù, lốc, vòi rồng...., dạng thời tiết này đặc biệt nguy hiểm cho hoạt động của ngành hàng hải và lao động sản xuất trên biển.

- Hệ thống thời tiết phía Đông chịu tác động mạnh mẽ của hai hệ thống là lưới cao áp cận nhiệt đới và nhiễu dông nhiệt đới như bão, áp thấp, sóng dông..., thường tác động tới vùng biển nước ta từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng mạnh nhất từ tháng 8 đến tháng 9. Loại hình thời tiết này cũng trực tiếp đe dọa các hoạt động của các ngành kinh tế biển của nước ta, đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động trên biển của thuyền viên, thậm chí còn đe dọa cả an toàn sinh mạng của họ [41].

1.1.2. Ảnh hưởng của sóng biển


Đặc điểm về thủy văn bao gồm thủy triều, dòng chảy, nhiệt độ nước biển, độ mặn nước biển và sóng biển. Trong các yếu tố này mức độ của sóng biển có ảnh hưởng lớn nhất đến các hoạt động hàng hải, các hoạt động sản xuất trên biển khác cũng như sức khỏe người đi biển. Sóng biển chủ yếu do gió, bão tạo thành, vì thế chế độ sóng cũng không đồng nhất mà bị

5


phân hóa theo từng khu vực, theo từng mùa như chế độ gió. Vùng biển nước ta chịu tác động của các loại gió mùa như: gió mùa Đông- Bắc, gió mùa Đông- Nam, gió mùa Tây- Nam. Độ cao của sóng trung bình khoảng 1m, vào dịp gió mùa mà có biển động, độ cao sóng có thể lên tới 3- 4m và trong giông bão độ cao sóng cực đại có thể lên tới 5 - 6m, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các tàu thuyền trên biển.

Tóm lại, vùng biển Việt Nam vừa mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, lại vừa mang đặc điểm của khí hậu hải dương vừa nóng, ẩm, nhiều gió, áp thấp, vừa nhiều giông bão. Sóng biển có độ cao trung bình lớn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất trên biển, sóng lớn hơn có thể gây ra say sóng đối với nhiều người làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể và khả năng lao động của họ. Sóng trong giông bão có thể đe doạ an toàn sinh mạng của các lao động biển [8], [92], [93].

1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời


Lao động trên biển, con người chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ không khí nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Về mùa hè, ngoài các bức xạ trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống, người lao động trên biển còn phải chịu sức nóng gián tiếp từ các tia bức xạ từ mặt nước phản chiếu lên cộng với sức nóng do các máy móc hoạt động toả ra. Chính điều này làm cho nhiệt độ bên trong con tàu tăng lên từ 50C đến 100C, và cũng làm cho cơ thể luôn phải trong trạng thái điều nhiệt cao, gánh nặng thân nhiệt tăng làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động chức năng của cơ thể như chức năng điều nhiệt, chức năng tuần hoàn, chức năng bài tiết, hô hấp, tiêu hóa...

6


Mặt khác, nhiệt độ giữa trong và ngoài con tàu lại chênh nhau rất nhiều làm cho khả năng điều nhiệt của cơ thể khi di chuyển giữa trong và ngoài tàu trở nên rất khó khăn và dễ bị cảm cúm [129].

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG

1.2.1. Khái niệm về các loại hình vận tải biển và vận tải biển viễn

dương


Vận tải biển là hoạt động chuyên chở hàng hoá bằng đường biển là một trong những loại hình vận tải ra đời sớm nhất của ngành vận tải (bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt, đường không và đường biển). Do đặc tính ưu việt của nó là khả năng chuyên chở với số lượng lớn hàng hoá, giá thành rẻ, với 7 phần 10 diện tích trái đất là biển nên các tàu chở hàng có thể đến được bất cứ cảng nào và bất cứu châu lục nào. Căn cứ vào loại hình hàng hoá mà nó chuyên chở, phạm vi của tuyến đường biển mà tàu hoạt động Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) chia ra các loại hình vận tải biển như sau [97]:

Phân loại theo loại hàng hoá mà nó chuyên chở bao gồm:


Tàu chở hàng khô

Tàu chở hàng bách hoá

Tàu chở container

Tàu chở hàng hoá đông lạnh

Tàu chở hàng độc hại nguy hiểm…

Phân loại theo loại tuyến đường vận tải mà tàu hoạt động bao gồm:


Vận tải thuỷ nội địa:

7


Là loại hình vận tải theo các tuyến đường biển trong nước, nơi xếp hàng hoá để khởi hành và nơi trả hàng (điểm đến) thường là các cảng nội địa của các địa phương. Vận tải trên tuyến biển nội địa thường là các tàu có trọng tải từ vài trăm tấn đến một vài tấn. Đặc điểm của tuyến vận tải này là các tuyến đường thường gần bờ, thời gian hoạt động hành trình trên biển chỉ một vài ngày, trong trường hợp khẩn cấp có thể ghé bờ trong vòng từ vài tiếng đến tối đa là 24 tiếng.

Vận tải biển gần (cận hải):

Là loại hình vận tải có thời gian hành trình trên biển từ vài ngày đến 2 tuần trên biển như tuyến vận tải Đông Nam Á, các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Đặc điểm của các tàu hoạt động trong khu vực này thường là các tàu có trọng tải từ một vài nghìn tấn đến vạn tấn. Trong trường hợp khẩn cấp có thể ghé cảng gần nhất từ 24 - 72 tiếng. Tại tuyến này có thể bổ sung thêm thực phẩm tươi sống trên đường đi (phải mua bằng ngoại tệ với giá đắt hơn nhiều giá trong nước mua bằng nội tệ). Vì lý do này việc bổ sung thực phẩm tươi sống và hoa quả tươi cũng bị hạn chế nhiều.

Vận tải biển viễn dương (World wide):

Đây là loại hình vận tải của những con tàu có trọng tải lớn nhất từ vài vạn tấn đến vài chục vạn tấn hàng hoá, có thể đi lại trên mọi tuyến hàng hải quốc tế và có thể cập cảng ở tất cả các đại dương trên thế giới. Đặc điểm của tuyến vận tải này là thời gian một chuyến hành trình thường dài trung bình khoảng 1 năm, thời gian tàu chạy liên tục trên biển không có khả năng cập cảng kéo dài nhất là 40 - 45 ngày, thời gian này tàu hoàn toàn cô lập với đất liền. Trong trường hợp khẩn cấp tàu không thể ghé cảng gần nhất trong một và chục giờ được, nên rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn là rất lớn. Sự cô lập của thuyền viên với đất liền là rất lớn, sự trợ giúp về y

8


tế trong trường hợp khẩn cấp từ đất liền nhiều khi khó có khả năng thực hiện được. Do vậy, gánh nặng thần kinh tâm lý gây ra cho thuyền viên là rất lớn. Mặt khác việc cung cấp thực phẩm tươi sống, rau quả tươi cũng khó thực hiện được, việc bảo quản trong kho lạnh quá dài ngày làm mất đi giá trị của thực phẩm. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho chế độ ăn của đoàn thuyền viên bị mất cân đối nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, sự phát sinh bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương.

1.2.2. Về thuyền viên và đội tàu vận tải viễn dương


Tàu viễn dương là những tàu có trọng tải lớn, thường vào khoảng trên 1 vạn tấn/tàu và phạm vi hoạt động rộng khắp trên mọi đại dương của trái đất [97].

Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, ngành công nghiệp đóng tàu cũng áp dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để cho hạ thủy nhiều con tàu có đủ tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn khi hành trình trên biển trong điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, gió, giông bão của đại dương. Với điều kiện môi trường tự nhiên, môi trường vi khí hậu, vi xã hội và các yếu tố vật lý, hóa học như ồn, rung, lắc và nhịp điệu đơn điệu, buồn tẻ diễn ra cả ngày lẫn đêm trong 4 bức tường của con tàu là những yếu tố không thể tách rời đối với mỗi thuyền viên. Nó liên tục diễn ra ngày cũng như đêm hầu như trong suốt cuộc đời người đi biển. Chính vì vậy, thuyền viên làm việc trong những điều kiện như vậy sẽ phát sinh một số bệnh lý có tính chất đặc thù - đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, rút ngắn tuổi nghề và tuổi đời của người đi biển.

Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO - nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng), công ty Vitranschart (Chi nhánh tại HP)... là các công ty vận tải viễn dương hàng đầu Việt Nam có đội tàu khá hùng mạnh,

9


có khả năng vận chuyển hàng hóa trên mọi tuyến hàng hải quốc tế và có thâm niên cao nhất ngành hàng hải nước ta. Theo thống kê ban đầu, mỗi công ty có khoảng gần 2.000 thuyền viên, trong đó thường xuyên có khoảng 600 - 700 thuyền viên đang hoạt động trên biển, số còn lại là lực lượng dự trữ để thay đổi.

1.2.3. Điều kiện môi trường lao động trên tàu viễn dương


Trong suốt thời gian hoạt động trên biển, con tàu vừa là nơi lao động, phương tiện lao động, đồng thời vừa là nơi ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí 24/24 giờ trong ngày của thuyền viên. Vì vậy, người lao động phải chịu đồng thời nhiều tác động của môi trường trên tàu đến sức khoẻ không những trong lúc lao động mà ngay cả lúc nghỉ ngơi, thậm chí cả trong giấc ngủ, những yếu tố đó bao gồm:

1.2.3.1. Môi trường vi khí hậu trên tàu


Môi trường vi khí hậu gồm các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn và thường xuyên đến sức khoẻ người thuyền viên. Người ta thường sử dụng chỉ số Yaglou hay chỉ số Tam Cầu (WBGT) để phản ánh tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và đưa ra mối quan hệ và tiêu chuẩn giới hạn cho từng loại cường độ lao động theo thời gian [70], [134] như sau:

Bảng 1.1. Giới hạn chỉ số Yaglou


Thời gian LĐ

Giới hạn chỉ số Yaglou

LĐ nhẹ

LĐ vừa

LĐ nặng

8 giờ LĐ

31,1

28,3

26,7

75% LĐ, 25% nghỉ

31,7%

29,5

28,0

50% LĐ và 50% nghỉ

32,5

30,8

29,4

25% LĐ, 75% nghỉ

33,3

32,2

31,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động của điều kiện lao động đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương Việt Nam - 3

10


Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nếu lao động vừa trong 8 giờ thì chỉ số nhiệt độ không được vượt quá 26,70C. Khi lao động trong môi trường nóng có thể dẫn tới sự mất nước, điện giải, mệt mỏi, giảm khả năng lao động, nặng hơn có thể dẫn tới say nóng đe doạ đến tính mạng. Theo khảo sát của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường thì về mùa

hè tình trạng ô nhiễm nhiệt tại các cơ sở sản xuất ở nước ta là có tính phổ biến và đặc biệt là môi trường lao động ngoài trời, luyện kim, sản xuất thuỷ tinh, gốm...Trên các tàu đi biển, hiện nay mặc dù công nghệ đóng tàu đã rất nhiều tiến bộ, các phòng sinh hoạt, phòng ở đã được thông gió và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, nhưng vẫn có những khu vực rất nóng đó là khu vực buồng máy.

Nhiệt độ trên tàu biển

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả [16], [22], [52], [80] trong buồng máy của tàu biển, nhiệt độ thường xuyên rất cao, trung bình vào khoảng 400C. Với các tàu không có hệ thống điều hoà không khí, trong khoang tàu nhiệt độ luôn cao hơn ở ngoài boong, nhất là vào mùa hạ, còn đối với

những tàu có điều hoà không khí, sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài tàu lại lại tăng lên đáng kể.

Sự chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa buồng máy với các vị trí khác trên tàu, giữa trong và ngoài tàu, và người lao động phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách đột ngột làm cho quá trình điều nhiệt luôn phải thay đổi, cơ thể khó thích nghi hơn với môi trường có nhiệt độ luôn thay đổi, nên dễ phát sinh các bệnh đường hô hấp [26], [49], [80].

Thông gió trên các tàu biển


Thông gió hiện nay, các tàu biển thuộc đội tàu quốc gia đang được hiện đại hoá theo các Công ước hàng hải quốc tế, do đó về cơ bản tiêu chuẩn thông gió trên các con tàu này đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

11


Tuy nhiên, các tàu vận tải nội địa, đánh bắt hải sản thuộc khu vực tư nhân, các thành phần kinh tế khác do tàu công suất nhỏ, tận dụng các con tàu cũ, quá hạn sử dụng để khai thác do đó hầu hết không đảm bảo các tiêu chuẩn thông gió cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh khác. Vấn đề này quan trọng nhất là với các lao động trong buồng máy, nơi nhiệt độ, độ ẩm cao kết hợp với hơi xăng dầu càng làm ảnh hưởng nhiều đến sức chịu đựng và khả năng làm việc của người lao động [67], [77], [97].

Độ ẩm không khí trên tàu


Các tàu vận tải lớn nói chung do có hệ thống điều hoà không khí khá đảm bảo nên độ ẩm tương đối ổn định. Trái lại, các loại tàu nhỏ, lạc hậu hoặc các tàu cá chỉ có thông gió tự nhiên nên ẩm độ tuỳ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên của biển [77].

1.2.3.2. Các yếu tố vật lý


Tiếng ồn

Trong y học lao động người ta phân loại âm thanh theo tần số như

sau [70]:

- Âm thanh có tần số dưới 300 Hz: gọi là âm tần số thấp

- Âm thanh có tần số từ 300 - 1000 Hz: gọi là âm tần số trung bình

- Âm thanh có tần số trên 1000 Hz (≥85dBA): gọi là âm tần số cao

Đây là vấn đề nan giải nhất trên các loại tàu biển hầu như không thể khắc phục được mà những người lao động biển chỉ còn cách phải chung sống. Các nghiên cứu về ô nhiễm tiếng ồn trên các tàu biển cho thấy: ngay cả khi tàu ở trong cảng chỉ có các máy đèn hoạt động thì mức độ ô nhiễm tiếng ồn cũng lên đến ≥ 85dBA, nhiều chỗ đã vượt tiêu chuẩn cho phép (trên 85 dBA) [7], [16], [22], . Trong khi hành trình trên biển tàu phải chạy tất cả các máy chính thì tiếng ồn còn cao hơn nhiều lần và diễn ra liên tục suốt ngày đêm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023