Tiêu Chuẩn Phân Loại, Xếp Hạng Khách Sạn Ở Việt Nam


Khách sạn sòng bạc (Cassino hotels): Dịch vụ lớn nhất đem lại doanh thu cao nhất cho loại hình này đó là chơi bạc (Cassino). Các khách sạn này rất sang trọng với nhiều loại hình nổi tiếng để hấp dẫn khách. Các dịch vụ ăn ngủ và uống tại khách sạn này chủ yếu là để phục vụ cho khách chơi bạc. Nhiều đa dạng nổi tiếng với hệ thống các khách sạn song bạc như Lasvegas (Mỹ), Monte- Carlo (Manaco), Macau (Đặc khu hành chính Trung Quốc)…

Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotels): Loại hình này ở Việt Nam thường được gọi là khu du lịch(resort). Thường tọa lạc xa trung tâm thành phố, ở các vùng biển, vùng núi, vùng có cảnh quan đẹp, có nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí phong phú đa dạng.

Các loại hình khách sạn du lịch đặc biệt: Các loại hình khách sạn đặc biệt có thể kể đến như các khách sạn chuyên chăm sóc sức khỏe, thể hình (Heslth spas), khách sạn chuyên phục vụ các hoạt động thể thao (Sport hotels) như trượt tuyết leo núi, thể thao biển và lặn biển…

Khách sạn thành phố (City center hotels/ downtown hotels): Là loại hình khách sạn được xây dựng tại các trung tâm thành phố lớn, các khu dân cư, đô thị đông đúc nhằm phục vụ các đối tượng khách đi công tác, hội nghị, hội thảo, mua sắm, thăm thân nhân, tham quan văn hóa…

Khách sạn ven đô (Suburbs hotels): Thường được xây dựng ở ngoại vi thành phố hoặc gần một điểm du lịch như đền thờ, chùa, miếu, nằm ngoài đô thị. Đối tượng chủ yếu là khách đi nghỉ cuối tuần, các đoàn khách đi du lịch dã ngoại vùng ven đô hoặc khách đi tham quan , thăm viếng điểm du lịch.

Khách sạn ven đường (Highway/ interstate hotel): Khách sạn ven đường(highway hotel) là thuật ngữ chung bao gồm cả khách sạn ven đường, motel, motor inns, và motor lodge… Loại hình này được xây dựng ở ven dọc các đường quốc lộ nhằm phục vụ các đối tượng khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ, cao tốc sử dụng phương tiện vận chuyển là ôtô và môtô.

Khách sạn sân bay (Airport hotels): Được xây dựng ở gần các sân bay quốc tế lớn. Đối tượng chính của các loại khách sạn này là các nhân viên trong đội bay, những hành khách của các hang hàng không dừng chân quá cảnh (trainsit) tại các sân bay.


1.2.5 Phân loại theo liên kết (Affiliation)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Cách phân loại này còn được nhiều giáo trình gọi là cách phân loại theo”quyền sở hữu”. Theo Bardi(2003:11) thì theo cách phân chia này gồm có các loại hình sau:

Khách sạn độc lập (Independent hotels): Khách sạn độc lập thường do một chủ đầu tư, đó là một cá nhân, một nhóm cá nhân, hay một công ty đứng ra quản lý. Nó không liên quan đến thương hiệu của một tập đoàn nào.

Đánh giá quy trình phục vụ tại nhà hàng Parkview của khách sạn New World Saigon Hotel - 4

Khách sạn liên kết theo chuỗi (Chain affiliations): Đó là khách sạn nằm trong một nhóm khách sạn mà có cùng (đồng nhất) về quy trình hoạt động tiêu chuẩn như thương hiệu, tiếp thị, đặt phòng, kế toán, cách thức quản lý, tiêu chuẩn về quy cách hoạt động, cách bài trí, quy trình nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ buồng, nhà hàng và các dịch vụ khác v.v.. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chuỗi khách sạn nổi tiếng như InterContinental, Marriott, Sheraton, Sofitel, Hyatt, Hilton, Econc Lodge v.v. Khách sạn liên kết theo chuỗi có rất nhiều hình thức cụ thể:

Nhượng quyền kinh doanh (Franchise): một khách sạn có thể kí hợp đồng với một tập đoàn khách sạn( còn gọi là tập đoàn nhượng quyền – Franchise corporations) để được nhượng quyền kinh doanh nhằm sử dụng thương hiệu hoặc sự hỗ trợ về công tác quản lý, quy trình nghiệp vụ, định hướng phát triển, quảng bá v.v. Đổi lại họ phải trả chi phí cho việc nhượng quyền này.

Hợp đồng quản lý (management contract): một khách sạn có thể ký hợp đồng quản lý với một tập đoàn khách sạn hoặc một công ty chuyên quản lý khách sạn. Tùy theo điểu khoản ký kết mà các khách sạn này có thể nhận được sự hỗ trợ về mặt quản lý, đào tạo nhân viên, hoạt động quảng bá, tiếp thị, định hướng chiến lược v.v..Đổi lại họ cũng phải trả chi phí cho việc quản lý này.

Khách sạn công ty sở hữu (company-owned): các khách sạn này được sở hữu và điều hành bởi một chuỗi khách sạn. Các khách sạn này được sở hữu và điều hành bởi một chuỗi khách sạn. Các khách sạn này được cho phép quản lý hoạt động của mình như một khách sạn độc lập. Tất nhiên những khách sạn này được hưởng những đặc quyền của chuỗi như thương hiệu, quy trình và công nghệ quản lý, hệ thống đặt phòng của chuỗi…


Khách sạn được hỗ trợ (Referranl): một khách sạn có thể nhận được sự hỗ trợ (hay giới thiệu) của một chuỗi khách sạn. Các khách sạn này thường được kí hợp đồng với chuỗi khách sạn để nhận được sự hỗ trợ về giới thiệu đặt phòng.

1.2.6 Một số cách phân loại khác

Phân loại theo thuật ngữ cơ bản (Basic Terminology): Với cách phân loại này thường phân biệt các loại hình như: hotels, motels, motor inns, resorts, privately owned housing(Weissiger, 2000: 33 ) hay khách sạn, motel, nhà trọ thanh niên(youth hotels), nhà trọ sở hữu tư nhân(Pension), loai hình bed and breakfast(B & Bs) v.v.. Hiện tại mỹ vẫn có nhiều người thường hiểu theo cách phân loại này (Foster,1999).

Phân loại theo quy mô: Như đã trình bày ở trên, việc phân loại theo quy mô buồng của khách sạn khá phổ biên trước năm 1970. Ngày nay tiêu chuẩn phân loại này chỉ mang tính chất tham khảo. Đối với thế giới, việc phân chia khách sạn theo quy mô buồng(Weissinger, 2000) như sau:

Khách sạn có quy mô lớn (large hotel) có trên 500 buồng.

Khách sạn có quy mô khá (medium – large hotel) có từ 200 đến 500 buồng. Khách sạn quy mô trung bình (medium hotel) có gần 100 đến 200 buồng.

Khách sạn có quy mô nhỏ (small hotel) có khoảng 100 buồng trở xuống.

Ngoài các cách phân loại trên còn có rất nhiều cách phân loại khác nhau như phụ thuộc vào thời gian kinh doanh của khách sạn(khách sạn hoạt động quanh năm hay theo mùa); phụ thuộc vào phương cách phục vụ ăn uống trong khách sạn (khách sạn có phục vụ ăn và không phục vụ ăn); theo mục đích cuộc viếng thăm của khách như: khách sạn công vụ(business hotels), khách sạn nghỉ dưỡng(holiday hotels), khách sạn hội nghị(convention hotels), khách sạn du lịch thuần túy (tourist hotels)...

1.3 Xếp hạng khách sạn

1.3.1 Xếp hạng khách sạn, nhà hàng trên thế giới

Theo Nguyễn Quyết Thắng (2013), ở nhiều nước trước đây người ta đã có những ký hiệu xếp hạng khác nhau. Tại Mỹ, Hiệp hội xe hơi của Mỹ (American Automobile Association – AAA) đã xếp hạng khách từ 1 đến 5 viên “kim cương”. Tại Bulgaria


trước đây người ta xếp 5 hạng khách sạn gồm: đặc biệt, hạng I, II, III và IV. Một số nước khác thì lại dùng ký hiệu theo bảng chữ cái như Tiệp Khắc trước đây có 5 hạng khách sạn, gồm: A+Deluxe, A+, B+, B, C; Hungary có 5 hạng khách sạn A1, A2, B, C1, C2…

Hoặc kết hợp chữ cái và số như Liên xô trước đây có 7 hạng khách sạn: Đặc biệt, A, B, hạng 1, 2, 3 và 4... vào năm 1958, Tạp chí Forbes Travel (tên cũ là Mobil Travel) lần đầu tiên đưa ra hệ thống đánh giá bằng ngôi sao và ký hiệu này đã trở nên phổ biến ngày nay. Ở Pháp, trước đây việc đánh giá, xếp hạng khách sạn người ta sử dụng hệ thống "4 sao" đế xếp hạng (cộng với "L" cho Luxus). Từ năm 2009, hệ thống xếp hạng ở Pháp đã chuyển đổi sang hệ thống "5sao" như các nước khác. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng xếp hạng khách sạn từ 1 sao đến 5 sao, mỗi nước có thể có cách xếp hạng riêng.

Đứng trước xu hướng chung và yêu cầu hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều nước đã sử dụng việc xếp hạng theo ký hiệu "sao" (thường từ 1 đẽn 5 sao). Từ năm 1962 đến nay, Tố chức du lịch quốc tế (UNWTO) và các tổ chức quốc tẽ khác đang gắng thống nhất tiêu chuẩn khách sạn giữa các nước thành viên. Tại châu Âu, dưới sự bào trợ của tố chức Hotels, Restaurants & Cafés In Europe (HOTREC) các hiệp hội khách sạn của Áo, cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ đã tạo ra "Liên minh Hotelstars" để xây dựng hệ thổng đánh giá, xếp loại khách sạn. Hệ thống này có hiệu lực đối với các nước thành viên từ ngày 1/1/2010 ngoại trừ Hungary, Thụy Sĩ và Hà Lan sử dụng ngày khác áp dụng tiêu chuẩn này. Trước hết nói về cơ sở để tiến hành xếp hạng khách sạn, ở phần lớn các nước thường dựa trên 4 nhóm yêu cầu cơ bản sau:

Yêu cầu kiến trúc, số lượng buồng khách sạn.

Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ trong khách sạn.

Yêu cầu về số lượng và trình độ nhân viên phục vụ trong khách sạn.

Yêu cầu về chất lượng và tính đa dạng các dịch vụ phục vụ tại khách sạn.

1.3.2 Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng khách sạn ở Việt Nam

Theo Nguyễn Quyết Thắng (2013) ngành Du lịch Việt Nam tuy ra đời từ 1960 song trong hoàn cảnh quá nặng nề của chiến tranh kéo dài và thời kỳ bao cấp sau đó nên


việc xây dựng và kinh doanh khách sạn ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Hoạt động du lịch chỉ thực sự phát triển từ năm 1990 trở lại đây.

Cùng với chính sách mở cửa của nhà nước, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh chóng. Trước sự tăng nhanh về số lượng khách đến Việt Nam, để đàm bảo việc hội nhập thế giới và duy trì và phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du khách. Từ năm 1990, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã nhận thức rò sự cần thiết và cấp bách phải xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn và định mức khoa học phục vụ cho quản lý thống nhất cơ sở khách sạn trong toàn ngành. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch ở Việt Nam đã được ban hành lần đầu tiên ngày 22/6/1994 theo Quyết định sổ 107/TCDL của Tổng cục du lịch việt Nam và tiêu chuẩn này được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/4/2001 của Tống cục trưởng Tống cục Du lịch. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các khách sạn. (N.Q.Thắng, 2013)

Theo Nguyễn Quyết Thắng (2013) Tiêu chuẩn phân loại xếp hạng khách sạn du lịch Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn tối thiếu của Đề án xếp hạng khách sạn tại vùng châu Á - Thái Bình Dương (PATA) của Tố chức Du lịch Thế giới (UNWTO) kết hợp tham khảo nhiều thế lệ, quy định xếp hạng khách sạn của một sổ nước ở châu Âu, châu Á và ý kiến của nhiều chuyên gia nước ngoài, có sửa đối, bố sung cho phù hợp với thực tiễn việt Nam. Nhìn chung, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt Nam đã đạt những tiêu chí cơ bản với tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt Nam đã đạt tiêu chí cơ bản với tiêu chuẩn quốc tế, phản ánh được chất lượng tương xứng và đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành khách sạn tại Việt Nam.

Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng khách sạn Việt Nam được chia thành 2 phần:

Phân loại khách sạn: Tiêu chuẩn chia khách sạn du lịch thành 3 loại: Khách sạn thành phố; Khách sạn nghỉ mát; Khách sạn quá cảnh.

Xếp hạng khách sạn: Về xếp hạng, khách sạn du lịch được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao. Ngành du lịch Việt Nam áp dụng bình đẳng tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn để đánh giá chất lượng cho tất cả các khách sạn trên lãnh thổ Việt Nam, không có trường hợp ngoại lệ. Trong đó chất lượng khách sạn được xác định qua 5 nhóm yêu cầu:


Yêu cầu về vị trí quy hoạch và kiến trúc.

Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ. Yêu cầu về dịch vụ trong khách sạn.

Yêu cầu về nhân viên phục vụ. Yêu cầu về vệ sinh.

Tùy theo hạng đề nghị và chất lượng thực tế; căn cứ vào tiêu chuẩn xếp hạng đã ban hành, Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch sẽ chấm điểm phù hợp với chất lượng, loại và hiệu quả kỉnh doanh cùa từng khách sạn. Theo đó, Tổng cục Du lịch tố chức thẩm định và quyết định công nhận khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao; sở văn hóa, Thế thao và Du lịch (Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch trước đây) thấm định và công nhận khách sạn 1 sao, 2 sao. Như vậy, ngoài 4 nhóm yêu cầu cơ bản đầu tiên được quốc tế áp dụng, Việt Nam chọn thêm một nhóm yêu cầu thứ 5 là yêu cầu vệ sinh. (N.Q.Thắng, 2013)

1.4 Hoạt động kinh doanh của khách sạn

1.4.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn

“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu của họ tại các điểm du lịch và mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh” (Nguyễn Văn Mạnh – Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội).

Theo Đặng Thanh Vũ (2013) chỉ ra: kinh doanh khách sạn là hoạt động bao gồm hai loại dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung là hoạt động cung cấp các dịch vụ không thuộc dạng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Đó là những dịch vụ làm tăng nhu cầu cuộc sống hàng ngày như vui chơi giải trí; thưởng thức văn hóa; nghệ thuật; vui chơi thể thao. Khi cuộc sống càng ngày càng lên cao thì nhu cầu của con người về dịch vụ ngày càng lớn và luôn được các nhà quản lý khách sạn quan tâm để khai thác. Thực tế cho thấy, khách sạn nào tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu từ hoạt động này là rất lớn, thậm chí còn lớn hơn việc cung cấp dịch vụ ăn uống. Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày


càng cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ bổ sung ngày càng nhiều và càng phong phú các dịch vụ bổ sung trong khách sạn.

1.4.2 Nội dung và bản chất của hoạt động kinh doanh khách sạn

Nôi dung kinh doanh chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú ( dịch vụ chính). Ngoài ra, nhu cầu về ăn uống là nội dung rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh khách sạn.Tuy nhiên trong hai loại này thì dịch vụ lưu trú là cơ bản nhất. Ngoài hai nôi dung trên khách sạn còn kinh doanh nhiều loại dịch vụ khác như tổ chức các hoạt động vui chơi,giải trí bán hàng lưu niệm (dịch vụ bổ sung) … Ở đây khách sạn không chỉ kinh doanh các dịch vụ hàng hoá do khách sạn trực tiếp sản xuất ra mà còn kinh doanh một số dịch vụ và hàng hoá do các ngành khác sản xuất như dịch vụ điện thoại, thuê xe, mua vé máy bay, vé tàu, vé tham quan… Cho khách khách sạn là người đóng vai trò chuyển bán.

Bản chất của hoạt động kinh doanh khách sạn: Bản chất của ngành kinh doanh khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú ăn uống. Hiện nay cùng với sự phát triễn của ngành du lịch trên góc độ khác nhau và việc cạnh tranh trong việc thu hút khách, việc cạnh tranh trong khách sạn không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá. Ngoài hai dịch vụ cơ bản các nhà kinh doanh đã tổ chức các hoạt động khác như tổ chức các hội nghị, hội thảo và các cuộc triễn lãm, phục vụ vui chơi giải trí… Và như chúng ta đã biết, nhu cầu dịch vụ mang tính thời vụ cao, do đó đẻ giảm tính thời vụ trong kinh doanh du lịch khách sạn phải có phương pháp thích hợp trong hoạt động cần phải xây dựng và áp dụng một chương trình toàn diện để hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ. Trong các dịch vụ trên có những dịch vụ do khách sạn sản xuất ra để cung cấp cho khách như dịch vụ khách sạn, ăn uống vui chơi giải trí … có những dịch vụ khách sạn làm đại lý bán cho các cơ sơ khác như: đồ uống, điện thoại, giăc là … Trong các dịch vụ khách sạn cung cấp cho khách có những dịch vụ và hàng hoá khách phải trả tiền, có những dịch vụ hàng hoá khách không phải trả tiền như dịch vụ giữ đồ cho khách, dịch vụ khuôn vác hành lý… Sản phẩm của ngành khách sạn chủ yếu là dịch vụ và một phần là hàng hoá . Trong khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của ngành khách sạn là sự kết hợp của sản phẩm và sự tham gia phục vụ của


nhân viên đây là hai yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh khách sạn .Đối với khách, việc cung ứng dịch vụ phục vụ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của khách sạn.

1.4.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh dịch vụ, sản phẩm tạo ra chủ yếu phải có sự tiếp xúc giữa con người với con người, nên nó có những đặc điểm riêng biệt:

Kinh doanh khách sạn chịu sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Vì khách sạn là nơi cư trú tạm thời, là điểm dừng chân của khách, số lượng khách khi họ tham gia hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí tại nơi có tài nguyên du lịch.

Hoạt động kinh doanh khách sạn có lao động trực tiếp lớn, mà sản phẩm chủ yếu của khách sạn là dịch vụ, do đó nó cần phải có một khối lượng lao động lớn.

Trong khách sạn, thời gian làm việc hết sức căng thẳng về tinh thần, nhân viên làm việc 24/24 giờ trong ngày, công việc lại mang tính chuyên môn hóa cao, do vậy nó cũng phải cần một lượng lao động lớn để thay thế, có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe người lao động.

Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cố định rát cao, hoạt động kinh doanh khách sạn có tính chu kỳ. nó hoạt động tùy theo thời vụ du lịch, vì hoạt động kinh doanh khách sạn chỉ tồn tại và phát triển tùy theo nhu cầu khách đến, họ cần có tài nguyên đẹp, thời tiết, khí hậu ổn định. Chúng ta không thể thay đổi được quy luật thiên nhiên, quy luật sinh lý nên hệ thống này mang tính chu kỳ.

1.4.4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn

Về kinh tế

Là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của ngành.

Thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng của các dịch vụ và hàng hóa của các doanh nghiệp khách sạn tại điểm du lịch. Vì vậy kinh doanh khách sạn còn làm tăng GDP của vùng và của cả một quốc gia - Kinh doanh khách sạn

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí