Phỏng vấn trực tiếp du khách và các nhà quản lý, những người làm việc liên quan đến công tác bảo tồn, bảo vệ ĐDSH nhằm thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào, thông tin thu thập được tổng hợp vào mẫu biểu 01 và 02.
2.4.3.2. Phương pháp điều tra giá trị chi trả DVMTR
* Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến chi trả DVMTR trong vòng 5 năm trở lại đây gồm khoán bảo vệ rừng cho người dân vùng ven (bao nhiêu hộ tham gia nhận khoán, đơn giá giao khoán bảo vệ rừng từng năm, tổng kinh phí mỗi hộ nhận được bình quân 1 năm …); kinh phí hỗ trợ chủ rừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng (quản lý phí hàng năm, kinh phí tự tổ chức bảo vệ rừng…).
* Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn trực tiếp người dân tham gia nhận khoán và các nhà quản lý, những người làm việc liên quan đến công tác bảo tồn, bảo vệ ĐDSH nhằm thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào, thông tin thu thập được tổng hợp vào mẫu biểu 01 và 03.
2.4.3.3. Giá trị hấp thụ các bon
Sử dụng phương pháp kế thừa và thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp bằng việc kế thừa kết quả kiểm kê rừng của VQG Cát Tiên năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và năm 2016 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Phước (Bản đồ và số liệu liên quan). Kết quả thu thập số liệu được ghi vào biểu sau:
BIỂU ĐIỀU TRA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG Ở VQG CÁT TIÊN
Trạng thái rừng | Diện tích (ha) | Trữ lượng bình quân | Tổng trữ lượng | |||
M/ha (m3/ha) | Lồ ô/ha (cây/ha) | M gỗ (m3) | Lồ ô (cây) | |||
1 | Rừng giàu (TXG) | |||||
2 | Rừng trung bình (TXB) | |||||
3 | Rừng phục hồi hỗn giao (TXN,TXP,HG1,HG2) | |||||
4 | Rừng nghèo | |||||
5 | Rừng Lồ ô (LOO) | |||||
6 | Rừng trồng (RTG) | |||||
… | … |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 1
- Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 2
- Khảo Sát Hiện Trạng Rừng, Chức Năng Nhiệm Vụ Của Vqg Cát Tiên
- Dân Số, Dân Tộc Của Các Xã Vùng Đệm Vqg Cát Tiên
- Khảo Sát Hiện Trạng Rừng, Chức Năng Nhiệm Vụ Của Vqg Cát Tiên
- Thành Phần Thực Vật Của Vqg Cát Tiên Phân Theo Ngành Thực Vật
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
2.4.4. Phương pháp nội nghiệp
2.4.4.1. Phương pháp xử lý thống kê
Sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu.
Tính giá trị hấp thụ các bon sử dụng phương pháp ước lượng sinh khối dựa vào số liệu điều tra, kiểm kê rừng
Bước 1: Sử dụng kết quả xác định trữ lượng lâm phần theo trạng thái
rừng rừng)
Bước 2: Xác định hệ số hấp thụ (lượng hấp thụ lưu trữ CO2 của 1 ha Hệ số thấp thụ (EF) hay tổng lượng khí CO2 hấp thụ của 1 ha rừng
(tấn/ha) được tính theo công thức sau:
EF(CO2 tấn/ha) = (AGB + BGB) * CF * 44/12 (1) AGB = GS * BCEF (i)
BGB = AGB * R (ii)
Trong đó:
EF: là tổng trữ lượng CO2 hấp thụ của 1 ha rừng (tấn/ha)
AGB: Sinh khối trên mặt đất của cây rừng (kg) được xác định theo công thức (i) GS: trữ lượng của 1 ha rừng (m3)
BCEF: hệ số chuyển đổi mở rộng (tấn) (tra từ bảng 4.5 - Hướng dẫn của IPCC năm 2006)
BGB: sinh khối dưới mặt đất của cây rừng (kg) được xác định theo công thức (ii)
CF: tỷ lệ các bon trong cây gỗ = 0,47[0] (tra từ bảng 4.3 - Hướng dẫn của IPCC năm 2006)
R: tỷ lệ sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất = 0,37[0] (tra từ bảng 4.4
- Hướng dẫn của IPCC năm 2006)
Hệ số 44/12 là hệ số chuyển đổi từ khối lượng các bon sang CO2
Bước 3: Tính giá trị lưu giữ các bon
Vc = Mc * Pc (2)
n
Mc = ∑Efi * Si (3)
i=1
Trong đó:
- Vc: giá trị lưu giữ các bon của rừng tính bằng USD hoặc đồng
- Mc: tổng trữ lượng các bon rừng tính bằng tấn CO2e/ha
- i: trạng thái rừng
- EFi: là tổng lượng khí CO2 hấp thụ của 1 ha rừng theo từng trạng thái (tấn/ha)
- Si: diện tích trạng thái rừng
- Pc: giá bán tín chỉ các bon (CER) trên thị trường tính bằng USD hoặc đồng/tấn CO2
2.4.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng trong quá trình viết và hoàn thiện báo cáo, các số liệu đã xử lý sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết.
2.4.4.3. Phương pháp đánh giá tài nguyên dựa vào thị trường
Đánh giá tài nguyên dựa vào thị trường thực, thị trường thay thế và thị trường giả định.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Những năm đất nước còn chiến tranh, khu rừng Cát Tiên là một phần căn cứ địa cách mạng chiến khu D. Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên được lực lượng quân đội (Sư đoàn 600) thuộc Bộ Quốc phòng quản lý để tăng gia sản xuất, làm kinh tế sau chiến tranh. Đây là khu rừng có tính ĐDSH cao nên các chuyên gia lâm nghiệp đã đề xuất được Chính phủ đồng ý chuyển khu rừng này thành khu rừng đặc dụng theo Quyết định 360/TTg, ký ngày 07/07/1978 với tên gọi là Khu rừng Cấm Nam Bãi Cát Tiên. Kiểm lâm Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức lực lượng để bảo vệ khu rừng quý hiếm này, diện tích được giao quản lý là 38.100 ha, nằm trong địa phần hành chính của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai [0].
Ngày 13/01/1992, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 08/CT, về việc thành lập VQG Cát Tiên trên cơ sở diện tích của Khu rừng Cấm Nam Bãi Cát Tiên. VQG Cát Tiên được giao cho tỉnh Đồng Nai quản lý. Trong quyết định Chính phủ đã giao cho Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN – PTNT), UBND tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước tiếp tục nghiên cứu để mở rộng diện tích VQG trên địa bàn của 3 tỉnh trên.
Ngày 16/02/1998, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 38 – 1998/QĐ – TTg, về việc chuyển giao VQG Cát Tiên cho Bộ NN & PTNT quản lý.
Tháng 12/1998, VQG Cát Tiên được Chính phủ cho phép mở rộng trên địa bàn 3 tỉnh (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước), với diện tích 73.878 ha.
Ngày 10/11/2001 Ủy ban MAB/UNESCO đã công nhận VQG Cát Tiên là Khu dự trữ Sinh quyển thứ 411 của Thế giới, như là một mắt xích quan trọng trong hệ thống KDTSQ toàn cầu.
Ngày 19/8/2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 173/2003/QĐ
– TTg, về việc điều chỉnh ranh giới VQG Cát Tiên, diện tích sau điều chỉnh còn 71.350 ha.
3.2. Tổ chức bộ máy
Sau khi tiếp nhận khu vực Tây Cát Tiên và Cát Lộc, VQG Cát Tiên đã tuyển dụng thêm nhân viên Kiểm lâm xây dựng các chốt, trạm Kiểm lâm ở các khu vực xung yếu để bảo vệ rừng kịp thời.
Ngày 09/01/2015, TCLN ra Quyết định số 08/QĐ-TCLN-VP về việc "Giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp năm 2015 đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp" Vườn quốc gia Cát Tiên được giao tổng số 211 biên chế sự nghiệp năm 2015, trong đó:
- Biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 185 biên
chế;
- Biên chế sự nghiệp tự lo lương là 26 biên chế.
Hiện tại về nhân lực, nhân sự cửa Vườn: Tổng số biên chế là: 207
người, trong đó: 172 người (01 công chức,171 viên chức), 13 hợp đồng lao động theo NĐ 68 và 22 hợp đồng do đơn vị tự trả lương)[0]
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 02 người; Thạc sĩ 04 người; Đại học 55
người; Cao đẳng 02, Trung cấp 100 người; sơ cấp 44 người.
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 04 người; Trung cấp 31 người Ngoại ngữ: Trình độ B, C tiếng Anh 62 người
Tin học: Tin học văn phòng 165 người
Tổ chức bộ máy: Ban Giám đốc; Phòng Tổ chức, Hành chính; Phòng Kế Hoạch, Tài chính; Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ; Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; Hạt Kiểm lâm có 137 Kiểm lâm, được phân bố ở 1 chốt, 22 trạm và bộ phận văn phòng.
3.3. Đặc điểm tự nhiên
3.3.1. Vị trí, ranh giới
VQG Cát Tiên nằm trên địa phận các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước),
* Tọa độ địa lý
11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc
107o09’05” – 107o35’20” độ kinh Đông
* Phạm vi ranh giới
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và tỉnh Bình Phước.
+ Phía Nam giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà (tỉnh Đồng Nai).
+ Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng.
+ Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (tỉnh Đồng Nai).
* Tổng diện tích tự nhiên là 72.663,53 ha, trong đó:
+ Khu vực Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 41.020,43 ha
+ Khu vực Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước: 4.382,84 ha
+ Khu vực Bắc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27.260,26 ha
Hình 4.1. Bản đồ hành chính VQG Cát Tiên